Nâng cao trình độ, chun mơn nguồn nhân lực đáp ứng hội nhập

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh phú yên (Trang 89 - 92)

L. Hoạt động bất động sản 0,0 0,0 0,0 0,0 M Hoạt động chuyên môn, khoa học và

5. Dịch vụ cá nhân, bảo vệ và

3.2.4.2. Nâng cao trình độ, chun mơn nguồn nhân lực đáp ứng hội nhập

lực đáp ứng hội nhập

Trong những năm tới, để có một lực lượng lao động có trình độ chun mơn tay nghề cao, có đủ năng lực để làm việc, đáp ứng yêu cầu hội nhập, đào tạo lao động của Phú Yên cần phải bám sát yêu cầu thị trường lao động, phải đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và hội nhập quốc tế trong tình hình mới, nhất là khi nước ta đã là thành viên chính thức của WTO. Tỉnh cần mở rộng và nâng cao hệ thống giáo dục tồn diện và đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp dạy và học theo chuẩn mới tất cả các bậc học.

Từ một số mục tiêu chung về phát triển xã hội hóa dạy nghề và những định hướng về đào tạo của tỉnh, có thể đưa ra các giải pháp cụ thể nâng cao trình độ chun mơn nghề nghiệp cho nguồn nhân lực của Phú n thích ứng với q trình hội nhập kinh tế quốc tế, như sau:

- Kiện toàn, củng cố và phát triển tổ chức bộ máy, mở rộng mạng lưới đào tạo nhất là đào tạo lao động kỹ thuật từ cấp thành phố đến quận, huyện; lựa chọn một số trung tâm đào tạo có chất lượng, có uy tín trên đia bàn Phú Yên để đảm nhận vai trò trọng điểm chủ lực trong hoạt động đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật.

- Thực hiện cơ chế phân cấp, phân quyền, phát huy tính tự chủ của địa phương, của các cơ sở đào tạo, đảm bảo bình đẳng, khơng phân biệt hình thức sở hữu, thừa nhận cạnh tranh. Đào tạo lao động kỹ thuật là dịch vụ trong thị trường cạnh tranh, chỉ có trong mơi trường cạnh tranh có sự quản lý của nhà nước thì chất lượng đào tạo lao động kỹ thuật mới đảm bảo. Do vậy, cần từng bước trao quyền tự chủ cho cơ sở đào tạo, đó là hướng đi đúng trong cơng tác quản lý đào tạo nguồn nhân lực trong tình hình mới. Các cơ sở đào tạo phải tự quyết định sự tồn tại hay khơng tồn tại của mình trong cơ chế thị trường.

- Quan tâm xây dựng và phát triển hệ thống trung tâm dạy nghề của Phú Yên đáp ứng nhu cầu học nghề cho mọi đối tượng chuẩn bị hay đã tham gia vào lao động. Theo đó, cần phải thành lập thêm những cơ sở dạy nghề cho những đối tượng khó khăn, trẻ em lang thang cơ nhỡ; quan tâm xây dựng và tổ chức hoạt động dạy nghề cho vùng ven đô, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

- Mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên cho các cơ sở dạy nghề, trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng. Hợp đồng với các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong và ngoài nước đầu tư đào tạo với các quy định cụ thể về quyền lợi, trách nhiệm để thu hút đầu tư và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư. Tiếp tục đổi mới, hồn thiện nội dung, quy trình đào tạo; sử dụng cơng nghệ,

phương pháp tiên tiến nâng cao chất lượng đào tạo. Phát triển nội dung mới cập nhật với tiên bộ khoa học hiện đại, tiến tới hồ nhập chương trình đào tạo của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Đầu tư và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp cho đào tạo chuyên mơn kỹ thuật ở các trình độ. Đa dạng hóa các nguồn đầu tư cho đào tạo. Khuyến khích học viên, sinh viên khá giỏi bằng chế độ học bổng hợp lý. Tạo điều kiện về mặt tài chính cho những đối tượng khó khăn trong học tập được vay vốn với chính sách ưu đãi. Phân loại đối tượng đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp theo trình độ văn hóa, đối với học viên có trình độ văn hóa thấp, khơng đủ khả năng tiếp thu kiến thức nghề nghiệp, cần phải có thời gian bồi dưỡng kiến thức phổ thơng trước khi thực hiện đào tạo nghề.

Có chính sách ưu tiên bồi dưỡng kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI chỉ rõ: “Coi trọng và nâng cao hiệu

quả của công tác ngoại giao nhân dân. Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược, tham mưu về vấn đề đối ngoại; chăm lo đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại; thường xuyên bồi dưỡng kiến thức đối ngoại cho cán bộ chủ chốt các cấp” [30, tr.238]. Quán triệt quan điểm của Đảng, hàng

năm Phú Yên cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trong nước và nước ngoài cho những cán bộ chủ chốt, lãnh đạo cấp tỉnh, cấp huyện, đối tượng là lãnh đạo, quản lý ở các ngành mũi nhọn quan trọng, các doanh nghiệp, các đơn vị kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Đào tạo, bồi dưỡng những cán bộ có năng lực để hình thành đội ngũ cán bộ có đủ trình độ, năng lực và kỹ năng tham mưu, đề xuất các chủ trương, chính sách lớn về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thực hiện hỗ trợ ngân sách cho các cơ quan, ban ngành để đào tạo, bồi dưỡng trình độ chun mơn kỹ thuật, trình độ lý luận chính trị, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ, tin học cho cán bộ, cơng chức làm công tác lãnh đạo, công tác quản lý và cán bộ công chức nằm trong diện quy hoạch mà yêu cầu cần phải nói và viết thơng thạo, để tiếp cận trình độ khoa học cơng nghệ hiện đại, tiên tiến và đối ngoại.

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh phú yên (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w