Những hạn chế trong xây dựng nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Phú Yên

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh phú yên (Trang 58 - 60)

L. Hoạt động bất động sản 0,0 0,0 0,0 0,0 M Hoạt động chuyên môn, khoa học và

5. Dịch vụ cá nhân, bảo vệ và

2.3.2.1. Những hạn chế trong xây dựng nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Phú Yên

nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Phú n

- Cơng tác điều tra, khảo sát nguồn nhân lực của tỉnh Phú Yên chưa được chú trọng đúng mức, nên việc xây dựng và sử dụng nguồn nhân lực

chưa thực sự phù hợp, hiệu quả. Nguồn nhân lực từ nông thôn, nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số và phụ nữ chưa được quan tâm khảo sát, điều tra kỹ, nên cịn để tình trạng lãng phí nguồn nhân lực, hay chưa phát huy tốt vai trò của nguồn nhân lực này. Nhiều người đến tuổi lao động, thậm chí có nghề nghiệp nhưng chưa thực sự tham gia vào guồng máy sản xuất, kinh doanh của địa phương.

- Cơ cấu nguồn nhân lực được đào tạo còn nhiều bất hợp lý. Việc đào tạo nguồn nhân lực cịn có biểu hiện thiếu sự kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với thị trường, giữa đào tạo với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, chưa chú trọng hướng đào tạo mang tính dài hạn. Cho nên, cơ cấu nguồn nhân lực còn bất cập, chưa hợp lý, vì thế chưa tạo ra được chất lượng cao và nguồn nhân lực mạnh cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Tình hình phân bổ và sử dụng nguồn nhân lực của tỉnh trong thời gian qua cịn có biểu hiện chưa hợp lý giữa các cấp quản lý hành chính nhà nước, giữa khu vực thành thị và nông thôn, đặc biệt là cấp quản lý cơ sở ở xã, phường, thị trấn, vẫn còn một số cán bộ, cơng chức chưa đạt trình độ chuẩn theo quy định quốc gia. Trong khi đó, số học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường có trình độ chun mơn, trình độ quản lý lại khơng được tiếp nhận vào làm việc. Hiện tượng lao động trong các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước bố trí việc làm khơng đúng chuyên môn, nghiệp vụ đào tạo vẫn cịn xảy ra, nên khơng phát huy được năng lực, sở trường của người lao động, ảnh hưởng khơng ít đến hiệu quả cơng tác, sản xuất, kinh doanh.

- Chưa có chính sách cụ thể và môi trường làm việc tốt để thu hút và trọng dụng nhân tài cho tỉnh. Việc thu hút tài năng, nguồn nhân lực chất lượng cao chưa được quan tâm thỏa đáng. Do đó, trong thời gian gần đây, đa số sinh viên trong một số ngành như xây dựng, kinh tế, khoa học, y tế, quản lý kinh tế của Phú Yên... tốt nghiệp loại khá, giỏi khi ra trường, nhưng không trở về làm

việc tại tỉnh nhà. Đây là hiện tượng thất thoát, chảy máu chất xám mà Phú Yên chưa có mơi trường và giải pháp tháo gỡ hiệu quả.

- Công tác quản lý nguồn nhân lực của tỉnh cịn bị bng lỏng, có lĩnh vực thừa lao động, lĩnh vực vẫn thiếu lao động. Lao động nông nghiệp, lâm nghiệp thừa, nhưng sử dụng hiệu quả chưa cao, ngày công và năng suất lao động còn thấp. Lao động một số ngành dịch vụ cịn hạn chế về trình độ chun mơn, kỹ năng lao động thấp, chưa được quản lý tốt, thậm chí có địa phương cịn bng lỏng quản lý.

- Việc đánh giá về nguồn nhân lực chưa được thực hiện tốt, thiếu căn cứ cụ thể và tính khoa học cao, cho nên việc đánh giá cịn cảm tính dẫn đến những hệ lụy không tốt trong sử dụng, sắp xếp, đãi ngộ đối với nguồn nhân lực, nhất là những người lao động trong khu vực nhà nước, những cán bộ viên chức địa phương. Vì thế, tình trạng làm việc cầm chừng, thiếu ý chí vươn lên, thụ động vẫn cịn diễn ra khá phổ biến, nhất là trong khu vực kinh tế nhà nước, cán bộ viên chức nhà nước.

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh phú yên (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w