Xây dựng kế hoạch, quy hoạch đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh phú yên (Trang 73 - 75)

L. Hoạt động bất động sản 0,0 0,0 0,0 0,0 M Hoạt động chuyên môn, khoa học và

5. Dịch vụ cá nhân, bảo vệ và

3.2.1. Xây dựng kế hoạch, quy hoạch đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực

dụng nguồn nhân lực

Đây là giải pháp cơ bản có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng nguồn nhân lực cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thực hiện giải pháp này, cần làm tốt một số nội dung và biện pháp sau:

3.2.1.1.Nâng cao trình độ dân trí, phát triển giáo dục

Nâng cao trình độ dân trí là nền tảng vững chắc cho đào tạo nguồn nhân lực, muốn vậy phải phát triển hệ thống giáo dục toàn diện, thống nhất từ giáo dục mầm non đến giáo dục chuyên nghiệp.

Về giáo dục mầm non: Phú Yên cần phấn đấu tất cả các xã đều có hệ

thống giáo dục mầm non, tạo nền kiến thức cho các cháu bước vào tiểu học và để nâng cao tỷ lệ trẻ em mẫu giáo trong độ tuổi (3 - 5 tuổi) và tỷ lệ trẻ em mẫu giáo lớn (5 tuổi) được tới lớp. Đảm bảo cho trẻ em được phát triển toàn diện, lành mạnh cả về sức khoẻ, trí tuệ, thể chất và tình cảm. Tỉnh cần thực hiện chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với giáo viên mầm non ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Về giáo dục phở thơng: cần duy trì phổ cập tiểu học và chống tái mù

chữ trên địa bàn, đặc biệt ở địa bàn khó khăn. Đổi mới nội dung, chương trình, cải tiến phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy và học ở tất cả

các bậc học của tỉnh. Ưu tiên phổ cập giáo dục, tập trung phát triển giáo dục ở những vùng khó khăn, gắn chương trình phát triển giáo dục với các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng, củng cố và hoàn thiện mạng lưới trường phổ thông, xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển các trường, lớp bán trú ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.

Đối với giáo dục chun nghiệp: cần tích cực triển khai thực hiện có

hiệu quả đề án quy hoạch mạng lưới dạy nghề của tỉnh đã được phê duyệt. Thực hiện hỗ trợ kinh phí cho học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số tại chỗ. Thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho lực lượng lao động nông thôn, tập trung đào tạo các nghề phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông, lâm nghiệp, ngư nghiệp để làm chủ khoa học kỹ thuật, ứng dụng vào thực tiễn tạo ra năng suất lao động cao. Hướng nghiệp, định hướng ưu tiên đào tạo những ngành nghề mà xã hội, tỉnh đang có nhu cầu sử dụng cao. Thực hiện chính sách cử tuyển trong cơng tác đào tạo đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số, chú trọng ưu tiên đối với các vùng dân tộc thiểu số chưa có người được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học theo nhu cầu chuyên ngành của từng địa phương, huyện.

Về cơ sở vật chất - kỹ thuật và đội ngũ giáo dục: cần có kế hoạch đầu

tư tăng cường cơ sở vật chất và kỹ thuật cho các cơ sở giáo dục và đào tạo, gắn chặt giữa học với hành, phát triển giáo dục đào tạo với tăng trưởng kinh tế - xã hội. Xây dựng, củng cố đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch hóa cơng tác đào tạo, ln chuyển, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Triển khai thực hiện cơ chế quản lý, chính sách, chế độ đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

Kiên quyết xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục đào tạo, đây là yếu tố rất quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.

Tăng cường quản lý nhằm chấn chỉnh, từng bước chấm dứt việc dạy thêm, học thêm mang tính chất vụ lợi, áp đặt trong và ngoài nhà trường, chú trọng cơng tác giáo dục tồn diện cho học sinh, sinh viên. Xây dựng quy trình tiêu chuẩn đánh giá và triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch kiểm định chất lượng ở tất cả các cơ sở giáo dục đào tạo, đối với tất cả các bậc học.

Đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực, thông qua các chính sách ưu đãi về đất đai, về thuế…cho những tổ chức, cá nhân mở các trường dân lập, tư thục, nhất là các trường chuyên nghiệp ở các vùng kinh tế phát triển nhanh của tỉnh. Có chính sách khuyến khích các đơn vị thuộc tất cả các thành phần kinh tế chủ động liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ người lao động.

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh phú yên (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w