L. Hoạt động bất động sản 0,0 0,0 0,0 0,0 M Hoạt động chuyên môn, khoa học và
5. Dịch vụ cá nhân, bảo vệ và
3.1.2. Phương hướng cơ bản xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Phú Yên
cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Phú Yên
Trên cơ sở phương hướng, quan điểm về phát triển nguồn nhân lực cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của Phú Yên từ nay đến 2015 và hướng tới năm 2020, việc xây dựng xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh cần tn theo những phương hướng sau:
- Gắn giải phát triển nguồn nhân lực với giải quyết vấn đề dân số.
Đối với Phú Yên vấn đề tăng dân số có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu, chất lượng nguồn nhân lực: Tăng dân số tự nhiên, nhập cư, đào tạo và giải quyết việc làm có ý nghĩa quyết định đến sự thành cơng của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, để từng bước phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cần phải đẩy mạnh công tác kế hoạch hố gia đình, xây dựng gia đình chỉ có 1 - 2 con, phấn đấu giảm tỷ lệ sinh hàng năm xuống còn 1,1%. Từng bước nâng cao chất lượng dân số và thực hiện phân bổ dân cư, ổn định dân cư di cư tự do, sớm xây dựng quy hoạch, kế hoạch và lộ trình chủ động tiếp nhận lao động, dân nhập cư phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và nhu cầu sử dụng lao động theo cơ cấu lao động của tỉnh. Đẩy nhanh các dự án ổn định dân di cư tự do. Lồng ghép các chương trình về dân số với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác để từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
- Tiếp tục kiện toàn, phát triển các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp.
Trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế hợp tác được tiếp tục giúp đỡ để phát triển, khuyến khích kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi phát triển, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành, đến năm 2015 tỷ trọng lao động nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng và lao động của các ngành dịch vụ hợp lý. Đầu tư phát triển ưu tiên giải quyết việc làm tại chỗ, đáp ứng yêu cầu bức xúc của nhân dân, ổn định và lành mạnh xã hội. Đặc biệt, là đào tạo lao động kỹ thuật, cán bộ lãnh đạo, quản lý tương xứng với yêu cầu phát triển nhanh nền kinh tế; đào tạo, bố trí việc làm cho số lao động nơng nghiệp dơi ra, do chuyển mục đích sử dụng đất phục vụ phát triển công nghiệp và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Năm 2015 nâng tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn lên 87 - 88%; tạo môi trường thuận lợi để hầu hết lao động trong độ tuổi đều có cơ hội tạo lập cơng ăn việc làm.
- Đẩy mạnh giáo dục, đào tạo, hình thành hệ thống giáo dục - đào tạo toàn diện, thống nhất từ mầm non đến trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề, chú trọng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
Từng bước thực hiện kiên cố hố các trường học trong tồn tỉnh. Tăng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo học sinh dân tộc thiểu số ở các trường phổ thông dân tộc nội trú; đầu tư trang bị cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho các trường dân tộc nội trú đáp ứng yêu cầu trường chuẩn quốc gia. Xây dựng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn; phát triển đội ngũ giáo viên giỏi, khuyến khích học lên bậc cao hơn bằng hình thức hỗ trợ kinh phí tuỳ theo bậc học. Thực hiện phổ cập mẫu giáo 5 tuổi; giữ vững phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Phấn đấu đến năm
2015, 70% số thanh niên trong độ tuổi có trình độ trung học phổ thơng. Từng bước đầu tư tồn diện để Trường Đại học Phú Yên đủ điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo đa ngành, đa cấp, và là trung tâm nghiên cứu khoa học - kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời liên kết với một số trường đại học để đào tạo sau đại học một số chuyên ngành. Nâng cấp Trường Trung cấp Y tế thành Trường Cao đẳng Y tế. Phối hợp và tạo điều kiện mở rộng Phân viện Học viện Ngân hàng. Thúc đẩy các Trường Cao đẳng Xây dựng số 3, Cao đẳng cơng nghiệp Tuy Hịa sớm lên đại học. Mở rộng mạng lưới cơ sở và quy mô đào tạo nghề, thu hút các thành phần kinh tế tham gia; triển khai dạy nghề cho lao động nông thơn; đổi mới chương trình dạy nghề đảm bảo phù hợp với yêu cầu thị trường lao động; nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp, chú ý các trường ở khu vực miền núi. Phấn đấu tồn tỉnh đến năm 2015, có 55% số lao động qua đào tạo, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 41%. Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục 100% đạt chuẩn và trên chuẩn về chuyên mơn, nghiệp vụ; tích cực đổi mới phương pháp dạy -học, phương pháp đánh giá kết quả học tập từ bậc mầm non đến giáo dục nghề nghiệp và đại học. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý giáo dục; đẩy mạnh dạy học ngoại ngữ, tin học. Đẩy mạnh phong trào xã hội hóa, khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và nhà cơng vụ, phát triển trường chuẩn quốc gia, trường học 2 buổi/ngày; hỗ trợ giáo dục cho các vùng và người học diện ưu tiên.
- Nâng cao năng lực quản lý hoạt động khoa học và cơng nghệ đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm, đồng bộ về cơ sở vật chất và nhân lực gắn với hiệu quả sử dụng.
Tăng hàm lượng khoa học và công nghệ trong các sản phẩm sản xuất kinh doanh và dịch vụ, tạo sự chuyển biến về năng suất, chất lượng và hiệu
quả ở một số ngành kinh tế quan trọng. Đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng. Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, tổ chức quản lý khoa học và công nghệ. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho khoa học cơng nghệ, đảm bảo mức đầu tư 2% tổng chi ngân sách tỉnh/năm cho hoạt động khoa học công nghệ, thương mại hóa các kết quả nghiên cứu [20, tr.78]. Đẩy mạnh việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào đời sống, sản xuất; ưu tiên phát triển công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, chú trọng công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng của nông sản, thực phẩm. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu các sản phẩm hàng hoá trong tỉnh. Quan tâm thu hút công nghệ cao vào một số ngành công nghiệp chủ lực, dịch vụ và khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tạo điều kiện để tăng cường phát triển tiềm lực khoa học công nghệ trong công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ; chú ý việc ứng dụng khoa học công nghệ ở cấp huyện và xã. Quản lý sở hữu trí tuệ; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến.
- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh; xây dựng và phát triển đội ngũ lao động có tay nghề cao.
Tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình quốc gia về giải quyết việc làm; tạo việc làm mới cho khoảng 117.500 lao động [20, tr.80]. Thực hiện tốt cơng tác xóa đói giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội; Đẩy mạnh cơng tác xóa đói giảm nghèo, đảm bảo giảm nghèo nhanh và bền vững, bình quân giảm 2%/năm (theo chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015), hồn thành việc xố nhà tạm hộ nghèo giai đoạn 2011 - 2015 [20, tr.80].
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân và công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình.
Quy mơ dân số, hồn cảnh kinh tế có liên quan mật thiết đến việc tổ chức chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân và do đó có ảnh
hưởng rất lớn đến số lượng, chất lượng nguồn nhân lực. Phát triển mạng lưới y tế cả về quy mô và chất lượng đến tận cơ sở, đặc biệt là các xã, thôn nhằm đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế. Chủ động kiểm sốt tình hình dịch bệnh. Củng cố và hồn thiện hệ thống y tế cơ sở cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và cán bộ; tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực y tế và có chính sách thu hút bác sỹ giỏi để đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa y tế. Chú trọng phát triển y dược học cổ truyền kết hợp chặt chẽ với y học hiện đại trong điều trị. Tiếp tục nâng cao y đức thầy thuốc, mở rộng bảo hiểm y tế tự nguyện; phấn đấu để mọi người dân đều được cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng. Xây dựng Bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh trở thành cơ sở khám và điều trị bệnh với chất lượng chun mơn cao; hình thành một số bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh và hoàn thành việc nâng cấp bệnh viện tuyến huyện; khuyến khích xây dựng một số bệnh viện, phịng khám tư nhân chất lượng cao gắn với tăng cường quản lý nhà nước về y tế tư nhân để chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Phấn đấu đến 2015, 100% xã của tỉnh đạt chuẩn quốc gia về y tế. Kiểm soát sự gia tăng dân số với tốc độ tăng dân số bình quân khoảng 1,1%/năm. Duy trì mức giảm sinh 0,3‰/năm. Quy mô dân số đến năm 2015 dự kiến khoảng trên 926 nghìn người [20, tr.82]. Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; chú trọng phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em, nâng cao chất lượng dân số. Quy hoạch và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho các trung tâm cụm xã, các điểm dân cư tập trung; lồng ghép các chương trình về dân số với các chương trình kinh tế - xã hội khác để từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Tiếp nhận lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động tương thích với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Xoá bỏ những tập tục lạc
hậu, chữa bệnh bằng mê tín dị đoan. Tích cực tuyên truyền giáo dục nhân dân về vệ sinh phịng bệnh, vệ sinh mơi trường sống, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh đơ thị, nơng thơn.
Đó là những phương hướng cơ bản cần được cụ thể hóa trong q trình phát triển nguồn nhân lực cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh, tạo cơ sở trực tiếp cho việc đề xuất và thực thi các giải pháp xây dựng nguồn nhân lực cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của Phú n trong thời gian tới.