Tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh và vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh phú yên (Trang 35 - 39)

việc xây dựng nguồn nhân lực

Từ năm 1989, tỉnh Phú Yên được tái lập từ tỉnh Phú Khánh. Với xuất phát điểm thấp về nhiều mặt, đến nay Phú Yên đã từng bước có những chuyển biến tích cực, bộ mặt kinh tế - văn hóa - xã hội đã thật sự đổi mới. Phú Yên là tỉnh có nguồn tài nguyên đất đai và nguồn lao động khá dồi dào, với 290.000 ha đất tiềm năng tốt cho phát triển nơng - lâm nghiệp và chăn ni; có lực lượng lao động dồi dào, thông minh, cần cù và sáng tạo; đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật của tỉnh ngày càng đơng nhờ có chính sách ưu đãi, thu hút nhân tài tham gia xây dựng địa phương. Phú n có 3 khu cơng nghiệp tập trung

gồm: khu cơng nghiệp Hịa Hiệp, An Phú và Đơng Bắc Sơng Cầu. Nhờ chính sách ưu đãi đặc biệt mà nơi đây đang là điểm thu hút đầu tư lớn ở Nam Trung bộ. Có thể nói, Phú Yên hội đủ điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, sớm hội nhập vào xu thế phát triển chung ở trong nước và quốc tế, đặt ra yêu cầu cao và tạo thuận lợi cho sự phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.

Về dân cư, Phú Yên có gần 30 tộc người thiểu số, chủ yếu sống tập trung ở các huyện miền núi phía tây. Nhiều tộc người sinh sống từ lâu đời như Chăm, Êđê, BaNa, Hroi, Hoa, Mnơng, Raglai .... Do vị trí địa lý và điều kiện tạo lập cuộc sống thuận lợi, nên nhiều tộc người đã về đây sinh sống và lập nghiệp. Sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng, nhất là sau khi thành lập huyện Sơng Hinh (1986), có những tộc người từ miền núi phía Bắc di cư vào vùng đất Sông Hinh như Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu, ... Tổng dân số của tỉnh Phú Yên năm 2009 là 862.231 người, khu vực thành thị là 188.025 người, chiếm 21,8%, khu vực nông thôn là 674.206 người, chiếm 78,2% tổng dân số. Dân số nam là 431.558 người, chiếm 50,1% và nữ là 430.673 người, chiếm 49,9% so tổng dân số [15, tr.8]. Tình hình dân số hiện có là yếu tố quan trọng cho sự phát triển nguồn nhân lực của tỉnh trong thời gian tới.

Biểu 2.1: Quy mô dân số chia theo địa giới hành chính tại thời điểm

năm 2009

Đơn vị tính: Người Đơn vị hành chính Tổng số Nam Nữ Thành thị Nơng thơn

Tồn tỉnh 862.231 431.558 430.673 188.025 674.206

Thành phố Tuy Hồ 152.113 75.270 76.843 122.838 29.275

Thị xã Sông Cầu 97.912 49.008 48.904 18.208 79.704

Huyện Đồng Xuân 58.014 29.360 28.654 9.255 48.759

Huyện Tuy An 121.355 60.508 60.847 8.443 112.912

Huyện Sông Hinh 45.352 22.955 22.397 10.524 34.828

Huyện Tây Hoà 115.762 58.018 57.744 - 115.762

Huyện Phú Hoà 103.268 51.561 51.707 9.113 94.155

Huyện Đơng Hồ 114.388 57.332 57.056 - 114.388

Nguồn: Số liệu tồn bộ Tởng điều tra dân số và nhà ở năm 2009

Tốc độ tăng trưởng kinh tế và nhu cầu lao động của tỉnh Phú Yên trong những năm qua không ngừng gia tăng. Với đường lối và chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước Việt Nam, Phú Yên đã nỗ lực phấn đấu khai thác tiềm năng, phát huy các nguồn lực và đã có những bước phát triển khá, đẩy mạnh cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và những dịch chuyển về nguồn nhân lực.

Nhìn chung, bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Yên có những khởi sắc, đời sống của các tầng lớp nhân dân được cải thiện. Kinh tế tỉnh Phú n ln tăng trưởng cao, ổn định và có nhiều mặt phát triển. Tính đến hết năm 2009 là năm thứ 8 liên tiếp giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn tăng trên 10% (riêng năm 2009, tốc độ tăng GDP là 12,3%) [62, tr.26]. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tiến bộ, tỷ trọng GDP công nghiệp và dịch vụ tăng lên, tỷ trọng nông nghiệp giảm. Sản xuất nông - lâm ngư nghiệp phát triển tương đối toàn diện, cơ cấu cây trồng, vật ni có sự chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, thị trường. Giá trị sản xuất nơng - lâm - ngư nghiệp tăng bình quân hàng năm 3,9% trong giai đoạn 1998 - 2009, chất lượng tăng trưởng khá. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất được thực hiện ngày càng nhiều và có hiệu quả thiết thực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi phát triển nguồn nhân lực cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sản xuất cơng nghiệp của tỉnh Phú n đạt mức tăng trưởng cao, giá trị sản xuất cơng nghiệp tăng bình qn 16,5%/năm. Trong đó, cơng nghiệp chế biến giữ được nhịp độ tăng trưởng cao 19,9%/năm và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nội bộ ngành là 89,2%, hình

thành 3 khu cơng nghiệp tập trung và một số cụm, điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các địa phương [19, tr.42].

Các ngành dịch vụ có mức tăng trưởng khá, giá trị các ngành thương mại và dịch vụ tăng bình quân hàng năm là 11,3% trong giai đoạn 1998 - 2009; cơ cấu ngành dịch vụ có bước chuyển biến tích cực theo hướng đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu đa dạng của sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân. Sự phát triển của các ngành kinh tế vừa phản ánh chất lượng nguồn nhân lực, vừa tạo điều kiện kinh tế - xã hội cho sự phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời gian tới.

Tỉnh đã quan tâm chú trọng đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh đáp ứng yêu cầu công cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hàng năm, căn cứ vào khả năng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, ngồi việc hỗ trợ kinh phí đào tạo từ ngân sách Trung ương để đào tạo nguồn nhân lực, tỉnh đã dành một phần ngân sách địa phương hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực trên cơ sở kế hoạch đã được xây dựng. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước với các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh trong thực hiện đào tạo nguồn nhân lực, đạt được mục tiêu cung cấp đội ngũ lao động đủ số lượng, đạt chất lượng cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn Phú Yên. Cụ thể, tồn tỉnh hiện có 412 trường học và cơ sở giáo dục tào tạo. Theo báo cáo năm 2009, lực lượng lao động ở Phú n có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học chiếm 4,6%; trung cấp chiếm 11,2%; lao động qua đào tạo nghề chiếm 36,7%; còn số lao động chưa qua đào tạo nghề chiếm 47,5% [55, tr.14]. Tuy cịn có nhiều hạn chế, nhưng đây là nhân tố quan trọng tạo thuận lợi cho Phú Yên xây dựng, phát triển nguồn nhân lực cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Bên cạnh đó, để phát triển nguồn nhân lực, tỉnh đã quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Trong thời gian qua, công tác an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe được Phú Yên quan tâm, tạo cơ sở cho việc phát

triển, nâng cao sức khỏe, chất lượng nguồn nhân lực cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh phú yên (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w