Kinh nghiệm của Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh phú yên (Trang 28 - 30)

Đà Nẵng là một thành phố lớn của đất nước, cùng nằm ở miền Trung duyên hải như tỉnh Phú Yên. Song Đà Nẵng đang được đánh giá là một thành phố trẻ, năng động và khá hiệu quả trong việc thực hiện chiến lược phát triển thành phố theo hướng hiện đại. Một trong những nhân tố tạo nên sự thành cơng của Đà Nẵng, đó là Đà Nẵng đã xây dựng được một nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển. Từ nghiên cứu thực tiễn phát triển nguồn nhân lực của Đà Nẵng, có thể thấy thành quả trong phát triển nguồn nhân lực bắt nguồn từ những nhân tố sau:

Thứ nhất, nắm chắc số lượng và chất lượng lực lượng lao động; hỗ trợ người lao động và mở rộng thị trường

Kinh nghiệm của Đà Nẵng chỉ ra rằng, Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương cần phải nắm chắc số lượng và chất lượng của lực lượng lao động, nguồn nhân lực, đồng thời cùng với các cơ quan chức năng tăng cường liên hệ và liên kết để hỗ trợ người lao động và mở rộng thị trường. Trên cơ sở nắm chắc tình hình số lượng, chất lượng nguồn nhân lực, có chương trình, kế hoạch và giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ở đây, việc tạo điều kiện người lao động giao lưu kinh tế - văn hóa - chính trị để nâng cao chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực có ý nghĩa quan trọng, cần được đẩy mạnh. Đồng thời, thực hiện tốt chính sách hỗ trợ cho người lao động để họ có thể vươn lên trong cơ chế thị trường, đặc biệt là giúp người lao động thâm nhập và mở rộng thị trường, phát triển sản xuất.

Thứ hai, thực hiện chính sách ưu đãi phù hợp trong phát triển nguồn nhân lực

Chính sách ưu đãi phải phù hợp với từng loại đối tượng lao động của từng địa phương, nhằm tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực. Chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực các tỉnh, chính sách phân bổ sử dụng nguồn nhân lực trong hệ thống cơ quan nhà nước, đã thực sự là đầu tàu thúc đẩy sự tăng trưởng của thành phố Đà Nẵng thời gian qua. Việc nâng cao chất lượng người lao động thông qua cho vay vốn ưu đãi học nghề, đào tạo chuyên môn cho người lao động, cần tạo điều kiện cho người lao động vươn lên đáp ứng nhu cầu công việc. Mặt khác, phải đẩy mạnh hơn nữa cơng tác xã hội hóa dạy nghề, cơ sở dạy nghề phải chủ động đến với người lao động. Có chính sách quy hoạch cụ thể đảm bảo cân đối giữa vùng nông thôn và thành thị về phát triển kinh tế, tạo việc làm, giải quyết lao động địa phương. Những chính sách về việc làm; thu hút nhân tài, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao; tạo điều kiện cho người lao động, cho đội ngũ trí thức tìm tịi sáng tạo, nâng cao trình độ và cống hiến tài năng, cơng sức lao động gắn với chiến lược, các

chương trình, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, thường xuyên được bổ sung, hồn thiện và thực hiện có hiệu quả.

Thứ ba, phát triển thị trường hàng hóa sức lao động, phát triển nguồn nhân lực

Phát triển thị trường hàng hóa sức lao động, phát triển nguồn nhân lực là tiền đề quan trọng để xây dựng nguồn nhân lực thích nghi với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của người lao động về chất lượng lao động đáp ứng yêu cầu sử dụng thơng qua hoạt động của thị trường hàng hóa lao động. Đồng thời, việc phát triển thị trường sức lao động cũng nhằm đảm bảo một cách tốt nhất nhu cầu về lao động và thực hiện việc giải quyết việc làm một cách chủ động. Tuy nhiên, để phát triển thị trường sức lao động và phát triển nguồn nhân lực cần củng cố và hoàn thiện hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng trung tâm giới thiệu việc làm. Đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường sức lao động như xây dựng và thiết lập hệ thống thông tin thị trường lao động từ thành phố đến cơ sở; kết nối thông tin thị trường lao động của địa phương với hệ thống thông tin thị trường lao động quốc gia. Đẩy mạnh các hoạt động chợ việc làm, sàn giao dịch việc làm, làm cơ sở phát triển lực lượng lao động và nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh phú yên (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w