Kinh nghiệm của tỉnh Khánh Hòa

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh phú yên (Trang 26 - 28)

Tỉnh Khánh Hòa là một tỉnh nằm sát Phú Yên về phía Nam, có nhiều đặc điểm về địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội gần gũi với Phú Yên. Do đó, việc nghiên cứu kinh nghiệm của tỉnh Khánh Hịa về việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với Phú Yên. Qua nghiên cứu về xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Khánh Hịa, nổi lên một số bài học kinh nghiệm chính sau:

Một là, quy hoạch, sử dụng nguồn nhân lực địa phương để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thực hiện mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

Vấn đề quy hoạch, sử dụng nguồn nhân lực địa phương để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thực hiện mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là vấn đề vơ cùng quan trọng. Theo đó, tỉnh Khánh Hịa đã sớm ổn định quy mơ dân số, phân bố và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực; giảm tỷ lệ sinh tự nhiên,

tiếp nhận dân di cư một cách có kế hoạch, hạn chế dân di cư tự do. Thực hiện tốt việc điều chỉnh cơ cấu đào tạo nguồn lao động cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Xây dựng một tỷ lệ thích hợp giữa lao động có trình độ cao đẳng đại học, trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật của tỉnh đáp ứng yêu cầu.

Việc điều chỉnh cơ cấu nguồn nhân lực theo ngành đã gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh. Điều đó thực hiện bằng cách phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản để nâng cao giá trị hàng hoá và thu hút lao động từ khu vực nông nghiệp; khôi phục và phát triển làng nghề, tiểu thủ công nghiệp; phát triển mạnh mạng lưới dịch vụ nông thôn như cung ứng vật tư kỹ thuật, giống, cây, con, sơ chế, sửa chữa điện nước, công cụ sản xuất, dịch vụ thông tin, tiêu thụ sản phẩm ở các thị xã, trung tâm cụm xã để dịch chuyển dần lao động thuần nông. Sử dụng tốt lực lượng lao động tại chỗ, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch giãn dân và tiếp nhận lao động từ ngoài tỉnh theo các dự án kinh tế.

Hai là, tạo điều kiện giao lưu kinh tế - văn hóa - chính trị để nâng cao chất lượng dân số, nguồn nhân lực

Thực hiện giao lưu kinh tế - văn hóa - chính trị là u cầu rất quan trọng để nâng cao chất lượng dân số, nguồn nhân lực, nhất là trong điều kiện đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay. Qua thực tiễn của Khánh Hòa cho thấy rằng, trong bối cảnh hiện nay muốn phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thì nhất thiết phải thực hiện có hiệu quả giao lưu kinh tế - văn hóa - chính trị trong nội bộ tỉnh, giữa các ngành và với các tỉnh khác, nhất là đẩy mạnh giao lưu với các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn của quốc gia.

Ba là, coi phát triển giáo dục đào tạo là cơ sở nền tảng cho phát triển nguồn nhân lực

Với nhận thức rằng giáo dục đào tạo bao giờ cũng có vai trị quyết định, là cơ sở nền tảng của phát triển nguồn nhân lực của quốc gia cũng như của địa phương. Khánh Hòa đã chú trọng đầu tư từ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông đến giáo dục chuyên nghiệp - dạy nghề. Đồng thời, phải gắn đào tạo với sử dụng; hàng năm các cơ sở dạy nghề phải ký kết hợp đào tạo lao động theo nhu cầu của các doanh nghiệp, đảm bảo sử dụng hiệu quả lao động được đào tạo... Trong đào tạo thanh niên dân tộc, Khánh Hòa đã chủ động trong việc xây dựng đội ngũ thầy, cơ giáo có phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc điểm tâm - sinh - lý học viên. Bên cạnh đó, tỉnh Khánh Hịa cũng đã thận trọng xem xét chính sách hỗ trợ, ưu tiên một cách hợp lý để hạn chế tính tự ti, ỷ lại trong học tập, thi cử... Trong bố trí, sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số, tỉnh đã có cơ chế, chính sách đồng bộ, ưu tiên hỗ trợ nghĩa vụ thuế, bảo hiểm xã hội và có những ràng buộc rõ ràng đối với người sử dụng lao động. Chẳng hạn, nếu khơng sử dụng người lao động này thì phải có nghĩa vụ, trách nhiệm đóng góp vào quỹ hỗ trợ việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số theo quy định của địa phương.

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh phú yên (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w