Một số bài học kinh nghiệm rút ra

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh phú yên (Trang 30 - 33)

Từ kinh nghiệm của Khánh Hòa và Đà Nẵng, bài học kinh nghiệm trong phát triển nguồn nhân lực cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa được rút ra như sau:

Bài học thứ nhất: Dự báo được nhu cầu về lao động phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội là yếu tố quan trọng trong quy hoạch, kế hoạch xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển.

Muốn xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển cơng nghiệp hố, hiện đại hố, thì vấn đề quan trọng trước hết là cần phải dự báo

được nhu cầu về lao động và nguồn nhân lực. Việc dự báo nhu cầu lao động sẽ tạo điều kiện để các cơ quan, ban ngành chức năng chủ động trong việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương. Bên cạnh đó, việc dự báo về nhu cầu lao động còn cho phép địa phương có chính sách khai thác và sử dụng hợp lý hiệu quả nguồn nhần lực của địa phương phục vụ mục tiêu phát triển.

Từ yêu cầu đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và tình hình thực tiễn nguồn nhân lực, các địa phương cần dự báo sự phát triển lao động, nguồn nhân lực, xác định yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực bậc cao trong thời gian tới, đây là vấn đề rất quan trọng. Đối với tỉnh Phú Yên, một tỉnh còn nhiều hạn chế về lao động và nguồn nhân lực, thì vấn đề này càng quan trọng và có ý nghĩa cấp thiết. Nếu không thực hiện tốt chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, thì Phú n khơng thể tận dụng được cơ hội, vượt qua thách thức, đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố, bứt phá đi lên.

Bài học thứ hai: muốn phát triển nguồn nhân lực đáp ứng u cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, phải thực sự coi trọng và đầu tư thích đáng cho cơng tác giáo dục đào tạo

Giáo dục đào tạo bao giờ cũng là vấn đề quan trọng có tính quyết định đến số lượng và đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực. Bài học kinh nghiệm này chỉ ra rằng, muốn phát triển nguồn nhân lực đáp ứng u cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố, thì nhất thiết phải thực sự coi trọng và đầu tư thích đáng cho cơng tác giáo dục đào tạo. Đối với tỉnh Phú Yên, càng cần đặc biệt nhấn mạnh và chú trọng thực hiện tốt công tác giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng u cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố.

Q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố trong điều kiện tồn cầu hố, nước ta có nhiều cơ hội và thách thức, nhưng không phải là “nhất thành bất

biến”, mà chúng đan xen lẫn nhau, tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực của

đời sống xã hội, đến từng tổ chức và con người. Tận dụng được cơ hội, vượt qua và đẩy lùi thách thức, biến thách thức thành cơ hội để phát triển phụ thuộc quyết định vào việc chúng ta phát huy nhân tố chủ quan, nội lực của đất nước, ý chí tự lực tự cường của cả dân tộc, phát triển nguồn nhân lực như thế nào. Thời gian qua, giáo dục đạo tạo ở nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng. Năm 2000, cả nước đã đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học; năm 2004 có 20 tỉnh, thành phố đã đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở; tỷ lệ người lớn biết chữ (từ 15 tuổi trở lên) tăng từ 88% năm 1980 lên 95% năm 2004 [27, tr.80]. Tại Đại hội XI, Đảng ta đánh giá:

Đổi mới giáo dục đạt một số kết quả bước đầu. Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục, đào tạo đạt trên 20% tổng chi ngân sách; việc huy động các nguồn lực xã hội cho giáo dục, đào tạo, phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm. Quy mô giáo dục tiếp tục được phát triển [30, tr.153].

Tuy nhiên, cần quan tâm coi trọng hơn nữa và đầu tư thích đáng cho cơng tác giáo dục đào tạo, thì mới có thể phát triển được nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố trong tình hình mới.

Bài học thứ ba: thực hiện phân bố, sử dụng nguồn nhân lực phải phù hợp, hiệu quả, tạo "cú hích" cho phát triển và động lực kích thích nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho cơng nghiệp hố, hiện đại hố

Giáo dục đào tạo là quan trọng, nhưng việc phân bố, sử dụng nguồn nhân lực cũng rất quan trọng, cần phải thực hiện tốt. Kinh nghiệm này chỉ ra rằng, việc phân bố, sử dụng nguồn nhân lực phải phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương; trên cơ sở đó phát huy hiệu quả cao nhất của nguồn nhân lực trong thực tiễn. Căn cứ vào tình hình, đặc điểm của từng lĩnh vực, ngành kinh tế, nhu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; căn cứ vào số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn

nhân lực để thực hiện phân bố sử dụng hợp lý. Việc phân bố, sử dụng nguồn nhân lực phù hợp và hiệu quả sẽ phát huy cao nhất phẩm chất, năng lực, trí tuệ, trình độ chuyên môn, tay nghề của từng người lao động, tạo "cú hích" cho phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là động lực kích thích nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Phân bố, sử dụng đúng thì con người sẽ tận tâm, tận lực cống hiến tốt cho xã hội; ngược lại, nếu phân bố hoặc sử dụng khơng đúng thì sẽ làm thui chột nhân tài, người lao động làm việc kém chất lượng, năng suất, hiệu quả lao động thấp, thậm chí diễn ra tình trạng chảy máu chất xám.

Do đó, để nguồn nhân lực được khai thác sử dụng hiệu quả không những phải có chính sách trọng dụng, đãi ngộ, khuyến khích người lao động phù hợp, mà còn cần phải thực hiện tốt việc phân bố, sắp xếp, sử dụng người lao động một cách hợp lý.

Chương 2

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh phú yên (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w