Những vấn đề đang đặt ra trong xây dựng nguồn nhân lực cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Phú Yên

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh phú yên (Trang 60 - 65)

L. Hoạt động bất động sản 0,0 0,0 0,0 0,0 M Hoạt động chuyên môn, khoa học và

5. Dịch vụ cá nhân, bảo vệ và

2.3.2.2. Những vấn đề đang đặt ra trong xây dựng nguồn nhân lực cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Phú Yên

cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Phú Yên

Thực trạng nguồn nhân lực trong những năm gần đây đã đặt ra một số vấn đề đòi hỏi Phú Yên cần quan tâm giải quyết tốt để xây dựng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thứ nhất, chất lượng dân số thấp, thiếu việc làm, ảnh hưởng lớn đến chất lượng nguồn nhân lực cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

Chất lượng dân số thấp bao gồm cả trình độ văn hóa, dân trí, sức khỏe, trình độ chun mơn nghề nghiệp của người lao động và việc làm. Tỉnh Phú Yên, dân số phân tán trên địa bàn rộng lớn, cơ sở vật chất phục vụ giáo dục nghèo nàn, đội ngũ giáo viên thiếu và yếu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Đời sống của nhân dân phần lớn dựa vào kinh tế nơng nghiệp, kéo theo sự khó khăn khi huy động và duy trì trẻ em đi học đúng độ tuổi và thời gian đến lớp.

Một số cấp ủy và chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm lãnh đạo và đầu tư cho công tác giáo dục đào tạo. Trong nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực. Từ đó, khơng có ý thức tự học tập nâng cao trình độ cho chính bản thân mình.

Tình trạng gia đình có con thứ ba cịn khá nhiều. Đến năm 2009, tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba trở lên là 18,8%, khu vực thành thị là 14,8%, khu vực nơng thơn là 20% [16, tr.28]. Ngồi ra, tình trạng di dân tự do từ tỉnh ngồi đến và trong nội bộ tỉnh tăng nhanh. Tình trạng di cư đã tác động đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Bởi phần lớn dân số di cư đến trong tình trạng đời sống khó khăn, sống rải rác trong rừng sâu hoặc xa trung tâm, điều kiện sản xuất không thuận lợi, khơng có điều kiện khám chữa bệnh, con em khơng được đến trường, tỷ lệ thất học, mù chữ cao. Với thực trạng vừa nêu, có thể nói nguồn nhân lực của tỉnh Phú Yên là nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, nhưng chất lượng thấp so với u cầu.

Trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, phát triển kinh tế thị trường, vấn đề mất việc làm, thất nghiệp là một vấn đề diễn ra khá phổ biến và khu vực nơng thơn, nơng nghiệp là ví dụ điển hình. Song ngun nhân chủ yếu lại là do có đến hơn 90% lao động trực tiếp sản xuất ở nông thôn chưa được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật và nghiệp vụ, hoặc mới chỉ được đào tạo một cách chắp vá và trong thời gian rất ngắn, chỉ mang tính tập huấn vụ việc. Thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn là một q trình đúng, song trong q trình đó người nơng dân bị “hất ra” khỏi guồng máy sản xuất, “khơng còn lối thốt”, thì lại là vấn đề phải xem xét và điều chỉnh. Tình trạng nơng dân mất đất nếu khơng được giải quyết tốt sẽ dẫn đến những hậu quả xấu trực tiếp đối với nông dân, nông thôn và đối với đời sống kinh tế - xã hội đất nước.

Phú Yên có nhiều trường học và cơ sở giáo dục đào tạo, nhưng chỉ mới có ít trường đạt ch̉n quốc gia, có tới hơn 47% số người trong độ tuổi lao động chưa qua đào tạo. Đội ngũ giáo viên trong các nhà trường còn thiếu và hạn chế về trình độ chun mơn. Tỷ lệ giáo viên trên lớp còn chưa đạt yêu cầu; số lượng giáo viên phụ trách bộ mơn tự nhiên cịn chưa đáp ứng đủ yêu cầu, dẫn tới số tiết dạy của giáo viên/tuần vượt quá quy định đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục. Hệ thống các trường dạy nghề và giáo dục chuyên nghiệp của Phú Yên còn kém phát triển. Cơ sở vật chất, trường lớp, khn viên nhà trường, đặc biệt là các phịng chức năng phục vụ cho việc dạy học, nghiên cứu, thực hành của giáo viên, học sinh còn thiếu thốn. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề thiếu thốn nhiều; quy mô đào tạo, ngành nghề đào tạo còn nhiều hạn chế; đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề còn quá thiếu về số lượng, lại yếu cả về chất lượng chuyên môn, chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý và giảng dạy trong tình hình hiện nay theo tiêu chuẩn chung của Tổng cục dạy nghề thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Giáo viên dạy nghề đa phần là hợp đồng chưa qua đào tạo về trình độ sư phạm, mới chỉ ít giáo viên đạt ch̉n trình độ sư phạm. Nhìn chung, cơ sở vật chất kỹ thuật cho giáo dục đào tạo và dạy nghề cịn nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cho phát triển nguồn nhân lực cho q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương.

Thứ ba, kinh tế kém phát triển, khó khăn cho việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực của tỉnh

Theo Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, thì kinh tế Phú Yên tuy có phát triển khá, nhưng quy mơ kinh tế nhỏ, GDP bình qn đầu người cịn thấp hơn mức bình qn cả nước. Có 4/12 chỉ tiêu chủ yếu khơng đạt so với Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XIVđề ra [20, tr.42]; có chỉ tiêu tuy đạt nhưng chưa đảm bảo vững chắc. Cơ cấu kinh tế giữa các ngành, lĩnh vực chuyển dịch đúng hướng nhưng cịn chậm. Ngành cơng nghiệp quy mơ

sản xuất cịn nhỏ, trình độ cơng nghệ nhìn chung thấp, chưa có bước phát triển mạnh để tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu GDP theo Nghị quyết đề ra. Nông nghiệp phát triển thiếu bền vững, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ; dịch bệnh trên cây trồng, vật ni và vệ sinh an tồn thực phẩm đang là những vấn đề bức xúc; việc quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng còn nhiều yếu kém, bất cập, một số dự án trồng rừng kém hiệu quả; công nghiệp, dịch vụ nông thôn phát triển chậm, chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn; công nghiệp chế biến thủy sản phát triển cịn kém; việc tổ chức ứng dụng cơng nghệ, tiến bộ khoa học vào sản xuất nơng nghiệp cịn nhiều hạn chế, nhất là về giống, cơ giới hoá các khâu sản xuất, công nghệ sau thu hoạch.

Dịch vụ tuy có mức tăng trưởng ổn định nhưng một số lĩnh vực phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, nhất là chưa phát triển các ngành dịch vụ có lợi thế về điều kiện tự nhiên gắn với phát triển kinh tế biển. Các sản phẩm dịch vụ chưa phong phú, chất lượng một số dịch vụ còn thấp so với một số tỉnh lân cận. Thực hiện Chương trình nước sạch nơng thơn ở nhiều nơi chưa tốt [20, tr.43].

Chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế với chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Mặc dù là tỉnh có tốc độ tăng trưởng khá cao trong những năm gần đây, nhưng đến nay Phú Yên vẫn là một tỉnh kém phát triển so với mặt bằng chung của cả nước. Cơ cấu kinh tế của tỉnh đang chuyển dịch theo hướng nông - lâm - ngư - dịch vụ, du lịch, nhưng mức độ chuyển dịch còn chậm chạp, còn nhiều bất cập. Tốc độ tăng trưởng của một số ngành kinh tế quan trọng chưa được vững chắc. Nhiều tiềm năng kinh tế của tỉnh như kinh tế biển, kinh tế rừng, du lịch và dịch vụ chưa được khai thác và phát huy hiệu quả. Điều đó khơng những làm hạn chế sự phát triển của các ngành kinh tế

Phú Yên, mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.

Tóm lại, những vấn đề nêu trên quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn

nhau, cần phải được nhận thức đúng và có chủ trương, biện pháp thực hiện phù hợp. Những khó khăn về kinh tế sẽ cản trở và làm hạn chế việc phát triển giáo dục đào tạo, và giáo dục đào tạo khơng phát triển thì khơng thể có nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Giải quyết vấn đề thứ nhất có tác dụng thúc đẩy các vấn đề khác phát triển; giải quyết vấn đề thứ hai, thứ ba, cũng có những tác động tương tự. Vì thế, việc giải quyết các vấn đề đặt ra được nêu trên là cần thiết, cấp bách, nhưng phải đặt nó trong tổng thể thống nhất của tỉnh với một chiến lược khoa học, tuy từng vấn đề mà thực hiện yêu cầu, biện pháp giải quyết cụ thể. Theo đó, cần quán triệt quan điểm một trong các nhiệm vụ chủ yếu của Đảng từ đây đến 2015 về giáo dục đào tạo, giải quyết việc làm cho người lao động, xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí và sức khỏe cho nhân dân, quản lý chặt chẽ nguồn nhân lực; thực hiện việc: Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức. Tập trung giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe cho nhân dân [30, tr.188-189] trong xây dựng nguồn nhân lực cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Chương 3

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh phú yên (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w