L. Hoạt động bất động sản 0,0 0,0 0,0 0,0 M Hoạt động chuyên môn, khoa học và
5. Dịch vụ cá nhân, bảo vệ và
3.2.5.1. Các tiêu chí về các vị trí lao động
Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng, làm cơ sở cho người lao động phấn đấu và học tập, đồng thời tạo điều kiện cho công tác quản lý, phân bổ, bố trí, sử dụng nguồn nhân lực được hợp lý, mang lại hiệu quả cao cho quá trình sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội. Dự thảo các văn kiện trình Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ XI chỉ rõ: “Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo,
coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành , khả năng lập nghiệp” [30, tr.130]. Tiêu chí chung nhất về con người Việt
Nam nói chung, về nguồn nhân lực đất nước nói riêng trong giai đoạn mới của cách mạng, cần được quán triệt trong cụ thể hóa, tiêu chuẩn hóa trong xác định tiêu chí về các vị trí lao động nguồn nhân lực Phú Yên.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Phú Yên lần thứ XV xác định tiêu chí cơ bản của đội ngũ cán bộ tỉnh - một loại hình nguồn nhân lực, là: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cả về phẩm chất đạo đức, năng lực,
trình độ chun mơn, nghiệp vụ, văn hóa ứng xử, ý thức trách nhiệm và sự tận tuỵ đối với nhân dân và cơng việc; có cơ chế đánh giá cán bộ đúng thực
chất; có cơ chế từ chức, bãi nhiệm những người khơng hồn thành nhiệm vụ, vi phạm pháp luật, suy thối đạo đức, lối sống, nhân dân khơng tín nhiệm; cán bộ cấp trưởng đảm nhiệm không quá hai nhiệm kỳ; bổ nhiệm lại chức vụ lãnh đạo theo hướng cấp trưởng giới thiệu cấp phó để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; đổi mới công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức, tăng quyền hạn cho thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong quản lý, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền; chú trọng việc đổi mới việc thi tuyển công chức; tuyển chọn và thu hút nhân tài”. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo và quản lý ở các cấp. Làm tốt công
tác quy hoạch và tạo nguồn cán bộ, chú ý cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số, chuyên gia giỏi trên một số lĩnh vực… bảo đảm tính kế thừa và phát triển. Củng cố, nâng cao chất lượng các cơ quan và đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tiêu chí chất lượng nguồn nhân lực là chất lượng tổng hợp từ nhiều nhân tố: chất lượng chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống; trình độ đào tạo, chun mơn nghề nghiệp; năng lực hoạt động thực tiễn; tác phong công tác… phù hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn. Đó là chất lượng tồn diện cả về phẩm chất và năng lực, đức và tài, “vừa hồng vừa chuyên”. Chất
lượng đó biểu hiện cụ thể ở từng người lao động, từng vị trí lao động khác nhau có sự khác nhau, do chức năng, nhiệm vụ có sự khác nhau. Tiêu chí đó phản ánh tồn diện và cơ bản yêu cầu nhiệm vụ từng giai đoạn, với những nội dung cụ thể, chi tiết tương ứng với từng vị trí, từng loại nhân lực.
Cần phải cụ thể hóa, tiêu ch̉n hóa các tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; về trình độ kiến thức, năng lực chuyên môn nghề nghiệp, ngoại ngữ, tin học, khả năng hoạt động thực tiễn, thích ứng với thị trường và hội nhập quốc tế; về phương pháp và tác phong, khoa học, phù hợp, hiệu quả. Cụ thể hóa, tiêu chuẩn hóa tiêu chí đối với tất cả các loại vị trí lao động, cơng tác và các lĩnh vực, ngành nghề cụ thể trên từng địa phương, từng doanh nghiệp, từng cơ sở sản xuất kinh doanh và trên phạm vi toàn tỉnh, theo hướng đáp ứng với yêu cầu cương vị, chức trách được giao; có khả năng hồn thành tốt nhiệm vụ, có khả năng phát triển phù hợp với yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Tiêu ch̉n hóa các tiêu chí về các vị trí lao động cần thực hiện cơng khai, minh bạch, rõ ràng và tồn diện trên tất cả các nội dung tiêu chí về chất lượng nhân lực và yêu cầu của vị trí lao động. Tiêu ch̉n hóa các tiêu chí về các vị trí lao động càng chi tiết cụ thể, càng mang tính hợp lý cao, thì càng có
cơ sở phân bổ, tuyển chọn và sử dụng nguồn nhân lực tốt, có hiệu quả cao. Đồng thời, điều đó cịn góp phần rất quan trọng khắc phục, hạn chế những tiêu cực nẩy sinh trong phân bổ, sử dụng nguồn nhân lực, đặc biệt là tình trạng chạy việc, chạy chức, chạy quyền, không cần công tác, lao động theo chuyên môn nghề nghiệp đào tạo, sử dụng sai người, sai việc, kéo bè kéo cánh, cục bộ…trong vấn đề này.