Tạo lập nguồn nhân lực cao cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh phú yên (Trang 86 - 89)

L. Hoạt động bất động sản 0,0 0,0 0,0 0,0 M Hoạt động chuyên môn, khoa học và

5. Dịch vụ cá nhân, bảo vệ và

3.2.3.4. Tạo lập nguồn nhân lực cao cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Hiện nay, cơ cấu lao động theo trình độ chun mơn của Phú Yên còn bất hợp lý, chủ yếu là do công tác đào tạo mất cân đối: quy mô đào tạo đại học, cao đẳng gấp hai đến ba lần so với đào tạo trung học chuyên nghiệp, gấp nhiều lần so với đào tạo công nhân kỹ thuật. Điều này không phải lỗi riêng của các trường đào tạo, mà do tâm lý chung của toàn xã hội. Cần phải tạo sự chuyển biến tích cực trong nhân dân, trong các cấp, các ngành về cách nhìn nhận vị thế của các loại lao động, đồng thời có chính sách ưu đãi riêng đối với lao động kỹ thuật cao. Mặt khác, cần phải phân luồng phổ thông cơ sở và phổ thông trung học theo định hướng có cấu lao động của tỉnh cho phù hợp. Học sinh sau khi tốt nghiệp đạt loại giỏi, loại khá, cần được tiếp tục đào tạo cao hơn; số cịn lại chuyển qua đào tạo cơng nhân kỹ thuật, học nghề. Như thế vừa tránh được tình trạng quá tải của các trường đại học và sự thiếu vắng học sinh ở các trường dạy nghề, đào tạo công nhân kỹ thuật, vừa tạo được cơ cấu hợp lý đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế địa phương.

3.2.3.4. Tạo lập nguồn nhân lực cao cho cơngnghiệp hóa, hiện đại hóa nghiệp hóa, hiện đại hóa

Hiện nay, ở Phú Yên số lượng thợ, kỹ sư thì đơng, song số kỹ sư giỏi và thợ lành nghề lại ít, do vậy nhiều ngành tỉnh chỉ có thể chọn hình thức gia công. Kỹ sư của tỉnh mới chỉ quen làm việc theo công nghệ, mẫu mã của nước ngồi, cịn tự mình thiết kế sản phẩm, hoặc sáng tạo ra mẫu mã mới nhín chung là cịn rất ít. Đây là thực tế đã kéo dài nhiều năm nay nhưng chưa có giải pháp khắc phục thực sự hiệu quả. Trong thời gian tới, việc tạo lập nguồn

nhân lực cao cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cần thực hiện đào tạo theo địa chỉ. Đó sẽ trở thành xu hướng chính, doanh nghiệp sẽ đặt hàng cho các trường dạy nghề để có những sản phẩm phù hợp, chứ không bị động như thời gian qua. Thực hiện vấn đề này, tỉnh cần:

Đổi mới cơ bản nhận thức về dạy nghề trong toàn xã hội thực hiện một cách triệt để và sâu sắc đến người học nghề (đối tượng của họ và gia đình của họ), người dạy nghề (cơ sở dạy nghề), người sử dụng lao động (các doanh nghiệp), người quản lý (cơ quan quản lý nhà nước) và các đối tác xã hội khác có liên quan đến đào tạo và sử dụng lao động. Trong đó, cần đẩy mạnh các hoạt động hướng nghiệp, phân luồng học sinh phổ thông, đây là giải pháp hữu hiệu trong công tác dạy nghề. Lập quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề, đào tạo nguồn nhân lực cao phải theo quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh. Quy hoạch phải theo hướng xã hội hóa, đa dạng hóa, tiêu ch̉n hóa, linh hoạt, năng động thích ứng cơ chế thị trường trong bối cảnh hội nhập. Phát triển hoạt động dạy nghề theo hướng đa dạng, linh hoạt nhưng phải đạt chuẩn. Xác định chuẩn về trường, lớp, chương trình, giáo trình, về cán bộ, giáo viên, về trang thiết bị dạy nghề, về định mức chi cho dạy nghề đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Cần đổi mới phương pháp tiếp cận đào tạo nguồn nhân lực cao theo hướng của thị trường: phải gắn phát triển nguồn nhân lực trong mọi quy hoạch, chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các ngành kinh tế cụ thể; phát triển hồn thiện hệ thống thơng tin thị trường lao động, nghề nghiệp trên địa bàn.

Đổi mới các chính sách đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý; chính sách tạo động lực cho người học, thu hút học sinh vào học nghề, nhất là các nghề đột phá, mũi nhọn, có kỹ thuật cơng nghệ cao, nặng nhọc độc hại; chính sách học phí, chính sách khuyến khích doanh nghiệp mở cơ sở dạy nghề gắn với giải quyết việc làm, nhất là quỹ đất dành cho dạy

nghề; có cơ chế để các cơ sở dạy nghề thu hút cán bộ, giáo viên đào tạo nguồn nhân lực cao. Thực hiện các chính sách ưu tiên cho học sinh, sinh viên là con em hộ nghèo, hộ chính sách có cơng, dân tộc thiểu số trong giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, đào tạo chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ. Chú ý quan tâm đến đối ngũ giáo viên bằng chính sách cụ thể, như: xây dựng nhà cơng vụ cho giáo viên công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Thực hiện chính sách miễn giảm học phí cho sinh viên theo học ngành sư phạm tại tỉnh. Thực hiện chính sách cho vay vốn với lãi suất ưu đãi và thời gian vay dài hạn đối với các tổ chức, cá nhân đầu tư cho lĩnh vực giáo dục đào tạo ngồi cơng lập. Có chính sách hấp dẫn thu hút nhanh và lượng lớn vốn đầu tư cho lĩnh vực giáo dục đào tạo từ các tổ chức, cá nhân trong, ngoài tỉnh và các tổ chức quốc tế. Tăng đầu tư cho hoạt động dạy nghề để đảm bảo quy mô và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cao của tỉnh. Tăng đầu tư cho xây dựng cơ bản; tăng kinh phí cho chi thường xuyên để đảm bảo nguyên, nhiên vật liệu, biên soạn chương trình, giáo trình, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cập nhật các kiến thức cần thiết để đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực, lao động kỹ thuật chất lượng cao.

Chú trọng nâng cao năng lực quản lý nhà nước về dạy nghề, đào tạo nguồn nhân lực cao ở các cấp của tỉnh. Đổi mới cơ chế tài chính, giao chỉ tiêu; cải cách thủ tục hành chính; kiểm định các hoạt động dạy nghề; đánh giá, công nhận kỹ năng cho người lao động, tào điều kiện cho người lao động hoạt động lao động sản xuất kinh doanh, phát huy tài năng của mình.

Triển khai chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh. Khẩn trương đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy tại các trường dạy nghề, khuyến khích thành lập các cơ sở giáo dục đào tạo, dạy nghề ngồi cơng lập; chuyển một số cơ sở cơng lập sang loại hình ngồi cơng lập.

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh phú yên (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w