Phân bổ, sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh phú yên (Trang 94 - 99)

L. Hoạt động bất động sản 0,0 0,0 0,0 0,0 M Hoạt động chuyên môn, khoa học và

5. Dịch vụ cá nhân, bảo vệ và

3.2.5.2. Phân bổ, sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả

Sử dụng nguồn nhân lực là khâu có tính quyết định trong quá trình phát huy và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cho đến nay, tỉnh Phú Yên vẫn là một tỉnh thuần nông; cơ cấu nông nghiệp vẫn nặng về trồng trọt, chăn nuôi chưa được chú trọng, chưa phát huy tiềm năng thế mạnh về lâm nghiệp, kinh tế rừng; thuỷ sản, dịch vụ phi nông nghiệp, kinh tế phi nông nghiệp chưa phát triển. Để điều chỉnh và phân bố sử dụng hợp lý nguồn nhân lực nông thôn, làm cho kinh tế nông nghiệp trở thành kinh tế hàng hoá, chuyển dịch theo cơ cấu kinh tế chung của tỉnh, thì cần phải thực hiện việc sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả. Theo đó, cần thực hiện tốt một số vấn đề sau:

- Giải quyết tốt vấn đề việc làm. Việc làm là một nhu cầu bức xúc đang

tạo ra một áp lực lớn đối với tỉnh trong tình hình hiện nay. Tuy có thế mạnh để phát triển kinh tế nơng nghiệp tồn diện nhưng Phú n vẫn là tỉnh nông nghiệp, kém phát triển. Lao động nông nghiệp vẫn chưa sử dụng hết thời gian lao động trong năm. Bên cạnh đó, cịn có một số người tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp hàng năm chưa có việc làm, cộng với dịng lao động có đào tạo từ ngồi tỉnh về xin việc, làm cho vấn đề việc làm càng trở nên bức xúc. Vấn đề đặt ra là phải sử dụng trước hết lực lượng lao động tại chỗ; hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng di dịch tự do từ ngồi tỉnh lẫn nội tỉnh; tiếp nhận có kế hoạch nguồn lao động từ ngoài tỉnh nhằm

giải quyết hợp lý nguồn lao động tăng thêm để khai thác nguồn lực, trước hết ở các vùng trọng điểm về an ninh và kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Sử dụng hiệu qủa nguồn vốn đầu tư, tạo việc làm mới. Sử dụng có

hiệu qủa nguồn vốn đầu tư của Trung ương, đẩy nhanh tốc độ thu hút vốn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân trong tỉnh, ngoài tỉnh và quốc tế để xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm mới. Thực hiện hợp lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tạo việc làm mới, nhằm ổn định việc làm cho những người đang làm việc. Tập trung chỉ đạo có hiệu quả các chương trình kinh tế trọng điểm, phát triển các khu công nghiệp đã quy hoạch, phát triển các ngành, các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, du lịch, các sản phẩm có lợi thế, phát triển các doanh nghiệp với kỹ thuật và công nghệ cao để tạo ra mũi nhọn tăng trưởng; đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển các ngành nghề đầu tư ít vốn, sử dụng và thu hút nhiều lao động, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cần phải tổ chức triển khai tuyên truyền, qua đó từng bước làm thay đổi quan niệm và nhận thức cho nhân dân, người lao động về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chế độ, quyền lợi, nghĩa vụ khi tham gia vào làm việc ở các loại hình kinh tế hiện nay để xóa dần sự so sánh, phân biệt làm việc cho Nhà nước hay cho tư nhân.

- Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực tại chỗ. Một vấn đề cần lưu ý trong

việc phân bố, sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ là phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa phân bố sử dụng lao động sản xuất xã hội với phân bố sử dụng lao động sản xuất kinh tế gia đình. Muốn đưa các tầng lớp nhân dân vào hoạt động sản xuất xã hội thì trước hết phải coi trọng kinh tế hộ gia đình, thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình. Vì sản xuất hàng hố ở Phú Yên còn chưa phát triển, lực lượng sản xuất còn nhỏ, tiềm năng thế mạnh về đất đai, tài nguyên rừng, sơng suối chưa khai thác hết thì kinh tế hộ gia đình đóng vai trị quan trọng trong việc nâng cao thu nhập, ổn định đời sống nhân dân, nhất là đồng

bào dân tộc thiểu số. Từ phát triển kinh tế hộ gia đình, thúc đẩy phát triển sản xuất và góp phần giải quyết việc làm trong xã hội, phát triển nguồn nhân lực.

- Xây dựng chiến lược phát triển nhân lực dài hạn. Các cơ quan, tổ

chức, cá nhân có sử dụng lao động đưa cơng tác xây dựng kế hoạch tuyển dụng, bố trí và sử dụng lao động hàng năm vào kế hoạch chung của đơn vị, xây dựng chiến lược phát triển nhân lực dài hạn. Người sử dụng lao động thực hiện tốt các chế độ, chính sách, quyền lợi cho người lao động theo pháp luật quy định. Các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi... trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm ưu tiên tuyển dụng và bố trí sử dụng với tỷ lệ 15% lao động là người dân tộc thiểu số tại chỗ so với tổng số lao động của cơ quan, đơn vị.

- Rà sốt, bố trí, sử dụng lao động hợp lý. Tiến hành từng bước rà sốt

lại và bố trí sử dụng hợp lý lao động theo ngành nghề chuyên mơn được đào tạo và cơng việc đang làm. Khuyến khích các loại hình doanh nghiệp có điều kiện nâng cao mức lương tối thiểu và phúc lợi xã hội để thu hút lực lượng lao động tại chỗ vào làm việc nhằm làm giảm sức ép về công tác giải quyết việc làm cho địa phương. Tuyển thẳng và bố trí, sử dụng lao động có trình độ đào tạo chính quy chun mơn sau đại học, cử nhân tốt nghiệp loại giỏi có phẩm chất đạo đức tốt thuộc các ngành nghề, các lĩnh vực còn đang thiếu theo nhu cầu sử dụng lao động hàng năm của cơ quan, đơn vị, của huyện, tỉnh.

- Xây dựng tỷ lệ thích hợp giữa các loại lao động. Nguồn nhân lực của

tỉnh Phú n có một tình trạng cịn thiếu cả đội ngũ chuyên gia đầu đàn, thiếu cả lực lượng lao động kỹ thuật lành nghề, và mất cân đối trong cơ cấu trình độ lao động của lực lượng lao động đang làm việc tại các cơ sở kinh tế, các cơ quan hành chính sự nghiệp của tỉnh. Do vậy, cần phải xây dựng một tỷ lệ thích hợp giữa lao động có trình độ đại học, cao đẳng với trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật, tỷ lệ thích hợp giữa khoa học tự nhiên - kỹ

thuật công nghệ với khoa học xã hội nhân văn. Muốn vậy, ngay từ đầu phải làm tốt việc phân luồng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông để hướng nghiệp cho các em nhằm hạn chế thấp nhất sự lãng phí về thời gian, và vốn đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực.

- Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn.

Theo đó, tỉnh cần khơi phục, phát triển kinh tế làng nghề, tiểu thủ công nghiệp; phát triển mạnh mạng lưới, dịch vụ nông thôn như cung ứng vật tư kỹ thuật, giống, cây con; sơ chế, sửa chữa điện nước, công cụ sản xuất, dịch vụ thông tin, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm… ở các thị xã, trung tâm cụm xã để dịch chuyển dần lao động thuần nông. Kiềm giảm tối đa tốc độ số lượng dân di cư tự do, lồng ghép các chương trình định canh định cư, kinh tế mới, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, chú trọng đầu tư ở những vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa. Chủ yếu là tiếp nhận các hộ dân thuộc các làng nghề có trình độ cao trong cả nước đến phát triển làng nghề. Tích cực phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại, tạo xu hướng tích tụ và tập trung ruộng đất, nhằm tạo thêm việc làm, tăng thu nhập ổn định; tổ chức lại sản xuất, tạo điều kiện cho lao động được giải phóng khỏi khu vực nông nghiệp, thúc đẩy phân công lại lao động nông thôn, phát triển kinh tế ngành nghề nông thôn phục vụ trở lại cho quá trình phát triển kinh tế hàng hố ở nơng thơn, nơng nghiệp.

- Điều chỉnh kịp thời và hợp lý mật độ dân cư và lao động. Cần phải tiến hành điều chỉnh kịp thời và hợp lý mật độ dân cư và lao động trong độ tuổi giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh, giữa những nơi có mật độ dân cư quá cao và nơi có mật độ dân cư quá thấp, giữa các thành phần kinh tế, giữa cơ cấu đào tạo và cơ cấu ngành nghề đào tạo. Phân bố dân cư và nguồn nhân lực phải gắn liền với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh trong tình hình mới, đảm bảo an ninh, quốc phịng trên địa bàn.

Tóm lại, các giải pháp trên quan hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau, đều

cần phải được nhận thức và thực hiện đúng trong phát triển nguồn nhân lực cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của Phú n. Thực hiện tốt giải pháp này sẽ góp phần thực hiện tốt giải pháp khác, và ngược lại. Các chủ thể, đặc biệt là các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh và các địa phương, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm của mình mà triển khai cụ thể và tích cực tổ chức thực hiện phù hợp, mang lại hiệu quả cao nhất trong xây dựng, phát triển nguồn nhân lực cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh hiện nay, đẩy mạnh tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Phú Yên phải gắn liền với việc phát triển kinh tế tri thức và quá trình hội nhập kinh tế của các tỉnh, địa phương, cả nước và quốc tế. Nền kinh tế tri thức với những yêu cầu cao về tiềm lực trí tuệ và khoa học cơng nghệ đang đặt ra những thách thức lớn đối với việc phải xây dựng, hình thành được một nguồn nhân lực có những phẩm chất phù hợp với nó.

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu của quá trình phát triển, đến lượt mình, nó sẽ được thụ hưởng những thành quả của sự phát triển. Nguồn nhân lực có chất lượng là tiền đề vững chắc, nhân tố quyết đinh trong tham mưu, đề xuất, hình thành chủ trương, chính sách và phương thức đúng đắn để xây dựng và phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp, nó là cơ hội duy nhất để có thể rút ngắn được tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

Hiện nay, nguồn nhân lực nước ta nói chung, của Phú Yên nói riêng đều có chung một ưu điểm đó là lực lượng lao động trẻ chiếm đa số trong lực lượng lao động, có quy mơ lớn, có tính cần cù, thơng minh, sáng tạo. Nhưng bên cạnh đó, vẫn cịn những hạn chế khơng nhỏ, đó là chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, được thể hiện qua tỷ lệ lao động được đào tạo, kỷ năng lao động, thể lực, tác phong làm việc còn nhiều hạn chế.

Để xây dựng được nguồn nhân lực có những phẩm chất phù hợp cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh, trong điều kiện hiện nay, cần phải thực hiện một cách nhanh chóng các giải pháp đồng bộ có thứ tự ưu tiên để

mau chóng xây dựng và hình thành đội ngũ nguồn nhân lực cho tỉnh nhà, đáp ứng được mục tiêu, tiến độ của tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn của tỉnh từ nay đến 2015 và xa hơn là đến năm 2020.

Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa chỉ trở thành hiện thực khi được thực hiện trên cơ sở nhận thức đúng vị trí của nguồn nhân lực, nhất là trong thời đại ngày nay mà hàm lượng chất xám trong các sản phẩm sẽ đánh giá được mức độ cạnh tranh, đánh giá hình ảnh quốc gia và tạo ra sức ép về sự thành công hay thất bại, sự tồn tại hay chấm dứt của một tổ chức kinh tế và một thương hiệu của một quốc gia.

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh phú yên (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w