nguồn nhân lực cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh
- Số lượng nguồn nhân lực phục vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trong những năm qua, số lượng nguồn nhân lực của Phú Yên không ngừng gia tăng. Tính đến năm 2009, số nguồn nhân lực được giải quyết việc làm của tỉnh Phú Yên là 25.070 lao động [63]. Đây là sức mạnh về tiềm năng nguồn lực lao động dồi dào để phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện sự nghiệp cơng nghiệp hố của địa phương.
+ Cơ cấu nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động
Ở Phú Yên, số lao động trong độ tuổi chiếm tới 52% so với dân số, trong đó chia theo giới tính lao động nam chiếm 49,6 %, lao động nữ người chiếm 50,4 %. Số lao động trong độ tuổi đang học phổ thơng và học nghề chiếm 11,74%. Bình qn hàng năm ở giai đoạn 2006 - 2010, số người bước vào độ tuổi lao động khoảng gần 12.000 người. Như vậy, số người vào độ tuổi lao động hàng năm của tỉnh chiếm khoảng hơn 5,50% chiếm khoảng 2,87% so với dân số hiện nay. Số lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị chiếm gần 20%, khu vực
nông thôn chiếm hơn 80% [15, tr.3]. Tỷ lệ lao động đó phản ánh thực trạng và điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh, cơ bản cịn là một tỉnh thuần nơng.
+ Quy mơ, cơ cấu dân số hình thành nguồn nhân lực
Dân số sống ở khu vực thành thị không ngừng gia tăng. Đến nay, trên tồn địa bàn Phú n có 21,8% dân số sống ở khu vực thành thị so với 18,1% năm 1989 và 18,7% năm 1999. Thời kỳ những năm 1989 - 1999, tỷ lệ tăng dân số bình quân năm ở thành thị là 2,35%/năm, ở nông thôn là 1,95%/năm. Thời kỳ những năm 1999 - 2009, tỷ lệ tăng dân số bình quân năm của tỉnh tăng theo chiều hướng tích cực hơn, cụ thể: ở khu vực thành thị là 2,5%/năm, ở khu vực nông thôn là 0,5%/năm.
Biểu 2.2: Tỷ lệ dân số thành thị, nông thôn trong thời kỳ 1989-1999
và 1999- 2009 Năm
Tỷ lệ dân số
(%) Tỷ lệ tăng dân số bình qn 1989-1999 và 1999-2009 (%) Thành thị Nơng thôn Thành thị Nông thôn
1989 18,1 81,9 - -
1999 18,7 81,3 2,35 1,95
2009 21,8 78,2 2,50 0,5
Nguồn: Số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1989, 1999 và 2009 - Chất lượng nguồn nhân cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
Chất lượng nguồn nhân lực cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh thời gian qua được cải thiện không đáng kể; vấn đề tạo việc làm, cơng tác xóa đói giảm nghèo cịn có mặt hạn chế; tình trạng tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới ở một số vùng khó khăn có chiều hướng gia tăng. Tỷ lệ bình quân hộ nghèo ở 3 huyện miền núi chiếm 24,14%, cao gấp 2,1 lần mức bình quân chung của tỉnh. Chất lượng giáo dục giữa các vùng, miền cịn có sự chênh lệch, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; việc gắn kết công tác đào tạo nghề với sử dụng lao động cịn thấp. Tình trạng vừa thiếu vừa thừa lao động vẫn chưa được khắc phục, nhất là thiếu lao động có trình độ tay nghề cao.
Trình độ văn hóa của nguồn nhân lực Phú Yên hàng năm có tăng, nhưng nhìn chung cịn tương đối thấp so với mặt bằng chung của cả nước. Năm 2009, tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên là 93,5% tăng 3,5 điểm phần trăm so năm 1999, trong đó, nam tăng 2,3 điểm phần trăm và nữ tăng 4,1 điểm phần trăm. Như vậy, qua các thời kỳ, từ năm 1989-2009, tỷ lệ biết chữ của dân số nữ từ 15 tuổi trở lên luôn tăng nhiều hơn nam và dần thu hẹp khoảng cách về tỷ lệ biết chữ giữa nam và nữ, cụ thể năm 1989 chênh nhau 8,8 điểm phần trăm, năm 1999 chênh nhau 6,9 điểm phần trăm, năm 2009 chênh nhau 5,1 điểm phần trăm [15, tr.34-35]. Từ đó có thể nói, sự bất bình đẳng giới trong giáo dục đã gần như được xóa bỏ, điều này tạo thuận lợi cho phát triển nguồn nhân lực Phú Yên thời gian tới.
Biểu 2.3: Tỷ lệ biết chữ từ 15 tuổi trở lên phân tích theo giới tính
và khu vực giai đoạn 1989 - 2009
Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 1989 1999 2009 Tổng số 87,2 90,0 93,5 Nam 91,9 93,8 96,1 Nữ 83,1 86,9 91,0 Thành thị 93,9 94,4 96,8 Nông thôn 85,6 89,0 92,5
Nguồn: Số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999 và 2009
Qua kết quả Tổng điều tra ở biểu 2.3 cho thấy, tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên đã tăng qua các thời kỳ, kể cả nam nữ lẫn thành thị và nông thôn. Mặc dù vậy, song so với mặt bằng chung thì tỷ lệ dân cư khơng biết chữ của Phú Yên còn khá cao. Điều đó gây khó khăn và chưa đáp ứng tốt yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Để phát triển nguồn nhân lực, tỉnh Phú Yên chú ý đến cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa một cách khá phù hợp, sát thực tiễn. Căn cứ vào khả năng và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, tỉnh Phú
Yên thực hiện hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực trên cơ sở kế hoạch đã được xây dựng, phát triển tất cả các loại hình đào tạo: chính quy, khơng chính quy, tại chức, cơng lập, dân lập; phát triển tất cả các ngành nghề đào tạo: nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ, du lịch, xây dựng, văn hóa, pháp luật, khoa học, cơng nghệ, thơng tin, ngân hàng, tài chính, quản lý kinh tế, thủy sản, kinh tế biển...; phát triển tất cả các cấp đào tạo: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học, nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của nền kinh tế phong phú và đa dạng của tỉnh.
Việc phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước với các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh trong đào tạo nguồn nhân lực được Phú Yên chú trọng và thực hiện khá tốt, có hiệu quả
Mạng lưới trường lớp phát triển hợp lý, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Hiện nay, tồn tỉnh có 299 trường phổ thông các cấp và 126 trường mầm non, mẫu giáo [20, tr.21]. Ở 3 huyện miền núi, mỗi huyện đều có trường trung học phổ thơng, trường dân tộc nội trú, trường bán trú dân nuôi được xây dựng khang trang. Chất lượng giáo dục ở các cấp học có tiến bộ. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, đến năm 2010 tồn tỉnh có 99,5% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn.
Thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp giáo dục phát huy tính tích cực, chủ động của người học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý giáo dục; công tác quản lý chất lượng giáo dục được chú trọng. Giáo dục ở vùng khó khăn, vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được đầu tư phát triển. Cơ hội học tập cho trẻ em: người dân tộc thiểu số, gia đình nghèo, gia đình chính sách, trẻ khuyết tật và có hồn cảnh khó khăn được mở rộng. 100% số xã (phường, thị trấn) đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học - xoá mù chữ. Đến cuối năm 2008, tỉnh Phú Yên được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo
dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Cơ sở vật chất, thiết bị trường học được tăng cường, khơng cịn lớp học ca 3. Tồn tỉnh có 74 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó mầm non là 09/126 trường, tiểu học là 51/165 trường, trung học cơ sở là 13/96 trường và trung học phổ thông là 01/31 trường [20, tr.22]. Xã hội hóa giáo dục và đào tạo đạt được một số kết quả tích cực, việc huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất trường học, đầu tư mở trường, đóng góp kinh phí giáo dục ngày được mở rộng với nhiều hình thức khác nhau. Quy mô, chất lượng đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề tiếp tục phát triển. Hiện nay, tồn tỉnh có 09 trung tâm dạy nghề, 8 trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, 01 trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh và 08 cơ sở khác có dạy nghề; thành lập Trường Đại học Phú Yên (năm 2007) theo hướng đa ngành đa cấp, thành lập Trường Cao đẳng nghề, cùng với các cơ sở đào tạo của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh đã tạo điều kiện học tập thuận lợi hơn cho nhân dân.
Nhờ vậy, đã góp phần quan trọng cho tỉnh đạt được mục tiêu có đội ngũ lao động cơ bản đủ số lượng, đạt chất lượng cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hiện nay, nếu xét theo trình độ chun mơn nghiệp vụ nguồn nhân lực của tỉnh, thì con số cụ thể như sau: trình độ đại học, cao đẳng 5,4%; trình độ trung cấp 9,3%; sơ cấp 4,3%; cơng nhân kỹ thuật nhưng khơng có bằng cấp chiếm 4,5%; lao động khơng có nghề, không nghiệp vụ, chuyên môn khá cao 76,5%. Nguồn nhân lực nơng - lâm - ngư nghiệp của tỉnh có trình độ cịn thấp, chỉ có khoảng hơn 7,0% số được đào tạo, số có bằng đại học chiếm 1,13%, cao đẳng 1,51%, trung học là 2,71%, sơ cấp là 1,57%/tổng số lao động [65]. Trên thực tế, cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh thời gian qua cịn có những bất cập, mất cân đối, có lĩnh vực thì nhiều, có lĩnh vực thì ít; việc quan tâm của tỉnh là chưa tồn diện, hoặc người lao động khơng muốn đào tạo theo những ngành nghề, chun mơn mà họ “khơng thích”, khơng muốn theo nghề ít có cơ may làm giàu; nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay thì
tình hình này càng trở nên trầm trọng. Vấn đề này đối với Phú Yên cần phải được nhận thức rõ hơn và điều chỉnh hợp lý hơn trong thời gian tới.
Ngoài ra, ở Phú Yên, nguồn nhân lực ở khu vực thành thị phát triển cao hơn khu vực nông thôn cả về vật chất, nhận thức cũng như môi trường học tập, cơ sở hạ tầng tốt hơn, tạo điều kiện trong việc đi lại, học tập. Do vậy, tỷ lệ biết chữ nguồn nhân lực ở khu vực thành thị cao hơn nguồn nhân lực ở khu vực nông thôn, đây là một thực trạng mang tính địa lý - lịch sử - tự nhiên. Để giảm sự chênh lệch này không quá xa, trong những năm qua ngành giáo dục tỉnh Phú Yên đã thực hiện nhiểu chính sách nhằm phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ và đã đạt được thành công quan trọng nhất định. Đến năm 2009, tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên ở khu vực thành thị là 96,8%, khu vực nông thôn là 92,5%. Tỷ lệ này là sự minh chứng thu hẹp dần khoảng cách giữa nam và nữ, giữa thành thị và nơng thơn trong trình độ học vấn, trình độ văn hóa của nguồn nhân lực Phú Yên.
Trong số những người từ 15 tuổi trở lên đang theo học các trường chuyên nghiệp ở Phú Yên, có 23,3% hiện đang theo học các trường đại học và trên đại học của tỉnh. Nếu gộp cả số người đang theo học cao đẳng với nhóm có trình độ từ đại học trở lên thì đội ngũ này chiếm 64,2%, đội ngũ đang học sơ cấp và trung cấp chiếm 35,8% [16, tr.37].
Biểu 2.4: Tỷ lệ dân số đang đi học, đào tạo nghề 2009
Đơn vị tính: Phần trăm
Chỉ tiêu Tổng số Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học
Toàn tỉnh 100,0 1,7 34,1 40,9 23,3
Nam 100,0 2,0 32,1 42,0 23,9
Nữ 100,0 1,3 36,6 39,5 22,6
Thành thị 100,0 1,1 32,2 46,6 20,1
Nguồn: Số liệu mẫu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009.
Trên toàn tỉnh, số người có trình độ chun mơn kỹ thuật từ sơ cấp đến trên đại
học chiếm tỷ trọng rất thấp (9,4%), trong đó số người có trình độ đại học trở lên chỉ chiếm 2,7%. Tình trạng trên phản ánh tình hình ở Phú n có lực lượng lao động dồi dào, nhưng tay nghề lại rất thấp, chưa được qua đào tạo nhiều. Đây là một khó khăn đặt ra đối với Phú Yên trong việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Biểu 2.5: Tỷ trọng dân số từ 15 tuổi trở lên theo chuyên môn kỹ thuật,
giới, thành thị, nông thơn năm 2009
Đơn vị tính: Phần trăm
Chỉ tiêu Tổng số Chưa đào tạo CMKT Sơ cấp nghề Trung cấp Cao đẳng Đại học trở lên Toàn tỉnh 100,0 90,6 1,6 3,4 1,7 2,7 Nam 100,0 88,9 2,5 3,8 1,5 3,3 Nữ 100,0 92,2 0,7 3,0 1,9 2,2 Thành thị 100,0 79,6 3,5 6,4 3,0 7,5 Nông thôn 100,0 93,8 1,0 2,5 1,4 1,3
Nguồn: Số liệu mẫu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009.
Khoảng cách về số người được đào tạo chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp nghề trở lên của nam là 11,1% cao hơn 3,3 phần trăm so với nữ là 7,8%; khoảng cách này còn cao rất nhiều ở khu vực thành thị là 20,4% và khu vực nông thôn là 6,2%. Nhiều năm qua, việc đào tạo nghề ở Phú Yên đã từng bước được cải tiến, tuy nhiên sự mất cân đối trong cơ cấu đào tạo nghề cịn là vấn đề khó khăn, cần có biện pháp và những chính sách hợp lý, lâu dài khắc phục và giải quyết thật sự có hiệu quả. Đào tạo phải đi trước nhu cầu thực tế và phải có chất lượng, như thế khi lực lượng lao động đã có kiến thức chun mơn kỹ thuật thì việc giải quyết việc làm, phát triển nguồn nhân lực ở Phú Yên sẽ tốt hơn.
Cơ cấu đào tạo hiện nay chưa hợp lý dẫn đến tình trạng thừa thầy, thiếu thợ, nhiều doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh phải tuyển lao động có tay nghề, kỹ thuật từ các tỉnh ngồi vào để sử dụng; do đó, phải xây dựng hệ thống các giải pháp và chính sách phù hợp với điều kiện của tỉnh nhằm từng
bước điều chỉnh lại cơ cấu đào tạo cho hợp lý theo mơ hình của các nước phát triển. Nhìn chung, chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội với tiềm năng, thế mạnh sẵn có của địa phương; nền kinh tế của tỉnh chưa tạo ra được động lực để tăng tỷ trọng trong các ngành công nghiệp và xây dựng, thương mại và dịch vụ.
Dân số trong độ tuổi lao động nhưng lại không tham gia hoạt động kinh tế cũng là vấn đề cần chú ý trong tính tốn, xem xét nguồn nhân lực của địa phương. Khơng tham gia hoạt động kinh tế khơng có nghĩa là họ khơng làm gì có ích cho xã hội, mà trên thực tế một phần lớn trong số này đang chuẩn bị tay nghề để tham gia vào thị trường lao động (đó là những người đang đi học) và một phần khác đang hoạt động "thầm lặng" để có được "cơm ngon, canh
ngọt" cho những người thuộc lực lượng lao động chính và cho gia đình họ (đó là những
người làm cơng việc nội trợ cho gia đình mình). Lực lượng lao động này cũng là yếu tố khá quan trọng bổ sung cho nguồn nhân lực địa phương, nếu có chính sách thu hút, tạo việc làm và phát triển tốt, thì họ sẽ là một lực lượng lao động đáng kể, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng phát triển hiện nay.
Biểu 2.6: Dân số không hoạt động kinh tế theo giới và chuyên mơn, 2009
Đơn vị tính: Phần trăm
Trình độ chun mơn kỹ thuật Tổng số Nam Nữ % Nữ
Tổng số 100,0 100,0 100,0 63,8
Chưa đào tạo chuyên môn kỹ thuật 96,7 95,9 97,1 64,1
Sơ cấp nghề 0,6 0,8 0,6 54,5
Trung cấp nghề 0,4 0,7 0,2 41,0
Trung cấp chuyên nghiệp 1,2 1,1 1,2 65,4
Cao đẳng nghề 0,0 0,1 0,0 35,8
Cao đẳng 0,4 0,4 0,4 61,2
Đại học 0,7 1,0 0,5 44,1
Thạc sỹ 0,0 0,0 0,0 0,0