Thực trạng kiểm tra đánh giá trong dạy học môn Tiếng Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường chính trị hành chính tỉnh savannakhet nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 52 - 83)

TT Nội dung thực trạng Mức độ thực hiện Tổng số điểm Giá trị TB Thứ bậc Tốt Trung bình Khơng tốt Số lượng Điểm Số lượng Điểm Số lượng Điểm 1 Xây dựng hệ thống tiêu

chí kiểm tra - đánh giá 2 6 40 80 23 23 109 1,68 5 2 Thiết kế nội dung kiểm tra 6 18 37 74 22 22 114 1,75 4 3 Lựa chọn hình thức

kiểm tra 3 9 45 90 17 17 116 1,78 3

4

Sử dụng kết quả kiểm tra - đánh giá để điều chỉnh hoạt động học tập của học viên

10 30 40 80 15 15 125 1,92 1

5

Sử dụng kết quả kiểm tra - đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy học môn Tiếng Anh của GV

11 33 35 70 19 19 122 1,88 2

Điểm trung bình chung của việc đánh giá trong bảng là 1,80 cho thấy việc thực hiện các khâu kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn Tiếng Anh ở Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet được đánh giá ở mức độ trung bình.

Cả 5 khâu của quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên mà giảng viên Tiếng Anh Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet tiến hành đều được đánh giá ở mức độ trung bình. Khơng có sự chênh lệch lớn giữa các khâu. Điểm trung bình của các khâu dao động trong khoảng hẹp, từ 1,68 đến 1,92. Nội dung được thực hiện tốt nhất là việc sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh hoạt động học tập của học viên. Nội dung còn nhiều hạn chế nhất là việc xây dựng hệ thống tiêu chí kiểm tra, đánh giá.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet

Để tìm hiểu thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng anh tại trường chính trị hành chính tỉnh Savannakhet, tác giả tiến hành khảo sát dựa trên các chức năng quản lí của Hiệu trưởng nhà trường, kết qỉa khảo sát của các khâu thể hiện như sau

2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet

Để tìm hiểu thơng tin về thực trạng lập kế hoạch quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Anh tại nhà trường, chúng tôi đã tiến hành khảo sát với câu hỏi số 5 trong phần phụ lục. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.5. Kết quả khảo sát thực trạng xây dựng kế hoạch dạy học môn Tiếng Anh của trường Chính trị hành chính tỉnh Savannakhet

TT Nội dung thực trạng Mức độ thực hiện Tổng số điểm Giá trị TB Thứ bậc Tốt Trung bình Khơng tốt Số lượng Điểm Số lượng Điểm Số lượng Điểm 1 Xây dựng kế hoạch chung về dạy học môn tiếng Anh

15 45 50 100 0 0 145 2,23 1

2

Xây dựng lịch theo dõi nền nếp dạy học môn tiếng Anh hàng ngày, hàng tuần theo từng lớp học viên

13 39 49 98 3 3 140 2,15 2

3

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, hỗ trợ học viên về các kĩ năng Tiếng Anh (ngoài giờ lên lớp).

0 0 30 60 35 35 95 1,46 4

4

Xây dựng kế hoạch phối hợp với các đoàn thể, bộ phận chức năng trong trường Chính trị để thực hiện hoạt động dạy học môn tiếng Anh

0 0 40 80 25 25 105 1,62 3

5

Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa cơ sở đào tạo và cơ quan công tác của học viên để thực hiện hoạt động dạy học môn tiếng Anh

0 0 28 56 37 37 93 1,43 5

Điểm trung bình chung của việc đánh giá trong bảng là 1,78 cho thấy việc xây dựng kế hoạch hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Trường Chính trị Hành chínhtỉnh Savannakhet được đánh giá ở mức độ trung bình.

Chúng tơi tiến hành khảo sát văn bản kế hoạch trên thực tế để xác nhận thì thấy rằng có 2 loại kế hoạch liên quan trực tiếp đến việc tổ chức dạy học môn Tiếng Anh được lập ở cấp trường và cấp bộ môn, bao gồm: Xây dựng kế hoạch chung về dạy học môn tiếng Anh và Xây dựng lịch theo dõi nền nếp dạy học môn tiếng Anh hàng ngày, hàng tuần theo từng lớp học viên. Điểm đánh giá của 2 loại kế hoạch này thực hiện đều nằm trong ngưỡng đánh giá trung bình: Việc xây dựng kế hoạch chung về dạy học môn tiếng Anh (điểm trung bình 2,23 xếp bậc 1/5); Việc xây dựng lịch theo dõi nền nếp dạy học môn tiếng Anh hàng ngày, hàng tuần theo từng lớp học viên (điểm trung bình 2,15 xếp bậc 2/5). Khơng có việc xây dựng loại hình kế hoạch nào có sự đột phá, cũng khơng có loại hình kế hoạch nào quá yếu. Tức là chức năng lập kế hoạch được đảm bảo ở những bộ phận kế hoạch căn bản.

Ba loại kế hoạch phối hợp có mức độ đánh giá thấp hơn, cũng là những kế hoạch gián tiếp tác động đến dạy học môn Tiếng Anh, bao gồm: Kế hoạch phối hợp với các đoàn thể, bộ phận chức năng trong trường Chính trị để thực hiện hoạt động dạy học môn tiếng Anh (điểm trung bình 1,62 xếp bậc 3/5); Kế hoạch bồi dưỡng, hỗ trợ học viên về các kĩ năng Tiếng Anh ngoài giờ lên lớp (điểm trung bình 1,46 xếp bậc 4/5) và Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa cơ sở đào tạo và cơ quan công tác của học viên để thực hiện hoạt động dạy học môn tiếng Anh (điểm trung bình 1,43 xếp bậc 5/5).

Sở dĩ ba loại kế hoạch này có đánh giá thấp là vì thực tế tại Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet, các loại kế hoạch mang tính phối hợp này hầu như chưa được xây dựng thành văn bản độc lập. Các hoạt động phối hợp, hỗ trợ đào tạo hay các hoạt động mang tính ngoại khóa chỉ được đề cập đến trong các bản kế hoạch chung ở những mức độ khác nhau. Trong quá trình

lập kế hoạch hoạt động dạy học môn Tiếng Anh của nhà trường, Hiệu trưởng và các cán bộ quản lý được giao phụ trách chưa chú trọng chia tách các mảng cơng việc để có những kế hoạch độc lập, riêng rẽ, chi tiết. Từ đó, cũng chưa có sự chỉ đạo đến Trưởng bộ mơn Tiếng Anh để có những kế hoạch phối hợp hay hoạt động rèn luyện kĩ năng ngơn ngữ ngồi giờ cho học viên ở cấp Bộ môn.

Để tìm hiểu thực trạng lập kế hoạch quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Anh, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn cô Chanhsamone Vongsykeo - Phó hiệu trưởng nhà trường với câu hỏi: “Đồng chí cho biết ý kiến tự đánh giá về việc lập kế hoạch quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Anh của nhà trường hiện nay? Câu trả lời như sau: Thực tế chúng tơi khơng có kế hoạch tổ chức riêng với từng mơn học mà đó là kế hoạch đào tạo chung của nhà trường gồm nhiều chuyên đề khác nhau. Tuy nhiên chúng tơi có lưu ý chỉ đạo khoa và tổ chuyên môn chú trọng nội dung dạy học môn Tiếng Anh vì đây là mơn học cơng cụ nên học viên thường ít quan tâm nên chất lượng chưa đạt như mục đích đề ra.

Tuy nhiên, quá trình tìm hiểu thực tiễn cho thấy, mặc dù chưa có các kế hoạch về việc phối hợp trong dạy học môn Tiếng Anh, nhưng các cán bộ giảng viên Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet đã bước đầu chủ động tiến hành các hoạt động này như là những hoạt động mang tính cá nhân, hỗ trợ cho việc nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn Tiếng Anh và năng lực ngoại ngữ của học viên nhà trường.

2.4.2. Thực trạng tổ chức hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet

Để tìm hiểu thơng tin về thực trạng tổ chức hoạt động dạy học môn Tiếng Anh tại nhà trường, chúng tôi đã tiến hành khảo sát với câu hỏi số 6 trong phần phụ lục. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.6. Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động dạy học mơn Tiếng Anh ở trường chính trị hành chính tỉnh Savannakhet

TT Nội dung thực trạng Mức độ thực hiện Tổng số điểm Giá trị TB Thứ bậc Tốt Trunh bình Khơng tốt Số lượng Điểm Số lượng Điểm Số lượng Điểm Tổ chức hoạt động dạy 1 Tổ chức thiết kế bài

dạy môn Tiếng Anh 19 57 41 82 5 5 144 2,22 1 2

Tổ chức đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh

10 30 40 80 15 15 125 1,92 2

3

Tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học môn Tiếng Anh

3 9 38 76 24 24 109 1,68 4

4

Tổ chức đổi mới hình thức tổ chức dạy học môn Tiếng Anh

5 15 35 70 25 25 110 1,69 3

5

Tổ chức đổi mới hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh của học viên

0 0 40 80 25 25 105 1,62 5 Trung bình chung 1,83 Tổ chức hoạt động học 1 Tổ chức đổi mới phương pháp học tập 18 54 42 84 5 5 143 2,20 1 2 Tổ chức đổi mới hình thức học tập 28 56 32 64 5 5 125 1,92 2 Trung bình chung 2,06

Điểm trung bình chung của việc đánh giá trong bảng là 1,83 và 2,06 cho thấy việc tổ chức hoạt động dạy học mơn tiếng Anh ở Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet được đánh giá ở mức độ trung bình.

Đối với tổ chức hoạt động dạy mơn tiếng Anh ở Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet, các nội dung được đánh giá theo thứ tự từ 1 đến 5 lần lượt là: Việc tổ chức thiết kế bài dạy mơn Tiếng Anh (điểm trung bình 2,22 xếp bậc 1/5); việc tổ chức đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh (điểm trung bình 1,92 xếp bậc 2/5); việc tổ chức đổi mới hình thức tổ chức dạy học mơn Tiếng Anh (điểm trung bình 1,69 xếp bậc 3/5); việc tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học môn Tiếng Anh (điểm trung bình 1,68 xếp bậc 4/5); và việc tổ chức đổi mới hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh của học viên (điểm trung bình 1,62 xếp bậc 5/5).

Đối với tổ chức hoạt động học tập môn tiếng Anh ở Trường Chính trị Hành chínhtỉnh Savannakhet, các nội dung được đánh giá theo thứ tự lần lượt là: Việc tổ chức đổi mới phương pháp học tập (điểm trung bình 2,20 xếp bậc 1/2); và việc tổ chức đổi mới hình thức học tập (điểm trung bình 1,92 xếp bậc 2/2).

Đáng chú ý là các nội dung có đánh giá thấp nhất như việc tổ chức đổi mới hình thức tổ chức dạy học môn Tiếng Anh; việc tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học môn Tiếng Anh; và việc tổ chức đổi mới hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh của học viên đều có liên quan trực tiếp tới năng lực dạy học môn Tiếng Anh của đội ngũ giảng viên Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet.

Tìm hiểu thực trạng đội ngũ, tác giả nhận thấy: Đội ngũ giảng viên Tiếng Anh Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet đều được chuẩn hóa về trình độ. Tuy nhiên, q trình cơng tác ít được tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên khiến cho những kiến thức, kĩ năng về dạy học bộ môn dần dần bị mai

một và kém cập nhật. Việc cử giảng viên Tiếng Anh đi tập huấn định kỳ ở Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet cịn nhiều hạn chế.

Một số cán bộ quản lý Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet cho rằng: Việc bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên nhà trường cần ưu tiên trước hết cho các giảng viên giảng dạy chuyên ngành, chuyên sâu về chính trị - hành chính. Đội ngũ giảng viên Tiếng Anh cần chủ động nâng cao trình độ cho bản thân thơng qua việc tự bồi dưỡng. Ngân sách và các chương trình bồi dưỡng của nhà trường trước hết tập trung vào nâng cao chất lượng giảng dạy chuyên ngành. Nhận thức này xuất phát từ việc không đánh giá cao vai trị của mơn Tiếng Anh trong cơng tác đào tạo của Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet. Trong thời gian tới, cấp quản lý Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet cần giành nhiều quan tâm hơn cho vấn đề này. Vì mơn học Tiếng Anh cũng quan trọng không kém các môn khoa học chuyên ngành. Có nhận thức đúng đắn, mới có hành động đúng đắn, mới chủ động tổ chức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để cải thiện năng lực của đội ngũ giảng viên Tiếng Anh trong công tác giảng dạy tại nhà trường, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu hội nhập của giáo dục - đào tạo nước CHDCND Lào nói chung và hoạt động đào tạo, bồi dưỡng trong các trường Chính trị cấp tỉnh nước CHDCND Lào nói riêng.

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo hoạt động dạy học mơn Tiếng Anh ở Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet

Để tìm hiểu thơng tin về thực trạng tổ chức hoạt động dạy học môn Tiếng Anh tại nhà trường, chúng tôi đã tiến hành khảo sát với câu hỏi số 7 trong phần phụ lục. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.7. Kết quả khảo sát thực trạng chỉ đạo hoạt động dạy học mơn Tiếng Anh ở trường chính trị hành chính tỉnh Savannakhet

TT Nội dung thực trạng Mức độ thực hiện Tổng số điểm Giá trị TB Thứ bậc Tốt Trung bình Khơng tốt Số lượng Điểm Số lượng Điểm Số lượng Điểm 1 HT lựa chọn phương án và ra các quyết định triển khai dạy học môn Tiếng Anh

17 51 25 50 23 23 124 1,91 1

2

HT điều khiển bộ máy tổ chức triển khai dạy học môn Tiếng Anh

17 51 23 46 25 25 122 1,88 2

3

HT sử dụng các phương pháp quản lý để điều hành quá trình triển khai dạy học môn Tiếng Anh

14 42 26 52 25 25 119 1,83 3

4

HT thực hiện công tác giám sát và điều chỉnh hoạt động dạy học môn Tiếng Anh

8 24 29 58 28 28 110 1,69 5

5

HT đôn đốc, động viên, tạo động lực cho GV trong triển khai dạy học môn Tiếng Anh

11 33 29 58 25 25 116 1,78 4

Điểm trung bình chung của việc đánh giá trong bảng là 1,82 cho thấy việc chỉ đạo hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet được đánh giá ở mức độ trung bình.

Hầu hết các khâu của quá trình chỉ đạo hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet đều được đảm bảo ở mức trung bình với điểm dao động trong khoảng 1,69 - 1,91. Khâu còn nhiều hạn chế nhất trong công tác chỉ đạo hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet là thực hiện công tác giám sát và điều chỉnh hoạt động dạy học mơn Tiếng Anh (điêm trung bình 1,69 xếp bậc 5/5). Thực tế công tác quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Trường Chính trị Hành chínhtỉnh Savannakhet cho thấy, hoạt động dạy học tiếng Anh tại nhà trường chưa được kiểm tra, giám sát thường xuyên và hiệu quả. Để tìm hiểu rõ hơn thực trạng chỉ đạo của hiệu trưởng nhà trường đối với hoạt động dạy học môn Tiếng Anh, chúng tôi đã phỏng vấn cô Phonethip Souphan - Giảng viên giảng dạy bộ môn tiếng Anh với câu hỏi: “Kết quả khảo sát cho thấy, điểm đánh giá cho những chỉ đạo của HT nhà trường đạt mức TB, đ/c cho biết ý kiến của mình về kết quả khảo sát ở trên? Câu trả lời chúng tôi ghi lại được như sau: Thực tế HT nhà trường quan tâm đến hoạt động dạy học môn Tiếng Anh tuy nhiên các tác động chỉ đạo chưa đồng đều ở các mặt nên có thể điểm TB chưa cao. Nhưng do đặc thù của nhà trường học viên đều là người lớn, là cán bộ đi học nên có lẽ cần có biện pháp chỉ đạo sát sao gắn với đặc điểm người học mới có thể phát huy có hiệu quả hoạt động dạy học mơn học này vì tâm thế của học viên đều chưa đánh giá đúng mức vai trị của nó. Đây cũng là một vấn đề phản ánh nhận thức của CBQL và HV trong nhà trường khi chưa đánh giá được hết vai trị và sự đóng góp của mơn học đối với sự phát triển của bản thân người học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường chính trị hành chính tỉnh savannakhet nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 52 - 83)