Khái niệm quản lí, quản lí hoạt động dạy học, quản lí hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường chính trị hành chính tỉnh savannakhet nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 29)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3. Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh tại các trường Chính trị hành chính

1.3.1. Khái niệm quản lí, quản lí hoạt động dạy học, quản lí hoạt động dạy học

Quản lý

Trong cuốn Essentials of management, Harold Koont cho rằng: “...Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm. Mục tiêu của nhà quản lý là hình thành một mơi trường mà con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn ít nhất. Với tư cách thực hành thì quản lý là một nghệ thuật, cịn với kiến thức thì quản lý là một khoa học” [9].

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam,“Quản lý là chức năng và hoạt động của hệ thống có tổ chức thuộc các giới khác nhau (sinh học, kỹ thuật, xã hội), bảo đảm giữ gìn một cơ cấu ổn định nhất định, duy trì sự hoạt động tối ưu và bảo đảm thực hiện những chương trình và mục tiêu của hệ thống đó” [25, tr.580].

Như vậy, quản lý là một q trình tác động có định hướng, có tổ chức,

có kế hoạch và hệ thống của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý dựa trên những thơng tin về tình trạng của đối tượng hình thành một mơi trường phát huy một cách hiệu quả các tiềm năng, các cơ hội của cá nhân và tổ chức để đạt được mục tiêu đã đề ra.

Quản lý hoạt động dạy học

Fullan cho rằng: Lãnh đạo dạy học là một dạng thức linh hoạt, là một hợp phần của vai trị lãnh đạo, nơi mà cơng việc của hiệu trưởng là “cùng với giảng viên tạo lập nên nhà trường bằng cách liên kết các giảng viên trong việc chia sẻ những mục tiêu của nhà trường, tăng cường cơ hội học tập cho họ, đồng thời chia sẻ với những cam kết của giảng viên và theo dõi việc học tập của người học [dẫn theo 15, tr.170].

Ubben và Hughes cho rằng: Hiệu trưởng cần xác định rõ những nhiệm vụ thuộc chức năng quản lý để đảm bảo nhà trường hiệu quả, tuy nhiên bên cạnh đó cũng cần phải chú trọng vào những hoạt động đảm bảo thành tích tốt trong học tập của người học. Việc xây dựng nhà trường hiệu quả cũng đồng nghĩa với việc chú trọng quản lý (lãnh đạo) dạy học [dẫn theo 15, tr.172].

Từ các cách định nghĩa trên, có thể hiểu Quản lý hoạt động dạy học là q trình tác động có mục đích có kế hoạch thơng qua cơ chế quản lý của chủ thể quản lý đến người dạy, người học, môi trường dạy học, nhằm đạt được mục đích của q trình dạy học.

Quá trình quản lý hoạt động dạy học diễn ra các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, kiểm tra, đánh giá các hoạt động dạy học của toàn hệ thống theo khoa học và cấu trúc nhất định nhằm đạt được các mục tiêu của quá trình

dạy học. Các thành tố trong quản lý dạy học có mối quan hệ chặt chẽ đồng thời cũng có mối liên hệ với các yếu tố khác liên quan trong q trình đào tạo. Quản lý dạy học có nội hàm rộng hơn lãnh đạo dạy học.

Quản lý hoạt động dạy học mơn Tiếng Anh ở các trường Chính trị hành chính là q trình tác động có mục đích có kế hoạch thơng qua cơ chế quản lý của Hiệu trưởng trường Chính trị đến giảng viên, học viên, môi trường dạy học, nhằm đạt được mục đích của q trình dạy học mơn Tiếng Anh.

Trong q trình này chủ thể quản lí sẽ là ban giám hiệu các trường Chính trị hành chính của các địa phương. Tuy nhiên do đặc thù của các nhà trường, những người đứng đầu các trường chính trị thường gắn với chuyên ngành chính trị, hành chính. Vì vậy Hiệu trưởng nhà trường cần gắn với hoạt động của các Khoa chịu trách nhiệm chuyên môn đối với môn Tiếng Anh để việc tổ chức quản lí sát hơn, hiệu quả hơn đối với hoạt động dạy học môn Tiếng Anh tại các trường Chính trị, hành chính.

1.3.2. Chủ thể quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường Chính trị hành chính

Tham gia quản lý hoạt động dạy học mơn Tiếng Anh ở các trường Chính trị hành chính có nhiều chủ thể với sự phân cấp từ cao xuống thấp như sau:

- Hiệu trưởng trường Chính trị

Trong quản lý hoạt động dạy học mơn Tiếng Anh ở các trường Chính trị nước CHDCND Lào, Hiệu trưởng là người đảm nhiệm các công việc như sau: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường Chính trị mà mình phụ trách; Tổ chức thực hiện hoạt động dạy học mơn Tiếng Anh ở trường Chính trị mà mình phụ trách; Tổ chức thực hiện cơng tác kiểm tra, thanh tra hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường Chính trị mà mình phụ trách; Tổ chức thực hiện cơng tác bồi dưỡng nâng cao nhận thức, kỹ năng dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh cho giảng viên Tiếng Anh và cán bộ quản lý ở trường Chính trị mà mình phụ trách; Đảm bảo

các điều kiện về CSVC, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường Chính trị mà mình phụ trách.

- Trưởng phịng Đào tạo

Trưởng phòng phòng Đào tạo là người thừa hành mệnh lệnh của Hiệu trưởng chỉ đạo trực tiếp đối với các hoạt động đào tạo của nhà trường. Cơng việc ncuar Trưởng phịng Phịng đào tạo là sắp xếp thời khóa biểu học tập, tổ chức hoạt động dạy học theo thời khóa biểu và giám sát hiệu quả thực hiện nhiệm vụ dạy và học của giảng viên. Báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học trong nhà trường. Hoạt động dạy học môn Tiếng anh được tổ chức thống nhất trong các mơn học khác của chương trình đào tạo.

- Trưởng Bộ môn Tiếng Anh

Trong quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường Chính trị hành chính, Trưởng Bộ mơn Tiếng Anh là người đảm nhiệm các công việc như sau: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động dạy học môn Tiếng Anh trong năm học, quản lý kế hoạch dạy học của cá nhân các giảng viên môn Tiếng Anh; Tổ chức thực hiện hoạt động dạy học môn Tiếng Anh; Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra hoạt động dạy học môn Tiếng Anh; Tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng nâng cao nhận thức, kỹ năng dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh; Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học môn Tiếng Anh.

- Giảng viên dạy Tiếng Anh ở các trường Chính trị hành chính

Giảng viên dạy Tiếng Anh ở các trường Chính trị vừa là khách thể, vừa là chủ thể quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh. Là khách thể, giảng viên dạy Tiếng Anh chịu sự quản lý của Hiệu trưởng, Trưởng Bộ môn trong quá trình thực hiện hoạt động dạy học mơn Tiếng Anh ở trường Chính trị. Là chủ thể, giảng viên chủ động thực hiện sáng tạo các khâu của quá trình dạy học, đảm bảo cho các yếu tố của nó hướng vào việc hình thành các năng lực ngơn ngữ Tiếng Anh cho học viên.

1.3.3. Nội dung quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường Chính trị hành chính trị hành chính

1.3.3.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường Chính trị hành chính

Kế hoạch là tổng thể các hoạt động liên quan tới đánh giá, dự đoán - dự báo và huy động các nguồn lực để xây dựng chương trình hành động tương lai cho đơn vị. Lập kế hoạch là chức năng đặc biệt quan trọng của quy trình quản lý, có ý nghĩa tiên quyết đối với hiệu quả của hoạt động quản lý và quản lý giáo dục, quản lý nhà.

Với chủ thể quản lý của các nhà trường Chính trị hành chính cấp tỉnh, lập kế hoạch là chức năng mang tính phổ qt, khơng thể thiếu. Việc lập kế hoạch quản lý hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học phân hóa giúp Hiệu trưởng các trường Chính trị ý thức rõ ràng về mục tiêu cần đạt được, xác định những gì cần phải hồn thành và hồn thành như thế nào để trong q trình triển khai các hoạt động dạy học môn Tiếng Anh tại nhà trường.

Chức năng xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động dạy học mơn tiếng Anh của Hiệu trưởng các trường Chính trị hành chính bao gồm những cơng việc cụ thể như sau:

- Xây dựng kế hoạch chung về dạy học môn tiếng Anh. Trên cơ sở định hướng và kế hoạch dạy học của Hiệu trưởng các trường Chính trị hành chính đã ban hành, Hiệu trưởng các trường Chính trị hành chính cụ thể hóa thành kế hoạch chung về dạy học mơn tiếng Anh tại cơ sở giáo dục của mình. Kế hoạch chung nhằm thực hiện dạy đủ nội dung chương trình mơn học Tiếng Anh theo từng lớp, từng đối tượng học viên và đúng thời lượng.

- Xây dựng lịch theo dõi nền nếp dạy học môn tiếng Anh hàng ngày, hàng tuần theo từng lớp học viên.

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, hỗ trợ học viên về các kĩ năng Tiếng Anh (ngoài giờ lên lớp).

- Xây dựng kế hoạch phối hợp với các đồn thể, bộ phận chức năng trong trường Chính trị để thực hiện hoạt động dạy học môn tiếng Anh.

- Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa cơ sở đào tạo và cơ quan công tác của học viên để thực hiện hoạt động dạy học mơn tiếng Anh. Sở dĩ có nội dung này trong chức năng lập kế hoạch hoạt động dạy học môn tiếng Anh của Hiệu trưởng các trường Chính trị hành chính bởi đối tượng học viên là các cán bộ đã làm việc, công tác tại các cơ quan Nhà nước.

Sản phẩm của chức năng lập kế hoạch là bản kế hoạch hoạt động dạy học mơn tiếng Anh ở các trường Chính trị. Bản kế hoạch vừa là cơng cụ, vừa là mục tiêu của quản lý giáo dục tại nhà trường. Hiệu trưởng vừa phải biết sử dụng kế hoạch một cách hiệu quả, vừa phải biết tạo lập những kế hoạch mới để đáp ứng sự phát triển khơng ngừng của các nhà trường Chính trị, đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng được giao phó.

1.3.3.2. Tổ chức hoạt động dạy học mơn tiếng Anh ở các trường Chính trị hành chính

Tổ chức hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường Chính trị hành chính bao gồm nhiều nội dung. Để thực hiện những nội dung này, Hiệu trưởng ở các trường Chính trị cần thực hiện một số cơng việc như sau:

- Hồn thiện Ban chỉ đạo hoạt động dạy học môn tiếng Anh: Căn cứ vào cơ cấu tổ chức của nhà trường, Hiệu trưởng trường Chính trị phân cơng cán bộ quản lý phụ trách hoạt động dạy học mơn tiếng Anh. Cán bộ quản lý này có thể là Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn hoặc Trưởng bộ môn Tiếng Anh. Cán bộ quản lý được phân cơng có trách nhiệm giúp Hiệu trưởng trường Chính trị các công việc liên quan đến hoạt động dạy học môn tiếng Anh. Các công việc cụ thể bao gồm: Dự thảo kế hoạch hoạt động dạy học môn tiếng Anh; trực tiếp tổ chức hoạt động dạy học môn tiếng; tổ chức công tác bồi dưỡng đội ngũ giảng viên Tiếng Anh của nhà trường; xây dựng mạng lưới cốt cát về chuyên môn Tiếng Anh làm nòng cốt; phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể để tạo ra cơ chế đồng bộ, hoạt động nhịp nhàng, góp phần nâng cao chất lượng dạy học mơn tiếng Anh ở trường Chính trị.

- Tổ chức hoạt động dạy học môn Tiếng Anh: Hoạt động dạy học môn Tiếng Anh bao gồm hoạt động dạy của giảng viên và hoạt động học của học viên. Vì thế, tổ chức hoạt động dạy học mơn Tiếng Anh ở trường Chính trị thực chất là tổ chức hoạt động dạy của giảng viên và hoạt động học của học viên trong sự thống nhất biện chứng.

Tổ chức hoạt động dạy mơn Tiếng Anh của giảng viên trường Chính trị bao gồm: Tổ chức thiết kế bài dạy môn Tiếng Anh; Tổ chức đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh; Tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học môn Tiếng Anh; Tổ chức đổi mới hình thức tổ chức dạy học mơn Tiếng Anh; Tổ chức đổi mới hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh của học viên.

Tổ chức hoạt động học tập mơn Tiếng Anh của học viên trường Chính trị bao gồm: Tổ chức đổi mới phương pháp học tập và tổ chức đổi mới hình thức học tập.

1.3.3.3. Chỉ đạo hoạt động dạy học mơn tiếng Anh ở các trường Chính trị hành chính

Chỉ đạo là những hành động xác lập quyền chỉ huy và sự can thiệp của người lãnh đạo trong tồn bộ q trình quản lý, là việc huy động mọi lực lượng vào việc thực hiện và điều hành các hoạt động để hoàn thành kế hoạch đề ra. Chỉ đạo hoạt động dạy học mơn tiếng Anh ở các trường Chính trị hành chính được xem như là q trình “thi cơng” kế hoạch đã vạch ra để thực hiện hoạt động dạy học mơn tiếng Anh ở các trường Chính trị hành chính.

Các nội dung cụ thể của việc chỉ đạo hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường Chính trị hành chính như sau:

- Hiệu trưởng các trường Chính trị nước lựa chọn phương án tối ưu và ra các quyết định chính xác, kịp thời trong việc triển khai dạy học môn tiếng Anh. Căn cứ vào mục tiêu, nội dung của kế hoạch, chủ thể quản lý lựa chọn phương án tối ưu để ra các quyết định bám sát mục tiêu, kịp thời, hợp lí và quán triệt các nguyên tắc hoạt động trong triển khai dạy học môn tiếng Anh tại nhà trường.

- Hiệu trưởng các trường Chính trị nước điều khiển bộ máy tổ chức dạy học môn tiếng Anh hoạt động đồng bộ, hiệu quả.

- Hiệu trưởng các trường Chính trị sử dụng các phương pháp quản lý để điều hành quá trình triển khai dạy học môn tiếng Anh. Hiệu trưởng phối hợp các phương pháp trong việc điều hành q trình triển khai dạy học mơn tiếng Anh để điều hành các hoạt động dạy học mơn tiếng Anh một cách thuận lợi. Đó là việc giao nhiệm vụ cho từng bộ phận, các nhân một cách khoa học, không chồng chéo, theo đúng chức năng nhiệm vụ trong mối quan hệ hợp tác giữa chủ thể quản lý - giảng viên, giảng viên - giảng viên.

- Hiệu trưởng các trường Chính trị thực hiện công tác giám sát và điều chỉnh hoạt động dạy học môn tiếng Anh kịp thời. Đây là quá trình Hiệu trưởng theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận, cá nhân để phát hiện ra những mặt tích cực cần phát huy, những hạn chế, sai lệch cần khắc phục. Trên cơ sở đó, đưa ra các quyết định điều chỉnh kịp thời và phù hợp cho q trình dạy học mơn tiếng Anh đang diễn ra và cơ sở thiết lập quá trình quản lý dạy học môn tiếng Anh tiếp theo.

- Hiệu trưởng các trường Chính trị đơn đốc, động viên, tạo động lực cho giảng viên trong việc triển khai dạy học môn tiếng Anh. Hiệu trưởng phải thường xuyên đôn đốc, động viên, tạo động lực cho giảng viên trong việc triển khai dạy học môn tiếng Anh, để biến mục tiêu dạy học môn tiếng Anh thành nhu cầu hoạt động của mỗi giảng viên.

1.3.3.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường Chính trị hành chính

Kiểm tra là quá trình đo lường hoạt động và kết quả hoạt động của tổ chức trên cơ sở các tiêu chuẩn đã được xác lập để phát hiện những ưu điểm và hạn chế nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp giúp tổ chức phát triển theo đúng mục tiêu. Kiểm tra - đánh giá là một trong những chức năng quan trọng của quản lý nói chung và quản lý nhà trường nói riêng.

Đối với hoạt động dạy học Tiếng Anh ở các trường Chính trị hành chính, kiểm tra - đánh giá nhằm giúp Hiệu trưởng nắm bắt thông tin đầy đủ, khách quan về dạy học Tiếng Anh; nhận biết thực trạng dạy học Tiếng Anh trong nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường chính trị hành chính tỉnh savannakhet nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 29)