Thực trạng chỉ đạo hoạt động dạy học môn Tiếng An hở Trường Chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường chính trị hành chính tỉnh savannakhet nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 59 - 62)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo hoạt động dạy học môn Tiếng An hở Trường Chính trị

Một số cán bộ quản lý Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet cho rằng: Việc bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên nhà trường cần ưu tiên trước hết cho các giảng viên giảng dạy chuyên ngành, chuyên sâu về chính trị - hành chính. Đội ngũ giảng viên Tiếng Anh cần chủ động nâng cao trình độ cho bản thân thông qua việc tự bồi dưỡng. Ngân sách và các chương trình bồi dưỡng của nhà trường trước hết tập trung vào nâng cao chất lượng giảng dạy chuyên ngành. Nhận thức này xuất phát từ việc không đánh giá cao vai trò của môn Tiếng Anh trong công tác đào tạo của Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet. Trong thời gian tới, cấp quản lý Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet cần giành nhiều quan tâm hơn cho vấn đề này. Vì môn học Tiếng Anh cũng quan trọng không kém các môn khoa học chuyên ngành. Có nhận thức đúng đắn, mới có hành động đúng đắn, mới chủ động tổ chức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để cải thiện năng lực của đội ngũ giảng viên Tiếng Anh trong công tác giảng dạy tại nhà trường, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu hội nhập của giáo dục - đào tạo nước CHDCND Lào nói chung và hoạt động đào tạo, bồi dưỡng trong các trường Chính trị cấp tỉnh nước CHDCND Lào nói riêng.

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet trị Hành chính tỉnh Savannakhet

Để tìm hiểu thông tin về thực trạng tổ chức hoạt động dạy học môn Tiếng Anh tại nhà trường, chúng tôi đã tiến hành khảo sát với câu hỏi số 7 trong phần phụ lục. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.7. Kết quả khảo sát thực trạng chỉ đạo hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường chính trị hành chính tỉnh Savannakhet

TT Nội dung thực trạng Mức độ thực hiện Tổng số điểm Giá trị TB Thứ bậc Tốt Trung bình Không tốt Số lượng Điểm Số lượng Điểm Số lượng Điểm 1 HT lựa chọn phương án và ra các quyết định triển khai dạy học môn Tiếng Anh

17 51 25 50 23 23 124 1,91 1

2

HT điều khiển bộ máy tổ chức triển khai dạy học môn Tiếng Anh

17 51 23 46 25 25 122 1,88 2

3

HT sử dụng các phương pháp quản lý để điều hành quá trình triển khai dạy học môn Tiếng Anh

14 42 26 52 25 25 119 1,83 3

4

HT thực hiện công tác giám sát và điều chỉnh hoạt động dạy học môn Tiếng Anh

8 24 29 58 28 28 110 1,69 5

5

HT đôn đốc, động viên, tạo động lực cho GV trong triển khai dạy học môn Tiếng Anh

11 33 29 58 25 25 116 1,78 4

Điểm trung bình chung của việc đánh giá trong bảng là 1,82 cho thấy việc chỉ đạo hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet được đánh giá ở mức độ trung bình.

Hầu hết các khâu của quá trình chỉ đạo hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet đều được đảm bảo ở mức trung bình với điểm dao động trong khoảng 1,69 - 1,91. Khâu còn nhiều hạn chế nhất trong công tác chỉ đạo hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet là thực hiện công tác giám sát và điều chỉnh hoạt động dạy học môn Tiếng Anh (điêm trung bình 1,69 xếp bậc 5/5). Thực tế công tác quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Trường Chính trị Hành chínhtỉnh Savannakhet cho thấy, hoạt động dạy học tiếng Anh tại nhà trường chưa được kiểm tra, giám sát thường xuyên và hiệu quả. Để tìm hiểu rõ hơn thực trạng chỉ đạo của hiệu trưởng nhà trường đối với hoạt động dạy học môn Tiếng Anh, chúng tôi đã phỏng vấn cô Phonethip Souphan - Giảng viên giảng dạy bộ môn tiếng Anh với câu hỏi: “Kết quả khảo sát cho thấy, điểm đánh giá cho những chỉ đạo của HT nhà trường đạt mức TB, đ/c cho biết ý kiến của mình về kết quả khảo sát ở trên? Câu trả lời chúng tôi ghi lại được như sau: Thực tế HT nhà trường quan tâm đến hoạt động dạy học môn Tiếng Anh tuy nhiên các tác động chỉ đạo chưa đồng đều ở các mặt nên có thể điểm TB chưa cao. Nhưng do đặc thù của nhà trường học viên đều là người lớn, là cán bộ đi học nên có lẽ cần có biện pháp chỉ đạo sát sao gắn với đặc điểm người học mới có thể phát huy có hiệu quả hoạt động dạy học môn học này vì tâm thế của học viên đều chưa đánh giá đúng mức vai trò của nó. Đây cũng là một vấn đề phản ánh nhận thức của CBQL và HV trong nhà trường khi chưa đánh giá được hết vai trò và sự đóng góp của môn học đối với sự phát triển của bản thân người học.

2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường chính trị hành chính tỉnh savannakhet nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 59 - 62)