Chỉ đạo để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường chính trị hành chính tỉnh savannakhet nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 77 - 79)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng An hở Trường Chính trị

3.2.4. Chỉ đạo để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp:

- Thông qua việc chỉ đạo các hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn, thực hiện tốt việc nâng cao nhận thức, bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho GV, nắm bắt được những thuận lợi, khó khăn của GV nhằm có phương hướng, biện pháp quản lý cụ thể, từ đó nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh;

- Nâng cao hiệu quả quản lý của tổ bộ môn tiếng Anh trong việc thực hiện kế hoạch, nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy môn Tiếng Anh phù hợp với sự đa dạng của đối tượng học viên ở trường Chính trị hành chính.

3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện của biện pháp:

- Hiệu trưởng chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn triển khai các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc giảng dạy môn Tiếng Anh của nhà trường và những yêu cầu cấp thiết đặt ra cho quá trình dạy học môn Tiếng anh trong bối cảnh mới

- Tổ trưởng chuyên môn phải xây dựng kế hoạch, biện pháp cụ thể và triển khai đến GV, hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch cá nhân phù hợp kế hoạch của tổ bộ môn;

- Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn đổi mới nội dung sinh hoạt chuyên môn theo các chuyên đề thiết thực, tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm về nội dung, phương pháp dạy học; thường xuyên bàn bạc, trao đổi kinh nghiệm về tình hình dạy học để cải tiến phương pháp dạy học cho phù hợp với nội dung và đối tượng học viên của trường chính trị hành chính; tìm hiểu ngun nhân và biện pháp khắc phục những tồn tại trong hoạt động dạy học môn Tiếng Anh tại nhà trường.

- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch của GV tiếng Anh thường xuyên. Việc đánh giá kết quả hoạt động của tổ bộ môn sẽ làm cơ sở để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ cuối năm của nhà trường. Kiểm tra, đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn nghiêm túc, thường xuyên sẽ làm tăng ý thức trách nhiệm thực hiện kế hoạch của các GV trong tổ bộ môn;

Để thực hiện được biện pháp này, nhà quản lí cần thực hiện các biện pháp sau:

- Tổ trưởng chuyên môn cần xác định đúng vai trò quan trọng của việc sinh hoạt tổ chuyên môn, ban hành quy chế sinh hoạt, hướng dẫn, thống nhất các quy định, các tiêu chí v.v.; tạo điều kiện cho tổ bộ mơn sinh hoạt đầy đủ; có kế hoạch kiểm tra, đánh giá thường xuyên nhằm đôn đốc, nhắc nhở kịp thời;

- Tổ chuyên môn phải thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ trong kế hoạch như nề nếp lên lớp, việc thực hiện nội dung chương trình, việc soạn giáo án, việc đổi mới phương pháp dạy học, việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên, hồ sơ chuyên môn v.v.;

- Đảm bảo duy trì sinh hoạt chun mơn định kỳ theo tháng, theo quý, theo học kỳ và năm học để nắm bắt kịp thời những thông tin về đường lối, chủ trư- ơng, cơ chế, chính sách, những nội dung, quy định... của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Thể thao, của nhà trường đối với việc dạy và học tiếng Anh ở trường Chính trị hành chính;

- Đại diện BGH nhà trường tham gia sinh hoạt chuyên môn của tổ chuyên môn Tiếng Anh nhằm thực hiện tốt việc giám sát cũng như tham gia ý kiến chỉ đạo để việc sinh hoạt ngày càng hiệu quả và nghiêm túc hơn;

- Tổ trưởng chuyên môn Tiếng Anh báo cáo định kỳ cho Hiệu trưởng và đồng thời cũng có những kiến nghị, đề xuất, yêu cầu và nguyện vọng của Tổ chuyên môn lên BGH nhà trường để kịp thời được giải quyết.

3.2.5. Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học mơn Tiếng Anh tại Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường chính trị hành chính tỉnh savannakhet nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 77 - 79)