Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho đội ngũ giảng viên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường chính trị hành chính tỉnh savannakhet nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 71 - 74)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng An hở Trường Chính trị

3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho đội ngũ giảng viên môn

3.2.2.1. Mục tiêu

Biện pháp này nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao đặt ra trong quá trình tiến hành dạy học môn Tiếng anh ở Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet, phục vụ tốt hơn nhu cầu, nguyện vọng của học viên và cộng đồng xã hội trong việc sử dụng thành thạo Tiếng Anh trong công việc và cuộc sống.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Các nội dung cơ bản cần thực hiện đối với biện pháp này bao gồm: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học môn Tiếng Anh cho đội ngũ giảng viên Tiếng Anh Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet; Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giảng viên Tiếng Anh Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet; Khuyến khích giảng viên Tiếng Anh Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet chia sẻ thơng tin và kinh nghiệm dạy học môn Tiếng Anh; Tổ chức bồi dưỡng các năng lực phụ trợ cho dạy học môn Tiếng Anh như bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng cộng nghệ thông tin, kỹ năng dạy học theo từng đối tượng học viên.

- Bước 1: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học môn Tiếng Anh cho đội ngũ giảng viên Tiếng Anh.

Hiệu trưởng Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet phải xác định được mục tiêu của kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh theo hướng đáp ứng yêu cầu của học viên, tạo dựng được mơi trường làm việc tích cực, sáng tạo, thực hiện việc dạy học Tiếng Anh phục vụ nghề nghiệp.

Chỉ đạo Hiệu phó phụ trách chun mơn và Trưởng Bộ mơn Tiếng Anh cụ thể hóa mục tiêu của nhà trường trong dạy học môn Tiếng Anh thành các biện pháp/chương trình hành động cụ thể. Phát huy được vai trị của trưởng bộ mơn, của giảng viên hạt nhân trong tư vấn, hướng dẫn đồng nghiệp nâng cao chất lượng dạy học mơn Tiếng Anh. Có những biện pháp hỗ trợ và động viên với những giảng viên cần cố gắng. Kế hoạch cần quy định việc thực hiện cụ thể (trong sinh hoạt chuyên môn, giảng dạy, dự giờ, …), lộ trình thực hiện trong tháng, học kỳ, năm học.

Hiệu trưởng cùng với trưởng bộ môn Tiếng Anh tiến hành kiểm tra, đánh giá và khen thưởng cũng như hướng dẫn, làm mẫu, góp ý, phê bình, khiển trách… quá trình thực hiện của giảng viên.

- Bước 2: Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giảng viên Tiếng Anh

Hiệu trưởng Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet tổ chức bồi dưỡng thường xuyên giảng viên Tiếng Anh theo yêu cầu của các cấp quản lý nhà trường; mời các giảng viên có kinh nghiệm, các chuyên gia báo cáo trong các dịp sinh hoạt chuyên môn hằng tháng, hằng năm.

Đề xuất một số năng lực giảng viên Tiếng Anh Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet cần có như sau:

- Năng lực đánh giá, phân loại học viên: Giảng viên cần được bồi dưỡng kỹ năng phân loại trình độ nhận thức, nhịp độ nhận thức, hứng thú học tập, phong các học tập của học viên. Từ đó, xây dựng mục tiêu dạy học và lựa chọn hình thức tổ chức, phương pháp dạy phù hợp.

- Năng lực thiết kế và sử dụng các nguồn học liệu trong quá trình dạy học môn Tiếng Anh.

- Năng lực xây dựng nội dụng dạy học môn Tiếng Anh gắn với sự phân bố hợp lý các kỹ năng ngơn ngữ cần hình thành cho học viên.

- Năng lực phối hợp sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn Tiếng Anh. Giảng viên cần được bồi dưỡng kỹ năng sử dụng các hình thức tổ chức dạy học đa dạng (tồn lớp, nhóm nhỏ, cá nhân).

- Năng lực quản lý lớp học và tạo lập môi trường dạy học Tiếng Anh thuận lợi: Năng lực phân bố thời gian hợp lí cho từng hoạt động phù hợp với đối tượng học viên; năng lực tính tốn cách thức giao bài tập, giao nhiệm vụ cho học viên.

- Bước 3: Khuyến khích giảng viên Tiếng Anh Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet chia sẻ thông tin và kinh nghiệm dạy học môn Tiếng Anh với cán bộ quản lý, đồng nghiệp và học viên.

Việc chia sẻ này được thực hiện thông qua tổ chức học tập, trao đổi, hội thảo (cấp trường) về vai trị, vị trí và việc dạy học mơn Tiếng Anh; chia sẻ sáng kiến hay, cách làm sáng tạo trong dạy và học tiếng Anh.

- Bước 4: Tổ chức bồi dưỡng các năng lực phụ trợ cho dạy học môn Tiếng Anh như bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng cộng nghệ thông tin, kỹ năng dạy học theo từng đối tượng học viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường chính trị hành chính tỉnh savannakhet nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)