Tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường chính trị hành chính tỉnh savannakhet nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 87 - 101)

TT Các biện pháp Mức độ cần thiết Tính khả thi Giá trị TB Thứ bậc Giá trị TB Thứ bậc 1

Bồi dưỡng nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và học viên Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet về hoạt động dạy học môn Tiếng Anh

2,80 3 2,75 2

2

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho đội ngũ giảng viên mơn Tiếng Anh Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet

2,94 1 2,83 1

3

Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet

2,74 5 2,62 3

4

Chỉ đạo để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn Tiếng Anh ở trường Chính trị hành chính tỉnh Savannakhet

2,80 3 2,80 3

5

Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học mơn Tiếng Anh tại Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet

2,85 2 2,48 5

Từ kết quả bảng thống kê 3.3 cho thấy các biện pháp được đề xuất trong luận văn về quản lý dạy học mơn Tiếng Anh ở Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet đạt mức độ rất cần thiết và có tính khả thi cao. Ngồi ra, có thể thấy giữa mức độ cần thiết và tính khả thi có mối quan hệ với nhau chặt chẽ. Sự chênh lệch điểm trung bình giữa các mức độ khơng quá lớn. Độ chênh lệch điểm trung bình chung giữa mức độ cần thiết và tính khả thi là 0.16. Biện pháp 2 "Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho đội ngũ giảng viên mơn Tiếng Anh Trường Chính trị Hành chínhtỉnh Savannakhet" vừa được đánh giá có mức độ cần thiết cao nhất, vừa được đánh giá có tính khả thi cao nhất.

Kết luận chương 3

Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động dạy học mơn Tiếng Anh ở Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet, trên cơ sở quán triệt các nguyên tác đảm bảo tính thực tiễn, tính hệ thống, tính đồng bộ, tính khả thi và hiệu quả và phát triển, tác giả luận văn đề xuất 5 biện pháp cơ bản nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học mơn Tiếng Anh ở Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet, bao gồm: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và học viên Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet về hoạt động dạy học môn Tiếng Anh; Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho đội ngũ giảng viên mơn Tiếng Anh Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet; Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học mơn Tiếng Anh ở Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet; Tăng cường chỉ đạo để nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên mơn Tiếng Anh ở trường Chính trị hành chính tỉnh Savannakhet; và Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học môn Tiếng Anh tại Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet.

Đây là những biện pháp cơ bản nhất, chủ yếu trong q trình tổ chức dạy học mơn Tiếng Anh ở Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet. Các biện pháp là một chỉnh thể thống nhất, tồn vẹn và có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau tạo nên sức mạnh tổng hợp nâng cao hiệu quả dạy học môn Tiếng Anh ở Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet. Các biện pháp đều được đánh giá cao về mức độ cần thiết và tính khả thi.

Để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet, các chủ thể quản lý cần phải vận dụng một cách chủ động, sáng tạo và linh hoạt các biện pháp đã đề xuất, đảm bảo cho q trình dạy học mơn Tiếng Anh ở Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet được tổ chức một cách chặt chẽ và khoa học.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Trong quá trình đổi mới giáo dục hiện nay ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, dạy học môn Tiếng Anh trong các nhà trường là một trong những hoạt động quan trọng.

Để thực hiện việc dạy học tại các trường Chính trị nói chung và quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường Chính trị nói riêng đạt hiệu quả, vai trò của quản lý dạy học rất quan trọng. Nội dung của hoạt động quản lý dạy học môn Tiếng Anh bao gồm xây dựng kế hoạch quản lý dạy học môn tiếng Anh; tổ chức, chỉ đạo hoạt động dạy học môn tiếng Anh và kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo những cách thức phù hợp với một cơ sở đào tạo chuyên ngành Chính trị Hành chính.

Q trình khảo sát ở Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet cho thấy những năm qua, cơng tác quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở đây đã có những thành tựu bước đầu, song vẫn cịn nhiều bất cập và hạn chế, chưa đáp ứng tốt nhu cầu xã hội về việc nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ tại nước CHDCND Lào trong tình hình hiện nay. Việc phân tích lý luận và khảo sát thực trạng cho phép đề xuất những biện pháp quản lý khoa học, sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh của Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet.

Các biện pháp được đề xuất là:

Biện pháp 1: Bồi dưỡng nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và học viên Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet về hoạt động dạy học mơn Tiếng Anh.

Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho đội ngũ giảng viên mơn Tiếng Anh Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet.

Biện pháp 3: Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học mơn Tiếng Anh ở Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet.

Biện pháp 4: Tăng cường chỉ đạo để nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên mơn Tiếng Anh ở trường Chính trị hành chính tỉnh Savannakhet.

Biện pháp 5: Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học môn Tiếng Anh tại Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet.

Các biện pháp có mối quan hệ qua lại chặt chẽ, tạo thành một chỉnh thể thống nhất tác động lên hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet. Mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đều được đánh giá cao.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với ủy ban nhân dân tỉnh Savannakhet

- Trên cơ sở chương trình bồi dưỡng năng lực cho cán bộ quản lí các cơ sở giáo dục, tổ chức triển khai kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý của các trường Chính trị hành chính, trong đó đặc biệt chú ý nội dung bồi dưỡng năng lực quản lý hoạt động dạy học các mơn học nói chung và mơn Tiếng Anh nói riêng.

- Tạo điều kiện để cán bộ quản lý và giảng viên các trường Chính trị của tỉnh được tiếp cận sớm với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng mới trong và ngoài nước để nâng cao năng lực quản lí hoạt động dạy học trong nhà trường.

2.2. Đối với cán bộ quản lý Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet

- Khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi để đội ngũ giảng viên Tiếng Anh của nhà trường được bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học nói chung và dạy học mơn Tiếng Anh nói riêng.

- Nâng cao ý thức trách nhiệm và động viên kịp thời với những giảng viên có khả năng sáng tạo trong dạy học môn Tiếng Anh.

- Tổ chức nhiều phong trào thi đua trong hoạt động dạy học môn Tiếng Anh như thi thiết kế bài giảng, dạy học tiếng Anh theo chủ đề...

- Quan tâm chỉ đạo đội ngũ giảng viên môn Tiếng Anh thực hiện tốt đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đặc thù môn học và đối tượng học viên của trường Chính trị Hành chính.

- Tích cực tìm kiếm, huy động các nguồn lực bên trong và bên ngoài nhà trường, đặc biệt là các nguồn lực xã hội hoá để đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đáp ứng yêu cầu của dạy học môn Tiếng Anh tại trường Chính trị Hành chính.

2.3. Đối với giảng viên dạy học mơn Tiếng Anh của Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet

- Tích cực, chủ động tìm kiếm các chương trình bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học của bản thân, đáp ứng yêu cầu của dạy học cho học viên ở đơn vị nơi cơng tác. Tìm hiểu và nắm được đặc điểm của học viên trong nhà trường để thực hiện hoạt động dạy học mơn Tiếng Anh có hiệu quả.

- Sử dụng các phương pháp dạy học, hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá học viên theo hướng phân hóa đối tượng học viên, khơi gợi được hứng thú học tập của học viên đối với mơn Tiếng Anh từ đó nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Chính trị hành chính.

- Tăng cường sử dụng trang thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Tiếng Anh tại nhà trường. Khuyến khích học viên học tập trên các phương tiện công nghệ thông tin để bổ trợ cho nội dung học tập trên lớp phù hợp với điều kiện học tập và làm việc của học viên ở trường Chính trị hành chính.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo - Vũ Quốc Chung (chủ biên - 2013), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về lãnh đạo và quản lý giáo dục, Nhà xuất bản văn hóa -

Thơng tin, Hà Nội.

2. Đặng Quốc Bảo - Đặng Bá Lãm - Nguyễn Lộc - Phạm Quang Sáng - Bùi Đức Thiệp (2010), Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục Việt

Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

3. Hoàng Tiến Dũng (2014), Dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn tại trung tâm giáo dục thường xuyên, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học bảo vệ tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

4. Nguyễn Bá Dương (1999), Tâm lý học quản lý dành cho người lãnh đạo,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Đỗ Ngọc Đạt (1997), Tiếp cận hiện đại dạy học, Nxb Đại học Quốc gia,

Hà Nội.

6. Trần Khánh Đức (2014), Giáo dục và phát triển ngồn nhân lực trong thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục Việt Nam.

7. Hanold Koontz - Cyvic Odonnell - Heinz Odonnell, Những vấn đề cốt yếu

của quản lý, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

8. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Hạnh (2017), Quản lý dạy học Tiếng Anh theo tiếp cận năng

lực thực hành, Tạp chí Giáo dục, số 415.

10. Trần Thị Hằng (2015) Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh tại Trường Trung học phổ thông Nam Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên, Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục bảo vệ tại Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.

11. Bùi Hiền (chủ biên) (2015), Từ điển giáo dục học, Nxb Khoa học và kỹ

12. Bùi Minh Hiền - Nguyễn Vũ Bích Hiền (đồng chủ biên) (2015), Quản lý

và lãnh đạo nhà trường, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

13. Vương Thanh Hương (2007), Hệ thống thông tin quản lý giáo dục - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

14. Nguyễn Văn Lê, Hà Thế Truyền (2004), Một số kinh nghiệm về giáo dục phổ thông và hướng nghiệp trên thế giới, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

15. Nguyễn Ngọc Quang (1990), Dạy học con đường hình thành nhân cách,

Trường CBQLGD TW 1, Hà Nội.

16. Sở Nội vụ tỉnh Savanakhet (2018), Báo cáo tình hình đội ngũ cán bộ,

công chức năm 2017 gửi Bộ Nội vụ Lào, ngày 16/01/2018.

17. Nguyễn Thanh Thạch (2017), Quản lý dạy học môn Tiếng Anh theo hướng

tiếp cận năng lực học viên ở các trường Trung học phổ thơng huyện Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt kì II.

18. Trần Thị Hồng Thuý (2017), Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng quản lí dạy học tiếng Anh cho sinh viên Trường Đại học Giao thơng vận tải, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt.

19. Đỗ Hoàng Toàn (chủ biên) (2000), Giáo trình Khoa học quản lý, Nxb

Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

20. Thái Duy Tuyên (2001), Giáo dục học hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 21. Thái Duy Tuyên (2005), Những vấn đề chung của giáo dục học, Nxb Đại học

Sư phạm, Hà Nội.

PHỤ LỤC

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN SỐ 1

(Dành cho cán bộ quản lý, giảng viên và học viên)

Để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý dạy học môn Tiếng Anh ở Trường Chính trị Hành chínhtỉnh Savannakhet, xin ơng/bà vui lịng cung cấp thơng tin bằng cách đánh dấu (x) vào (□) mà ông/bà cho là phù hợp.

Câu 1. Ông/bà đánh giá như thế nào về thực trạng đảm bảo mục tiêu dạy học môn Tiếng Anh ở Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet?

TT Nội dung thực trạng Mức độ thực hiện Tốt Trung bình Khơng tốt

1 Sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp thông

qua bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết □ □ □

2 Tiếp tục hình thành và phát triển kiến thức cơ bản và

chuyên sâu về tiếng Anh □ □ □

3 Sử dụng tiếng Anh để học tập các môn khoa học chuyên

ngành Chính trị - Hành chính một cách hiệu quả □ □ □

4 Sử dụng tiếng Anh để nâng cao chất lượng học tập

các môn học khác □ □ □

5

Thơng qua tiếng Anh có những hiểu biết sâu rộng hơn về đất nước, con người, nền văn hố của các nước nói tiếng Anh

□ □ □

Câu 2. Ông/bà đánh giá như thế nào về thực trạng phương pháp dạy học môn Tiếng Anh ở Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet?

TT Nội dung thực trạng Mức độ thực hiện Tốt Trung bình Khơng tốt 1 Phương pháp vấn đáp □ □ □ 2 Phương pháp thuyết trình □ □ □

3 Phương pháp thảo luận nhóm □ □ □

Câu 3. Ông/bà đánh giá như thế nào về thực trạng hình thức dạy học mơn Tiếng Anh ở Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet? TT Nội dung thực trạng Mức độ thực hiện Tốt Trung bình Khơng tốt 1 Hình thức dạy học trên lớp □ □ □

2 Hình thức dạy học ngoại khố □ □ □

3 Hình thức tham quan ở các nhà máy, khu cơng nghiệp liên

doanh nước ngoài để phát triển kỹ năng nói Tiếng Anh □ □ □

4 Hình thức mời giảng viên nước ngoài giảng dạy tại

trường cho học viên □ □ □

Câu 4. Ông/bà đánh giá như thế nào về thực trạng kiểm tra - đánh giá trong dạy học mơn Tiếng Anh ở Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet?

TT Nội dung thực trạng Mức độ thực hiện Tốt Trung bình Khơng tốt

1 Xây dựng hệ thống tiêu chí kiểm tra - đánh giá □ □ □

2 Thiết kế nội dung kiểm tra □ □ □

3 Lựa chọn hình thức kiểm tra □ □ □

4 Sử dụng kết quả kiểm tra - đánh giá để điều chỉnh

hoạt động học tập của học viên □ □ □

5 Sử dụng kết quả kiểm tra - đánh giá để điều chỉnh

Câu 5. Ông/bà đánh giá như thế nào về thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet?

TT Nội dung thực trạng Mức độ thực hiện Tốt Trung bình Khơng tốt

1 Xây dựng kế hoạch chung về dạy học môn tiếng Anh □ □ □

2 Xây dựng lịch theo dõi nền nếp dạy học môn tiếng

Anh hàng ngày, hàng tuần theo từng lớp học viên □ □ □

3 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, hỗ trợ học viên về các

kĩ năng Tiếng Anh (ngoài giờ lên lớp). □ □ □

4

Xây dựng kế hoạch phối hợp với các đoàn thể, bộ phận chức năng trong trường Chính trị để thực hiện hoạt động dạy học môn tiếng Anh

□ □ □

5

Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa cơ sở đào tạo và cơ quan công tác của học viên để thực hiện hoạt động dạy học môn tiếng Anh

□ □ □

Câu 6. Ông/bà đánh giá như thế nào về thực trạng tổ chức hoạt động dạy học môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường chính trị hành chính tỉnh savannakhet nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 87 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)