Nội dung quản lý hoạt động dạy học môn tiếng An hở các trường Chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường chính trị hành chính tỉnh savannakhet nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 33 - 38)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3. Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh tại các trường Chính trị hành chính

1.3.3. Nội dung quản lý hoạt động dạy học môn tiếng An hở các trường Chính trị

trị hành chính

1.3.3.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường Chính trị hành chính

Kế hoạch là tổng thể các hoạt động liên quan tới đánh giá, dự đoán - dự báo và huy động các nguồn lực để xây dựng chương trình hành động tương lai cho đơn vị. Lập kế hoạch là chức năng đặc biệt quan trọng của quy trình quản lý, có ý nghĩa tiên quyết đối với hiệu quả của hoạt động quản lý và quản lý giáo dục, quản lý nhà.

Với chủ thể quản lý của các nhà trường Chính trị hành chính cấp tỉnh, lập kế hoạch là chức năng mang tính phổ qt, khơng thể thiếu. Việc lập kế hoạch quản lý hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học phân hóa giúp Hiệu trưởng các trường Chính trị ý thức rõ ràng về mục tiêu cần đạt được, xác định những gì cần phải hồn thành và hồn thành như thế nào để trong q trình triển khai các hoạt động dạy học môn Tiếng Anh tại nhà trường.

Chức năng xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh của Hiệu trưởng các trường Chính trị hành chính bao gồm những cơng việc cụ thể như sau:

- Xây dựng kế hoạch chung về dạy học môn tiếng Anh. Trên cơ sở định hướng và kế hoạch dạy học của Hiệu trưởng các trường Chính trị hành chính đã ban hành, Hiệu trưởng các trường Chính trị hành chính cụ thể hóa thành kế hoạch chung về dạy học môn tiếng Anh tại cơ sở giáo dục của mình. Kế hoạch chung nhằm thực hiện dạy đủ nội dung chương trình mơn học Tiếng Anh theo từng lớp, từng đối tượng học viên và đúng thời lượng.

- Xây dựng lịch theo dõi nền nếp dạy học môn tiếng Anh hàng ngày, hàng tuần theo từng lớp học viên.

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, hỗ trợ học viên về các kĩ năng Tiếng Anh (ngoài giờ lên lớp).

- Xây dựng kế hoạch phối hợp với các đoàn thể, bộ phận chức năng trong trường Chính trị để thực hiện hoạt động dạy học môn tiếng Anh.

- Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa cơ sở đào tạo và cơ quan công tác của học viên để thực hiện hoạt động dạy học mơn tiếng Anh. Sở dĩ có nội dung này trong chức năng lập kế hoạch hoạt động dạy học môn tiếng Anh của Hiệu trưởng các trường Chính trị hành chính bởi đối tượng học viên là các cán bộ đã làm việc, công tác tại các cơ quan Nhà nước.

Sản phẩm của chức năng lập kế hoạch là bản kế hoạch hoạt động dạy học mơn tiếng Anh ở các trường Chính trị. Bản kế hoạch vừa là công cụ, vừa là mục tiêu của quản lý giáo dục tại nhà trường. Hiệu trưởng vừa phải biết sử dụng kế hoạch một cách hiệu quả, vừa phải biết tạo lập những kế hoạch mới để đáp ứng sự phát triển khơng ngừng của các nhà trường Chính trị, đảm bảo hồn thành tốt các nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng được giao phó.

1.3.3.2. Tổ chức hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường Chính trị hành chính

Tổ chức hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường Chính trị hành chính bao gồm nhiều nội dung. Để thực hiện những nội dung này, Hiệu trưởng ở các trường Chính trị cần thực hiện một số cơng việc như sau:

- Hoàn thiện Ban chỉ đạo hoạt động dạy học môn tiếng Anh: Căn cứ vào cơ cấu tổ chức của nhà trường, Hiệu trưởng trường Chính trị phân cơng cán bộ quản lý phụ trách hoạt động dạy học mơn tiếng Anh. Cán bộ quản lý này có thể là Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn hoặc Trưởng bộ môn Tiếng Anh. Cán bộ quản lý được phân cơng có trách nhiệm giúp Hiệu trưởng trường Chính trị các cơng việc liên quan đến hoạt động dạy học môn tiếng Anh. Các công việc cụ thể bao gồm: Dự thảo kế hoạch hoạt động dạy học môn tiếng Anh; trực tiếp tổ chức hoạt động dạy học môn tiếng; tổ chức công tác bồi dưỡng đội ngũ giảng viên Tiếng Anh của nhà trường; xây dựng mạng lưới cốt cát về chun mơn Tiếng Anh làm nịng cốt; phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể để tạo ra cơ chế đồng bộ, hoạt động nhịp nhàng, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh ở trường Chính trị.

- Tổ chức hoạt động dạy học môn Tiếng Anh: Hoạt động dạy học môn Tiếng Anh bao gồm hoạt động dạy của giảng viên và hoạt động học của học viên. Vì thế, tổ chức hoạt động dạy học mơn Tiếng Anh ở trường Chính trị thực chất là tổ chức hoạt động dạy của giảng viên và hoạt động học của học viên trong sự thống nhất biện chứng.

Tổ chức hoạt động dạy môn Tiếng Anh của giảng viên trường Chính trị bao gồm: Tổ chức thiết kế bài dạy môn Tiếng Anh; Tổ chức đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh; Tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học mơn Tiếng Anh; Tổ chức đổi mới hình thức tổ chức dạy học môn Tiếng Anh; Tổ chức đổi mới hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh của học viên.

Tổ chức hoạt động học tập môn Tiếng Anh của học viên trường Chính trị bao gồm: Tổ chức đổi mới phương pháp học tập và tổ chức đổi mới hình thức học tập.

1.3.3.3. Chỉ đạo hoạt động dạy học mơn tiếng Anh ở các trường Chính trị hành chính

Chỉ đạo là những hành động xác lập quyền chỉ huy và sự can thiệp của người lãnh đạo trong tồn bộ q trình quản lý, là việc huy động mọi lực lượng vào việc thực hiện và điều hành các hoạt động để hoàn thành kế hoạch đề ra. Chỉ đạo hoạt động dạy học mơn tiếng Anh ở các trường Chính trị hành chính được xem như là q trình “thi cơng” kế hoạch đã vạch ra để thực hiện hoạt động dạy học mơn tiếng Anh ở các trường Chính trị hành chính.

Các nội dung cụ thể của việc chỉ đạo hoạt động dạy học mơn tiếng Anh ở các trường Chính trị hành chính như sau:

- Hiệu trưởng các trường Chính trị nước lựa chọn phương án tối ưu và ra các quyết định chính xác, kịp thời trong việc triển khai dạy học môn tiếng Anh. Căn cứ vào mục tiêu, nội dung của kế hoạch, chủ thể quản lý lựa chọn phương án tối ưu để ra các quyết định bám sát mục tiêu, kịp thời, hợp lí và quán triệt các nguyên tắc hoạt động trong triển khai dạy học môn tiếng Anh tại nhà trường.

- Hiệu trưởng các trường Chính trị nước điều khiển bộ máy tổ chức dạy học môn tiếng Anh hoạt động đồng bộ, hiệu quả.

- Hiệu trưởng các trường Chính trị sử dụng các phương pháp quản lý để điều hành q trình triển khai dạy học mơn tiếng Anh. Hiệu trưởng phối hợp các phương pháp trong việc điều hành q trình triển khai dạy học mơn tiếng Anh để điều hành các hoạt động dạy học mơn tiếng Anh một cách thuận lợi. Đó là việc giao nhiệm vụ cho từng bộ phận, các nhân một cách khoa học, không chồng chéo, theo đúng chức năng nhiệm vụ trong mối quan hệ hợp tác giữa chủ thể quản lý - giảng viên, giảng viên - giảng viên.

- Hiệu trưởng các trường Chính trị thực hiện cơng tác giám sát và điều chỉnh hoạt động dạy học mơn tiếng Anh kịp thời. Đây là q trình Hiệu trưởng theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận, cá nhân để phát hiện ra những mặt tích cực cần phát huy, những hạn chế, sai lệch cần khắc phục. Trên cơ sở đó, đưa ra các quyết định điều chỉnh kịp thời và phù hợp cho q trình dạy học mơn tiếng Anh đang diễn ra và cơ sở thiết lập q trình quản lý dạy học mơn tiếng Anh tiếp theo.

- Hiệu trưởng các trường Chính trị đôn đốc, động viên, tạo động lực cho giảng viên trong việc triển khai dạy học môn tiếng Anh. Hiệu trưởng phải thường xuyên đôn đốc, động viên, tạo động lực cho giảng viên trong việc triển khai dạy học môn tiếng Anh, để biến mục tiêu dạy học môn tiếng Anh thành nhu cầu hoạt động của mỗi giảng viên.

1.3.3.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường Chính trị hành chính

Kiểm tra là q trình đo lường hoạt động và kết quả hoạt động của tổ chức trên cơ sở các tiêu chuẩn đã được xác lập để phát hiện những ưu điểm và hạn chế nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp giúp tổ chức phát triển theo đúng mục tiêu. Kiểm tra - đánh giá là một trong những chức năng quan trọng của quản lý nói chung và quản lý nhà trường nói riêng.

Đối với hoạt động dạy học Tiếng Anh ở các trường Chính trị hành chính, kiểm tra - đánh giá nhằm giúp Hiệu trưởng nắm bắt thông tin đầy đủ, khách quan về dạy học Tiếng Anh; nhận biết thực trạng dạy học Tiếng Anh trong nhà trường theo từng giai đoạn; đánh giá kết quả cảu hoạt động dạy học Tiếng Anh; động viên, khuyến khích các nhân tố tích cực, cũng như giúp đỡ, điều chỉnh, uốn nắn những sai lệch của cả đội ngũ giảng viên Tiếng Anh và cán bộ quản lý nhà trường.

Nội dung kiểm tra - đánh giá hoạt động dạy học Tiếng Anh tương đối đa dạng, bao gồm một số mặt cơ bản như kiểm tra các hoạt động nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Anh; kiểm tra giờ dạy học Tiếng Anh trên lớp; kiểm tra - đánh giá hoạt động của Bộ môn trong việc triển khai dạy học Tiếng Anh và nâng cao chất lượng hoạt động dạy học Tiếng Anh.

Có nhiều hình thức kiểm tra - đánh giá dạy học Tiếng Anh.

- Đối với hoạt động dạy của giảng viên mơn Tiếng Anh: Có hình thức dự giờ; thơng qua kiểm tra chất lượng học tập của các đối tượng học viên trong lớp; thông qua các đợt thao giảng, thi giảng viên giỏi.

- Đối với học viên trường Chính trị: Có hình thức thơng qua kiểm tra định kỳ; thông qua các đợt khảo sát chất lượng; thông qua các đợt thi.

- Đối với Bộ môn: qua hoạt động sinh hoạt chuyên môn của của các giảng viên Tiếng Anh trong nhà trường với nhau.

Hiệu trưởng tiến hành kiểm tra - đánh giá hoạt động dạy học Tiếng Anh theo các bước như sau:

Xây dựng kế hoạch kiểm tra hoạt động dạy học Tiếng Anh ngay từ đầu năm học. Nội dung kế hoạch phải đảm bảo phù hợp với các văn bản pháp quy và đặc thù tình hình dạy học Tiếng Anh của một nhà trường Chính trị hành chính.

Tiến hành kiểm tra hoạt động dạy học Tiếng Anh: Thực hiện kiểm tra định kỳ giảng viên Tiếng Anh trong năm học; tổ chức nhóm đại diện dự giờ; Hiệu trưởng trực tiếp dự giờ; Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn hoặc Trưởng Bộ môn dự giờ.

Khi tiến hành kiểm tra - đánh giá hoạt động dạy học Tiếng Anh, Hiệu trưởng ở các trường Chính trị cần chú ý đảm bảo tính pháp quy, tính nguyên tắc của kiểm tra - đánh giá; chú ý đến các trường hợp cá biệt, đặc thù. Việc kiểm tra - đánh giá phải được tiến hành một cách khoa học, công bằng, công khai, dân chủ (dựa vào chuẩn đã xác định, đã thống nhất để đánh giá; thực hiện quá trình đánh giá; xác định kết quả, phân loại mức độ đạt được; khen thưởng và kỷ luật).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường chính trị hành chính tỉnh savannakhet nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 33 - 38)