Tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường chính trị hành chính tỉnh savannakhet nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 87 - 90)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4. Khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

3.4.4. Tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Bảng 3.3. Tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi

TT Các biện pháp Mức độ cần thiết Tính khả thi Giá trị TB Thứ bậc Giá trị TB Thứ bậc 1

Bồi dưỡng nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và học viên Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet về hoạt động dạy học môn Tiếng Anh

2,80 3 2,75 2

2

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho đội ngũ giảng viên môn Tiếng Anh Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet

2,94 1 2,83 1

3

Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet

2,74 5 2,62 3

4

Chỉ đạo để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn Tiếng Anh ở trường Chính trị hành chính tỉnh Savannakhet

2,80 3 2,80 3

5

Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học môn Tiếng Anh tại Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet

2,85 2 2,48 5

Từ kết quả bảng thống kê 3.3 cho thấy các biện pháp được đề xuất trong luận văn về quản lý dạy học môn Tiếng Anh ở Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet đạt mức độ rất cần thiết và có tính khả thi cao. Ngồi ra, có thể thấy giữa mức độ cần thiết và tính khả thi có mối quan hệ với nhau chặt chẽ. Sự chênh lệch điểm trung bình giữa các mức độ không quá lớn. Độ chênh lệch điểm trung bình chung giữa mức độ cần thiết và tính khả thi là 0.16. Biện pháp 2 "Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho đội ngũ giảng viên mơn Tiếng Anh Trường Chính trị Hành chínhtỉnh Savannakhet" vừa được đánh giá có mức độ cần thiết cao nhất, vừa được đánh giá có tính khả thi cao nhất.

Kết luận chương 3

Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet, trên cơ sở quán triệt các nguyên tác đảm bảo tính thực tiễn, tính hệ thống, tính đồng bộ, tính khả thi và hiệu quả và phát triển, tác giả luận văn đề xuất 5 biện pháp cơ bản nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học mơn Tiếng Anh ở Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet, bao gồm: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và học viên Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet về hoạt động dạy học mơn Tiếng Anh; Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho đội ngũ giảng viên mơn Tiếng Anh Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet; Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet; Tăng cường chỉ đạo để nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên mơn Tiếng Anh ở trường Chính trị hành chính tỉnh Savannakhet; và Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học môn Tiếng Anh tại Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet.

Đây là những biện pháp cơ bản nhất, chủ yếu trong quá trình tổ chức dạy học mơn Tiếng Anh ở Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet. Các biện pháp là một chỉnh thể thống nhất, tồn vẹn và có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau tạo nên sức mạnh tổng hợp nâng cao hiệu quả dạy học môn Tiếng Anh ở Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet. Các biện pháp đều được đánh giá cao về mức độ cần thiết và tính khả thi.

Để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học mơn Tiếng Anh ở các Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet, các chủ thể quản lý cần phải vận dụng một cách chủ động, sáng tạo và linh hoạt các biện pháp đã đề xuất, đảm bảo cho q trình dạy học mơn Tiếng Anh ở Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet được tổ chức một cách chặt chẽ và khoa học.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường chính trị hành chính tỉnh savannakhet nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 87 - 90)