8. Cấu trúc của luận văn
1.3.2. Chủ thể quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng An hở các trường Chính trị
những người đứng đầu các trường chính trị thường gắn với chuyên ngành chính trị, hành chính. Vì vậy Hiệu trưởng nhà trường cần gắn với hoạt động của các Khoa chịu trách nhiệm chuyên môn đối với môn Tiếng Anh để việc tổ chức quản lí sát hơn, hiệu quả hơn đối với hoạt động dạy học môn Tiếng Anh tại các trường Chính trị, hành chính.
1.3.2. Chủ thể quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường Chính trị hành chính trị hành chính
Tham gia quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường Chính trị hành chính có nhiều chủ thể với sự phân cấp từ cao xuống thấp như sau:
- Hiệu trưởng trường Chính trị
Trong quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường Chính trị nước CHDCND Lào, Hiệu trưởng là người đảm nhiệm các công việc như sau: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường Chính trị mà mình phụ trách; Tổ chức thực hiện hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường Chính trị mà mình phụ trách; Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường Chính trị mà mình phụ trách; Tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng nâng cao nhận thức, kỹ năng dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh cho giảng viên Tiếng Anh và cán bộ quản lý ở trường Chính trị mà mình phụ trách; Đảm bảo
các điều kiện về CSVC, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường Chính trị mà mình phụ trách.
- Trưởng phòng Đào tạo
Trưởng phòng phòng Đào tạo là người thừa hành mệnh lệnh của Hiệu trưởng chỉ đạo trực tiếp đối với các hoạt động đào tạo của nhà trường. Công việc ncuar Trưởng phòng Phòng đào tạo là sắp xếp thời khóa biểu học tập, tổ chức hoạt động dạy học theo thời khóa biểu và giám sát hiệu quả thực hiện nhiệm vụ dạy và học của giảng viên. Báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học trong nhà trường. Hoạt động dạy học môn Tiếng anh được tổ chức thống nhất trong các môn học khác của chương trình đào tạo.
- Trưởng Bộ môn Tiếng Anh
Trong quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường Chính trị hành chính, Trưởng Bộ môn Tiếng Anh là người đảm nhiệm các công việc như sau: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động dạy học môn Tiếng Anh trong năm học, quản lý kế hoạch dạy học của cá nhân các giảng viên môn Tiếng Anh; Tổ chức thực hiện hoạt động dạy học môn Tiếng Anh; Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra hoạt động dạy học môn Tiếng Anh; Tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng nâng cao nhận thức, kỹ năng dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh; Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học môn Tiếng Anh.
- Giảng viên dạy Tiếng Anh ở các trường Chính trị hành chính
Giảng viên dạy Tiếng Anh ở các trường Chính trị vừa là khách thể, vừa là chủ thể quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh. Là khách thể, giảng viên dạy Tiếng Anh chịu sự quản lý của Hiệu trưởng, Trưởng Bộ môn trong quá trình thực hiện hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường Chính trị. Là chủ thể, giảng viên chủ động thực hiện sáng tạo các khâu của quá trình dạy học, đảm bảo cho các yếu tố của nó hướng vào việc hình thành các năng lực ngôn ngữ Tiếng Anh cho học viên.