Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường chính trị hành chính tỉnh savannakhet nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 68)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Nguyên tắc này xác định mối liên hệ thiết thực, chặt chẽ của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh được đề xuất với thực tiễn môi trường sẽ áp dụng các biện pháp (Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet). Các biện pháp phải sát với thực tiễn, đáp ứng được mục đích, nhiệm vụ của hoạt động dạy học môn Tiếng Anh tại Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet.

Để đảm bảo tính thực tiễn, các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh được đề xuất cho Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet phải tính đến một số đặc điểm sau:

- Đặc điểm học viên Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet - Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Savannakhet.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Hệ thống là tập hợp các phần tử có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động chi phối lẫn nhau theo các quy luật nhất định để trở thành một chỉnh thể. Ngun tắc đảm bảo tính hệ thống địi hỏi các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh được đề xuất phải đáp ứng hai yêu cầu: Vừa phù hợp với lơ gíc quản lý, tác động đồng thời đến tất cả các yếu tố của quá trình dạy học Tiếng Anh ở Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet; vừa có mối liên hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau, thúc đẩy lẫn nhau nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Hoạt động quản lý dạy học môn Tiếng Anh ở Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó bao gồm những yếu tố chủ quan và những yếu tố khách quan. Vì vậy, việc đưa ra một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học mơn Tiếng Anh ở Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet phải bổ trợ cho nhau và đảm bảo tính đồng đồng bộ, nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tố đó. Tính đồng bộ thể hiện ở chỗ khơng có biện pháp quản lý nào tách rời biện pháp quản lý nào. Các biện pháp nằm trong chương trình, kế hoạch hoạt động của Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet nhằm đảm bảo mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi và hiệu quả

Nguyên tắc này đòi hỏi, khi đưa ra các giải pháp quản lý hoạt động dạy học mơn Tiếng Anh ở Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet phải thực hiện được và đảm bảo hiệu quả cao. Muốn vậy, các biện pháp đề xuất phải xuất phát từ việc nghiên cứu sâu sát thực tiễn.

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học mơn Tiếng Anh ở Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet

3.2.1. Bồi dưỡng nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và học viên Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet về hoạt động dạy học mơn Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet về hoạt động dạy học môn Tiếng Anh

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm trang bị thêm hiểu biết, hình thành quan niệm đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động dạy học môn Tiếng Anh cho cán bộ quản lý, giảng viên bộ mơn và học viên. Trên cơ sở đó, nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ của từng đối tượng trong hoạt động dạy học mơn Tiếng Anh tại Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Nội dung bao gồm việc nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và học viên Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet về: Tầm quan trọng của dạy học môn Tiếng Anh và đặc trưng của dạy học môn Tiếng Anh tại Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet.

Để thực hiện, Hiệu trưởng hệ thống hóa các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác đào tạo tại Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet nói chung và hoạt động dạy học mơn Tiếng Anh tại Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet nói riêng. Từ đó, tổ chức phổ biến cho cán bộ quản lý, giảng viên và học viên. Các bước cụ thể như sau:

- Bước 1: Tổ chức phổ biến, quán triệt cho cán bộ quản lý, giảng viên và học viên về chủ trương, ý nghĩa, sự cần thiết của hoạt động dạy học mơn Tiếng Anh tại Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet. Làm cho cán bộ quản lý, giảng viên và học viên nhận thức sâu sắc rằng:

+ Ngày nay, Tiếng Anh là chìa khóa để hội nhập quốc tế. Cơng tác giảng dạy và học tập tiếng Anh cần được chú trọng. Để việc học tiếng Anh tại Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet đạt hiệu quả, cần những sáng kiến hay, cách làm sáng tạo được triển khai rộng khắp, mang lại hiệu quả thiết thực.

+ Nét độc đáo trong việc học tập tiếng Anh ở Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet là tính linh hoạt, sáng tạo, phù hợp và mang tính phổ biến cao. Đây là yếu tố cốt lõi khiến phong trào dạy và học tiếng Anh của nhà trường có sức lan tỏa rộng khắp, lôi cuốn đông đảo các lực lượng tham gia một cách tự giác. Theo đó, việc học tiếng Anh cần được lồng ghép trong mọi hoạt động, chứ khơng gói gọn trong hoạt động giảng dạy và học tập trên lớp.

Việc tổ chức phổ biến, quán triệt cho cán bộ quản lý, giảng viên và học viên về chủ trương, ý nghĩa, sự cần thiết của dạy học mơn Tiếng Anh có thể tiến hành thơng qua hình thức mời báo cáo viên từ các cơ sở giáo dục có hoạt

động dạy học Tiếng Anh mạnh đến nói chuyện, tọa đàm với cán bộ quản lý, giảng viên và học viên nhà trường.

- Bước 2: Đưa nội dung nâng cao chất lượng hoạt động dạy học Tiếng Anh vào kế hoạch năm học của nhà trường và của từng giảng viên Tiếng Anh Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet.

Thơng qua việc nội dung nâng cao chất lượng hoạt động dạy học Tiếng Anh vào kế hoạch năm học của nhà trường và của từng giảng viên Tiếng Anh để biến nâng cao chất lượng hoạt động dạy học Tiếng Anh thành nhiệm vụ xuyên suốt năm học, nâng cao chất lượng hoạt động dạy học Tiếng Anh là bức thiết trong quá trình nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường.

- Bước 3: Thống nhất quan điểm về hoạt động dạy học môn Tiếng Anh. - Bước 4: Chỉ đạo các tổ chuyên môn trong nhà trường sinh hoạt, thảo luận về nâng cao chất lượng hoạt động dạy học Tiếng Anh. Để tiến hành nâng cao nhận thức về nâng cao chất lượng hoạt động dạy học Tiếng Anh thông qua các hoạt động ở cấp Tổ chuyên môn, Hiệu trưởng nhà trường cần làm tốt khâu chuẩn bị - là việc xây dựng lực lượng nòng cốt về dạy học Tiếng Anh và đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Anh.

- Bước 5: Chỉ đạo các bộ phận chức năng, các tổ chức trong Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet ý thức sẵn sàng phối hợp thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn Tiếng Anh.

3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho đội ngũ giảng viên mơn Tiếng Anh Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet mơn Tiếng Anh Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet

3.2.2.1. Mục tiêu

Biện pháp này nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao đặt ra trong quá trình tiến hành dạy học môn Tiếng anh ở Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet, phục vụ tốt hơn nhu cầu, nguyện vọng của học viên và cộng đồng xã hội trong việc sử dụng thành thạo Tiếng Anh trong công việc và cuộc sống.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Các nội dung cơ bản cần thực hiện đối với biện pháp này bao gồm: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học môn Tiếng Anh cho đội ngũ giảng viên Tiếng Anh Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet; Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giảng viên Tiếng Anh Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet; Khuyến khích giảng viên Tiếng Anh Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet chia sẻ thông tin và kinh nghiệm dạy học môn Tiếng Anh; Tổ chức bồi dưỡng các năng lực phụ trợ cho dạy học môn Tiếng Anh như bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng cộng nghệ thông tin, kỹ năng dạy học theo từng đối tượng học viên.

- Bước 1: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học môn Tiếng Anh cho đội ngũ giảng viên Tiếng Anh.

Hiệu trưởng Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet phải xác định được mục tiêu của kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh theo hướng đáp ứng yêu cầu của học viên, tạo dựng được mơi trường làm việc tích cực, sáng tạo, thực hiện việc dạy học Tiếng Anh phục vụ nghề nghiệp.

Chỉ đạo Hiệu phó phụ trách chun mơn và Trưởng Bộ mơn Tiếng Anh cụ thể hóa mục tiêu của nhà trường trong dạy học môn Tiếng Anh thành các biện pháp/chương trình hành động cụ thể. Phát huy được vai trị của trưởng bộ mơn, của giảng viên hạt nhân trong tư vấn, hướng dẫn đồng nghiệp nâng cao chất lượng dạy học mơn Tiếng Anh. Có những biện pháp hỗ trợ và động viên với những giảng viên cần cố gắng. Kế hoạch cần quy định việc thực hiện cụ thể (trong sinh hoạt chuyên mơn, giảng dạy, dự giờ, …), lộ trình thực hiện trong tháng, học kỳ, năm học.

Hiệu trưởng cùng với trưởng bộ môn Tiếng Anh tiến hành kiểm tra, đánh giá và khen thưởng cũng như hướng dẫn, làm mẫu, góp ý, phê bình, khiển trách… quá trình thực hiện của giảng viên.

- Bước 2: Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giảng viên Tiếng Anh

Hiệu trưởng Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet tổ chức bồi dưỡng thường xuyên giảng viên Tiếng Anh theo yêu cầu của các cấp quản lý nhà trường; mời các giảng viên có kinh nghiệm, các chuyên gia báo cáo trong các dịp sinh hoạt chuyên môn hằng tháng, hằng năm.

Đề xuất một số năng lực giảng viên Tiếng Anh Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet cần có như sau:

- Năng lực đánh giá, phân loại học viên: Giảng viên cần được bồi dưỡng kỹ năng phân loại trình độ nhận thức, nhịp độ nhận thức, hứng thú học tập, phong các học tập của học viên. Từ đó, xây dựng mục tiêu dạy học và lựa chọn hình thức tổ chức, phương pháp dạy phù hợp.

- Năng lực thiết kế và sử dụng các nguồn học liệu trong quá trình dạy học môn Tiếng Anh.

- Năng lực xây dựng nội dụng dạy học môn Tiếng Anh gắn với sự phân bố hợp lý các kỹ năng ngơn ngữ cần hình thành cho học viên.

- Năng lực phối hợp sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn Tiếng Anh. Giảng viên cần được bồi dưỡng kỹ năng sử dụng các hình thức tổ chức dạy học đa dạng (tồn lớp, nhóm nhỏ, cá nhân).

- Năng lực quản lý lớp học và tạo lập môi trường dạy học Tiếng Anh thuận lợi: Năng lực phân bố thời gian hợp lí cho từng hoạt động phù hợp với đối tượng học viên; năng lực tính tốn cách thức giao bài tập, giao nhiệm vụ cho học viên.

- Bước 3: Khuyến khích giảng viên Tiếng Anh Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet chia sẻ thông tin và kinh nghiệm dạy học môn Tiếng Anh với cán bộ quản lý, đồng nghiệp và học viên.

Việc chia sẻ này được thực hiện thông qua tổ chức học tập, trao đổi, hội thảo (cấp trường) về vai trị, vị trí và việc dạy học mơn Tiếng Anh; chia sẻ sáng kiến hay, cách làm sáng tạo trong dạy và học tiếng Anh.

- Bước 4: Tổ chức bồi dưỡng các năng lực phụ trợ cho dạy học môn Tiếng Anh như bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng cộng nghệ thông tin, kỹ năng dạy học theo từng đối tượng học viên.

Hiệu trưởng Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet thơng qua đội ngũ giảng viên tin học, giảng viên Tiếng Anh hạt nhân để phát triển kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong việc lập kế hoạch dạy học, soạn giáo án,... cho đội ngũ giảng viên Tiếng Anh. Tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo gắn với việc thường xuyên sử dụng Internet và các thiết bị công nghệ thông tin.

3.2.3. Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet

3.2.3.1. Mục tiêu

Nhằm xem xét thực tiễn việc thực hiện các nhiệm vụ dạy học môn Tiếng Anh, đánh giá đúng thực trạng quá trình dạy học môn Tiếng Anh ở Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet. Từ đó, khuyến khích những nhân tố tích cực, phát hiện những sai lệch và đưa ra những quyết định điều chỉnh, giúp các đối tượng hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu dạy học môn Tiếng Anh đã xác định.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Để thực hiện có hiệu quả cơng tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học mơn Tiếng Anh ở Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet, Hiệu trưởng Trường Chính trị Hành chínhtỉnh Savannakhet cần thực hiện tốt các bước sau:

- Bước 1: Xác định nguyên tắc kiểm tra, đánh giá

Khi tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học mơn Tiếng Anh tại Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet, Hiệu trưởng cần phải đảm bảo 4 nguyên tắc sau đây:

- Nguyên tắc đảm bảo tính chính xác khách quan. Đây là nguyên tắc hàng đầu trong kiểm tra, đánh giá nói chung và kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học mơn Tiếng Anh nói riêng. Kết quả kiểm tra, đánh giá phải phản ánh

trung thực, đúng thực trạng hoạt động dạy học môn Tiếng Anh đạt được của từng giảng viên Trường Chính trị Hành chínhtỉnh Savannakhet; khơng định kiến hoặc thiên vị; đảm bảo thực hiện đúng theo các văn bản pháp lý được quy định cho kiểm tra, đánh giá. Đánh giá phải đúng thực chất, chú trọng đến đánh giá chất lượng, hiệu quả dạy học môn Tiếng Anh. Khi đánh giá hoạt động dạy học môn Tiếng Anh, Hiệu trưởng Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet phải kết hợp đánh giá quá trình dạy học môn Tiếng Anh với đánh giá kết quả dạy học môn Tiếng Anh. Sử dụng phối hợp nhiều phương pháp, hình thức đánh giá; kết hợp đánh giá định tính và định lượng, thu thập thông tin và đánh giá từ nhiều kênh.

- Nguyên tắc tính hiệu quả. Kiểm tra, đánh giá khơng chỉ để nắm kết quả dạy học mơn Tiếng Anh trong nhà trường mà cịn thơng qua đó xem xét, phân tích, rút ra những điểm mạnh, điểm yếu và những nguyên nhân để tìm cách phát huy hoặc khắc phục. Kiểm tra, đánh giá phải có tác dụng thúc đẩy quá trình nâng cao hiệu quả dạy học môn Tiếng Anh ở Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet.

- Ngun tắc tính cơng khai, dân chủ. Công khai dân chủ là nguyên tắc bắt buộc đối với kiểm tra, đánh giá. Công khai và dân chủ sẽ tạo ra bầu khơng khí lành mạnh trong Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet, tác động tốt đến giảng viên, thúc đẩy giảng viên tích cực nâng cao hiệu quả dạy học của bản thân.

- Nguyên tắc thường xuyên, liên tục. Kiểm tra, đánh giá phải thường xuyên liên tục trong quá trình đào tạo ở nhà trường nói chung và trong dạy học mơn Tiếng Anh nói riêng. Kiểm tra, đánh giá thường xuyên để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy học môn Tiếng Anh, đảm bảo cho dạy học môn Tiếng Anh đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của học viên Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet.

Hiệu trưởng Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet xác lập quy trình kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Tiếng Anh một cách khách quan, khoa học. Kiểm tra được thực hiện theo quy trình như sau: (1) Xác định tiêu chí đánh giá (bám sát vào đặc điểm dạy học Tiếng Anh tại Trường Chính trị Hành chính tỉnh Savannakhet); (2) Đo lường việc thực thi các nhiệm vụ dạy học môn Tiếng Anh; (3) So sánh sự phù hợp của kết quả dạy học môn Tiếng Anh của từng giảng viên với tiêu chí đã xây dựng; (4) Đưa ra các quyết định điều chỉnh cần thiết.

- Bước 3: Xác định nội dung kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường chính trị hành chính tỉnh savannakhet nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)