Biện pháp 5: Chỉ đạo phát triển cơ sở vật chất và đầu tư tài chính phục

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý dạy học tại trường THPT Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội theo hướng đảm bảo chất lượng (Trang 104 - 107)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Biện pháp quản lý dạyhọc theo hướng đảm bảo chất lượng ở trường trung học

3.2.5. Biện pháp 5: Chỉ đạo phát triển cơ sở vật chất và đầu tư tài chính phục

a) Mục tiêu

Cơ sở vật chất và tài chính là điều kiện vật chất thiết yếu phục vụ giáo dục và đào tạo và các hoạt động khác trong nhà trường. Quản lý CSVC và tài chính là một

nội dung quan trọng trong QLGD. Mục tiêu của biện pháp quản lý này nhằm bảo đảm CSVC và nguồn tài chính, góp phần đáp ứng yêu cầu cơ bản của dạy học theo hướng ĐBCL trong trường THPT.

Biện quản lý “Bảo đảm CSVC và tài chính phục vụ dạy học theo hướng ĐBCL trong trường THPT” cần được lãnh đạo trường nghiên cứu vận dụng để thực hiện được mục tiêu biện pháp này.

b) Nội dung

* Nội dung 1: Phát triển CSVC bảo đảm đầy đủ, đồng bộ và tiện ích

Tăng cường đầu tư CSVC bảo đảm đầy đủ, đồng bộ, chuẩn hóa, bao gồm: hệ thống phòng làm việc, phòng học, phịng học trang bị cơng nghệ thơng tin, phịng chức năng, phòng thực hành, thư viện điện tử; sân bãi, dụng cụ thể dục thể thao, sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật; Xây dựng hạ tầng CNTT đủ mạnh nhằm đáp ứng yêu cầu dạy học theo tiếp cận năng lực kể cả quá trình dạy học trên lớp, thực hành và tự học của học sinh; xây dựng kho bài giảng điện tử, kết nối với các trường bạn để chia sẻ thông tin, chia sẻ bài giảng, thiết bị để phục vụ quá trình giảng dạy; trang bị phương tiện làm việc thiết bị thí nghiệm, điều kiện trải nghiệm cho cả trị và thầy.

Tích cực tham mưu, đề xuất với lãnh đạo địa phương cung cấp đủ diện tích sử dụng đất theo quy định cho trường, chủ trì cùng với sự hỗ trợ của Sở GD-ĐT tăng cường hoàn thiện CSVC cho nhà trường theo kỳ ngân sách trung hạn và dài hạn. Cho phép mở rộng tự chủ về quản lý và sử dụng tài sản/CSVC (đất, các loại phòng học, thiết bị dạy học...) nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản và tăng nguồn thu (được phép cho hợp tác sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị để cung cấp các dịch vụ giáo dục tại địa phương ...).

Thường xuyên kiểm kê, đánh giá thực tế, lập kế hoạch đầu tư CSVC cho từng năm học; chỉ đạo các khối lớp, tổ bộ môn trong trường căn cứ chức năng, nhiệm vụ đề xuất bố sung CSVC cần thiết phục vụ cơng việc, chú ý xây dựng các phịng học với trang thiết bị đảm bảo phục vụ dạy học theo tiếp cận năng lực.

Ban hành các quy đinh quản lý tài sản đầy đủ, chặt chẽ và bảo đảm các nguyên tắc quy định. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả CSVC phục vụ dạy học theo tiếp cận năng lực. Củng cố, kiện tồn ban quản lý tài sản-thiết bị, có đầy đủ hồ sơ, sổ sách thống kê, kiểm tra tài sản dịnh kỳ

hàng quý, hằng năm. Bên cạnh đó, nhà trường giao trách nhiệm quản lý, sử dụng và bảo quản tài sản; hàng tháng kiểm tra, báo cáo, bảo dưỡng kịp thời.

Huy động các nguồn kinh phí từ cơng tác xã hội hóa, sự hợp tác hỗ trợ của các doanh nghiệp trên địa bàn, các nhà hảo tâm, đồng thời cân đối tiết kiệm chi thường xuyên để tăng cường bổ sung CSVC.

* Nội dung 2: Tăng cường tự chủ tài chính, huy động các nguồn thu, cân

đối thu - chi, bảo đảm kinh phí chi cho GV, cho hoạt động chuyên môn và quản lý hoạt động giáo dục

Chủ động xây dựng dự toán ngân sách 5 năm và hằng năm đáp ứng yêu cầu cân đối thu-chi như mục tiêu nêu trên nhằm bảo đảm quy mô phát triển số lượng và nâng cao CLGD, định hướng như sau:

- Dự toán thu, xác định các nguồn chủ yếu: Ngân sách Nhà nước cấp theo định mức / đầu học sinh trên cơ sở thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh mà Sở GD và ĐT giao hằng năm học và từ học phí; Nguồn thu từ hiến tặng, tài trợ, quà biếu, đầu tư; Nguồn thu từ kinh phí đầu tư và các nguồn thu khác.

- Dự toán chi, bảo đảm cân đối chi như mục tiêu nêu trên. Trên cơ sở chế độ chính sách Nhà nước quy định, xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ bảo đảm đầy đủ các khoản chi và định mức chi phù hợp với thực tế, có định mức; khuyến khích hoạt động đào tạo bồi dưỡng, chế độ đãi ngộ GV giỏi, GV có bằng cấp đào tạo vượt chuẩn.

c) Cách thực hiện và điều kiện thực hiện

- Ban hành các quy đinh quản lý tài sản, quy chế thu chi nội bộ trên cơ sở các quy định của Nhà nước và tình hình thực tế của nhà trường, tạo cơ chế thơng thống nhưng tiết kiệm, hiệu quả trong phục vụ QLGD.

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển CSVC, tài chính đáp ứng yêu cầu dạy học theo hướng ĐBCL sát với Kế hoạch phát triển giáo dục của thành phố.

- Tổ chức kiểm tra thường xuyên việc sử dụng CSVC để kịp thời đánh giá tình hình sử dụng, tu bổ, mua sắm bổ sung. Kiểm tra, đánh giá tình hình huy động và sử dụng tài chính phục vụ GD và các hoạt động khác của nhà trường.

- Đẩy mạnh xã hội hóa huy động nguồn lực xã hội để tăng cường CSVC và tài chính như nội dung nêu trên.

- Tích cực tham mưu với lãnh đạo cấp trên mở rộng thẩm quyền tự chủ về tài chính, tài sản cho nhà trường trên cơ sở quy định của Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho lãnh đạo nhà trường chủ động, sử dụng hiệu quả CSVC và tài chính phục vụ các hoạt động ĐT.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý dạy học tại trường THPT Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội theo hướng đảm bảo chất lượng (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w