Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực đội ngũ khuyến nông viên cơ sở trên
4.3.1. Bản thân khuyến nông viên cơ sở
4.3.1.1. Giới tính
Qua bảng sau ta thấy, tồn tỉnh có 85 nữ KNVCS chiếm tỷ lệ 36,64%, số liệu điều tra tại 3 huyện có KNVCS nữ là 22 người chiếm 36,06% thấp hơn so với tỷ lệ chung của tồn tỉnh. Trong đó, huyện Kim Thành có tỷ lệ KNVCS nữ cao nhất là 36,84%, huyện Kinh Môn tỷ lệ KNVCS nữ là 36%.
Bảng 4.28. Giới tính của khuyến nơng viên
Huyện
Nam Nữ
Số lượng
(Người) Cơ cấu (%) Số lượng (Người) Cơ cấu (%)
Kinh Môn 16 64,00 9 36,00
Chí Linh 11 64,71 6 35,29
Kim Thành 12 63,16 7 36,84
Toàn tỉnh 147 63,36 85 36,64
Nguồn: Số liệu điều tra (2017) Cán bộ khuyến nơng nữ thường gặp khó khăn hơn trong q trình tiếp cận và làm việc với nơng dân, đặc biệt là những người lớn tuổi. Tuy nhiên một số KNVCS nữ có năng lực tốt, họ biết cách thuyết phục nơng dân bằng hình thức vừa vận động tuyên truyền vừa thực hành làm mẫu để nông dân học tập.
4.3.1.2. Độ tuổi, sức khỏe và kinh nghiệm công tác
Bảng 4.29. Cơ cấu và độ tuổi bình quân của KNVCS
Huyện
Độ tuổi bình quân
20 – 30 tuổi 30 – 40 tuổi 40 – 50 tuổi Trên 50 tuổi SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) Kinh Môn 35,80 6 24,00 12 48,00 6 24,00 1 4,00 Chí Linh 33,82 5 29,41 9 52,94 3 17,65 0 0 Kim Thành 34,47 6 31,58 9 47,37 3 15,79 1 5,26 Bình quân 34,84 17 27,87 30 49,18 12 19,67 2 3,28
Nguồn: Số liệu điều tra (2017) Qua số liệu điều tra có thể thấy, KNVCS trên địa bàn 3 huyện điều tra có độ tuổi từ 20 đến trên 50 tuổi, có thể thấy rằng độ tuổi KNVCS khơng đồng đều. Những KNV trẻ nhiều nhiệt huyết, kiến thức, kỹ năng nhưng không nhiều kinh nghiệm bằng KNVCS đã hoạt động lâu năm. KNV nhiều tuổi giàu kinh nghiệm tuy nhiên kiến thức, kỹ năng mới, đặc biệt là sự tiếp thu những TBKT mới khơng thể nhanh nhạy bằng KNV trẻ.
KNVCS có độ tuổi tương đối trẻ với cơ cấu: nhóm KNV độ tuổi từ 20 – 30 chiếm 27,87%, nhóm KNVCS độ tuổi từ 30 – 40 chiếm 49,18%, nhóm KNVCS độ tuổi từ 40 – 50 chiếm 19,67%, nhóm KNVCS độ tuổi trên 50 chiếm 3,28%.
Độ tuổi bình quân của KNVCS ở các huyện điều tra là 34,84 tuổi, trong đó huyện Kinh Mơn có độ tuổi trung bình cao nhất 35,8 và thị xã Chí Linh có độ tuổi trẻ nhất là 33,82.
Với độ tuổi còn khá trẻ sẽ ảnh hưởng đến năng lực KNVCS ở một số mặt sau: Là những cán bộ trẻ có sức khỏe nên nhiệt tình, hăng say cơng tác, có thể đi công tác ở vùng sâu vùng xa, làm việc trực tiếp trên đồng ruộng. Mặt khác khả năng tiếp cận thông tin, sử dụng máy tính, internet, các công cụ hỗ trợ của KNVCS trẻ thường tốt hơn những người lớn tuổi.
Tuy nhiên với độ tuổi còn trẻ nên kinh nghiệm thực tế còn chưa nhiều. Trong khi những khó khăn, vướng mắc của nơng dân rất đa dạng, phức tạp với nhiều tình huống khác nhau. Vì vậy, trong q trình hỗ trợ, giúp đỡ nơng dân đơi khi KNVCS trẻ còn lúng túng. Họ cũng chưa nắm được nhiều đặc điểm sản xuất, điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương, do đó các kiến thức tư vấn, hỗ trợ đơi khi cịn chưa sát với thực tế sản xuất của nông dân.