Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ khuyến nông viên cơ sở trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 41 - 45)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 3.1. Bản đồ vị trí tỉnh Hải Dương

Nguồn: UBND tỉnh Hải Dương (2017) Hải Dương là một tỉnh nằm ở đồng bằng sông Hồng, thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ có toạ độ địa lý từ 20036’ đến 21015’ vĩ Bắc, 106006’ đến 106036’ kinh Đơng. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dương nằm cách thủ đô Hà Nội 57 km về phía đơng, cách thành phố Hải Phòng 45 km về phía tây. Phía tây bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía đơng bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía đơng giáp thành phố Hải Phịng, phía nam giáp tỉnh Thái Bình và phía tây nam giáp tỉnh Hưng Yên. Tổng diện tích đất

tự nhiên của tỉnh là 166.824 ha, Diện tích đất nơng nghiệp là 107.175 ha (Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương, 2016).

3.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng

Diện tích đất tự nhiên của tỉnh Hải Dương là 166.824 ha, với địa hình nghiêng và thấp dần từ Tây Bắc sang Đông Nam. Phân chia thành vùng núi trung du và vùng đồng bằng. Diện tích vùng núi trung du vào khoảng 18.351 ha chiếm 11% tổng diện tích đất tự nhiên của tồn tỉnh và chủ yếu bao gồm hai huyện Chí Linh và Kinh Mơn. Đất đồi núi Hải Dương nhìn chung nghèo chất dinh dưỡng, ít chất hữu cơ, phù hợp với việc trồng cây ăn quả và cây công nghiệp, chăn nuôi và phát triển nghề rừng (Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương, 2016).

Đất đồng bằng được hình thành chủ yếu do sự bồi đắp phù sa của sơng Thái Bình, có xen kẽ phần nhỏ phù sa sơng Hồng với diện tích 148.473 ha, chiếm 89% diện tích tự nhiên của tỉnh. Nhóm đất này tương đối mầu mỡ, tạo điều kiện phát triển nền nơng nghiệp tồn diện và vững chắc với nhiều sản phẩm phong phú bao gồm cả cây lương thực (gạo, ngô, khoai,…), cây công nghiệp và cây ăn quả (vải thiều, nhãn, táo, cam, quýt, chuối,… Phía Đơng của tỉnh, gồm vùng Nhị Chiểu huyện Kinh Môn và một số xã của huyện Thanh Hà, Tứ Kỳ bị nhiễm mặn. Ngồi ra cịn có khoảng 3.500 ha đất phù sa bị úng nước về mùa hè ở huyện Cẩm Giàng và thị xã Chí Linh (Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương, 2016).

Diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 166.824 ha, đất nông nghiệp là 107.175 ha chiếm 64% đất tự nhiên, đất canh tác là 86.179 ha. Trong đó đất lúa gieo cấy hai vụ là 62.793 ha, có khả năng cho năng suất lớn hơn 10 tấn/ha/năm. Đất lâm nghiệp có rừng, đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác là 20.996 ha chiếm 12,6% diện tích đất tự nhiên (Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương, 2016).

Diện tích đất nơng nghiệp của tỉnh tăng giữ ổn định 107.115 ha năm 2014 và năm 2016 là 107.175 ha, tăng bình qn 0,37%. Diện tích đất canh tác năm 2014 là 84.416 ha, năm 2015 tăng lên là 86.363 ha, năm 2016 giảm đi cịn 86.179 ha. Diện tích đất lâm nghiệp giảm đi năm 2014 là 10.850 ha, năm 2015 là 9.568 ha, năm 2016 cịn 9.377 ha. Diện tích đất ni trồng thủy sản tăng khá nhanh từ 10.064 ha năm 2014, năm 2015 là 10.847 ha đến năm 2016 diện tích đạt 11.270 ha. Diện tích đất nơng nghiệp khác tương đối ổn định (Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương, 2016).

Bảng 3.1. Hiện trạng đất đai của tỉnh Hải Dương giai đoạn (2014 – 2016)

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 2015/2014 2016/2015 Bình Quân Tổng diện tích đất tự nhiên 165.598 100,0 166.816 100,0 166.824 100,0 100,74 100,00 100,37 Đất nông nghiệp 107.115 64,7 107.280 63,2 107.175 64,2 100,15 99,90 100,03 Trong đó Đất trồng lúa 62.455 37,7 62.598 37,5 62.793 37,6 100,23 100,31 100,27 Đất trồng cây hàng năm khác 3.432 3,2 3.852 2,3 3.873 2,3 112,24 100,55 106,39

Đất trồng cây lâu năm 20.013 12,1 20.087 12,0 19.513 11,7 100,37 97,14 98,76

Đất lâm nghiệp 10.850 6,6 9.568 5,7 9.377 5,6 88,18 98,00 93,09

Đất nuôi trồng thuỷ sản 10.064 6,1 10.847 6,5 11.270 6,8 107,78 103,90 105,84

Đất nông nghiệp khác 301 0,2 328 0,2 349 0,2 108,97 106,40 107,69

Đất phi nông nghiệp 58.387 35,3 59.218 35,5 59.367 35,6 101,42 100,25 100,84

Trong đó

Đất ở 15.645 9,4 16.620 10,0 16.677 10,0 106,23 100,34 103,29

Đất chuyên dùng 30.811 18,6 30.922 18,5 31.217 18,7 100,36 100,95 100,66

Các loại đất khác 11.931 7,2 11.676 7,0 11.473 6,9 97,86 98,26 98,06

Đất chưa sử dụng 347 0,2 318 0,2 282 0,2 91,64 88,68 90,16

Với quan điểm phát triển sản xuất nông lâm thủy sản theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh, hiệu quả và tính bền vững. Quy hoạch đề ra mục tiêu là xây dựng nền nơng nghiệp phát triển tồn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh; áp dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước và xuất khẩu.

Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy diện tích đất nơng nghiệp năm 2016 giảm so với 2015 tuy nhiên lượng giảm không đáng kể (-0,1%), trong đó chủ yếu là giảm diện tích đất trồng cây lâu năm từ 20.087 ha (năm 2015) xuống còn 19.513 ha (năm 2016). Đối với lúa, bảo vệ quỹ đất lúa ổn định và diện tích đất trồng lúa vẫn tiếp tục tăng qua các năm.

Tóm lại, Hải Dương là một tỉnh có điện tích đất đai tương đối rộng, với diện tích đất nơng nghiệp chiếm 64,2%, Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho Hải Dương phát triển sản xuất nơng nghiệp theo hướng tồn diện, sản xuất hàng hóa mũi nhọn trong nơng nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển của vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và cung cấp sản phẩm xuất khẩu.

3.1.1.3. Khí hậu

Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hai loại gió chủ yếu là gió mùa đơng bắc (từ tháng 10 - tháng 3, 4) và gió nồm đơng nam (tháng 5 - tháng 9). Thời kỳ chuyển tiếp giữa hai mùa (tháng 5 - tháng 6) thường xuất hiện 1 - 2 đợt gió Lào nóng, khơ (Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương, 2016).

Khí hậu Hải Dương khá ẩm, trị số ẩm tương đối trung bình hàng năm giao động từ 80 - 90%. Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.630mm - 1.750mm, mưa nhiều chủ yếu tập trung ở vào các tháng 6, 7, 8.

Nhiệt độ bình quân năm là 24,60C, tổng tích ơn cả năm khoảng 8.5000C, nhiệt độ cao nhất 38 - 390C, thấp nhất 5 - 60C (tháng 1, 2). Số giờ nắng trung bình 1.300 – 1.450 giờ/năm (Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương, 2016).

Điều kiện khí hậu của tỉnh thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, có thể gieo trồng 3 - 4 vụ trong năm. Vụ đơng thích hợp với việc trồng một số loại cây trồng á nhiệt đới và ôn đới: cải bắp, xúp lơ, khoai tây, hành,...

Đồng thời với nhiệt độ thay đổi trong năm, độ ẩm lớn cũng là điều kiện phát sinh các loại dịch bệnh, sâu bệnh gây hại cho cây trồng, vật nuôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ khuyến nông viên cơ sở trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 41 - 45)