Các phương pháp đánh giá năng lực Khuyến nông viên cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ khuyến nông viên cơ sở trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 26 - 28)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.4. Các phương pháp đánh giá năng lực Khuyến nông viên cơ sở

Để đánh giá năng lực của cán bộ có nhiều cách khác nhau như phương pháp phân loại cán bộ thành các nhóm: Nhóm có năng lực xuất sắc, nhóm có năng lực trung bình và nhóm năng lực yếu. Tuy nhiên nếu sử dụng phương pháp này dễ “đánh đồng” các nhân viên với nhau, làm cho họ khơng thấy được điểm mạnh của mình hoặc những diểm yếu cần khắc phục, chỉnh sửa.

Hiện nay ở các nước trên thế giới, các tổ chức, công ty đang quan tâm đến phương pháp đánh giá 360 độ. Phương pháp này cho phép người đánh giá cũng như người được đánh giá có cái nhìn đa chiều về vị trí, kết quả cơng việc của bản thân trong mắt những người xung quanh. Tuy nhiên qua kiểm nghiệm thực tế, phương pháp này chỉ đạt kết quả cao khi xây dựng tiêu chí đánh giá phù hợp và áp dụng cho các tổ chức có quy mơ nhỏ.

Ngồi ra cịn có nhiều phương pháp đánh giá năng lực cán bộ như: phương pháp đánh giá cho điểm (xây dựng các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá và thang điểm cho từng tiêu chí để đánh giá); phương pháp đánh giá chéo (chia cán bộ thành các cặp, các nhóm để tự đánh giá lẫn nhau); phương pháp đánh giá mô tả (người được đánh giá mơ tả năng lực của mình theo mẫu đã được xây dựng, trong đó có những tiêu chí cụ thể, có những tiêu chí theo hướng mở để họ tự đánh giá về bản thân); phương pháp đánh giá theo kết quả (căn cứ theo kết quả công việc thực tế để đánh giá năng lực của cán bộ);…

Nhìn chung mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Do đó, các tổ chức khi đánh giá năng lực cán bộ thường kết hợp một số phương pháp với nhau để có thể thu một kết quả chính xác nhất. Việc sử dụng phương pháp phù hợp sẽ quyết định đến kết quả đánh giá năng lực cán bộ.

Đối với đánh giá năng lực KNVCS, thông thường người ra sử dụng 05 phương pháp sau:

Phương pháp chuyên gia: Thuê các chuyên gia có kinh nghiệm đánh giá. Chuyên gia sẽ làm việc với các KNVCS và các cá nhân, tổ chức liên quan để xem xét, đánh giá năng lực của KNVCS. Các dự án quốc tế thường sử dụng phương pháp này. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp này thường tốn kém chi phí và kết quả phụ thuộc nhiều vào trình độ, quan điểm, góc nhìn của chun gia.

Phương pháp tự đánh giá: KNVCS tự đánh giá ưu điểm, nhược điểm, những vấn đề tồn tại theo các tiêu chí sẵn có. Các tiêu chí đánh giá theo hướng mở, do đó cán bộ khuyến nơng dễ đánh giá, không theo khuôn mẫu cứng nhắc. Phương pháp này có ưu điểm là dễ thực hiện và chi phí thấp. Tuy nhiên cơng tác tổng hợp, phân loại, đánh giá gặp những khó khăn do mỗi KNVCS hoạt động ở địa bàn khác nhau, với những đặc điểm, điều kiện khác nhau nên khó phân tích. Ngồi ra để KNVCS tự đánh giá nên họ không phát hiện ra những vấn đề tồn tại của bản thân và thường che dấu những khuyết điểm, tồn tại. Do đó kết quả đánh giá thường khơng chính xác.

Phương pháp đánh giá theo nhiệm vụ và kết quả công việc: Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ và kết quả làm việc thực tế để đánh giá năng lực của KNVCS. Người nào làm việc đạt hiệu quả cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ là người đó có năng lực cao. Phương pháp này thường được các cơ quan quản lý KNVCS sử dụng, kết hợp giữa đánh giá kết quả công việc với đánh giá năng lực và bình xét các hình thức thi đua khen thưởng hàng năm. Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là các KNVCS làm việc ở những địa bàn khác nhau, có những khó khăn thuận lợi khác nhau, do đó kết quả đạt được cũng khác nhau. Như vậy đánh giá sẽ không cơng bằng, mặt khác kết quả cơng việc chỉ nói lên một phần nào năng lực của mỗi KNVCS.

Phương pháp nông dân đánh giá năng lực KNVCS: Nông dân là khách hàng (cầu), còn KNVCS với vai trò là người cung cấp (cung) chuyển giao các TBKT cho nông dân. Sản phẩm mà KNVCS chuyển giao phải đáp ứng nhu cầu của người nơng dân thì người nơng dân mới chấp nhận. Người nông dân khi tham gia các hoạt động khuyến nơng, có điều kiện tiếp xúc với KNVCS nên họ sẽ biết được KNVCS này có ưu điểm gì, nhược điểm gì, đã giúp họ giải quyết vấn đề gì và những vấn đề nào còn tồn tại chưa đáp ứng được nhu cầu của họ. Tuy nhiên sử dụng phương pháp này có nhược điểm là trình độ dân trí của nơng dân thường thấp và không đồng đều. Mỗi nông dân có một quan điểm, nhu cầu riêng cần KNVCS hỗ trợ. Do đó khi nghiên cứu cần sử dụng nhiều tiêu chí đánh

giá, mất nhiều thời gian, chi phí tốn kém và kết quả đánh giá thường phân tán, có nhiều quan điểm trái chiều nhau.

Phương pháp cho điểm: Đây là sự kết hợp của nhiều phương pháp và các tiêu chí đánh giá cho điểm theo các mức độ năng lực khác nhau. Điểm bình quân chung của mỗi người thể hiện mức năng lực của KNVCS. Phương pháp này có ưu điểm là sử dụng nhiều tiêu chí nên có thể đánh giá tổng hợp, khái qt tồn bộ đặc điểm, năng lực vốn có của KNVCS. Do tính được điểm năng lực bình qn của mỗi KNVCS ta có thể so sánh, đối chiếu giữa các KNVCS với nhau và so sánh với yêu cầu của cấp quản lý, để từ đó biết được năng lực thực tế của mỗi KNVCS và những điểm yếu, hạn chế để có hướng khắc phục. Đây là phương pháp thường được sử dụng hiện nay và cho kết quả tin cậy khi đánh giá năng lực của KNVCS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ khuyến nông viên cơ sở trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)