Kinh nghiệm nâng cao năng lực cho đội ngũ Khuyến nông viên cơ sở ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ khuyến nông viên cơ sở trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 33 - 39)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cho đội ngũ Khuyến nông viên cơ sở ở

một số địa phương trong nước và thế giới

2.2.2.1. Khuyến nông Đà Nẵng

Hệ thống KNVCS được thành lập từ tháng 10 năm 2009 theo Quyết định số 5918/QĐ- UBND ngày 05 tháng 8 năm 2009 về việc phê duyệt đề án KNVCS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, hoạt động trên địa bàn huyện Hòa Vang. Đội ngũ KNVCS gồm 11 người tại 11 xã của huyện Hịa Vang có trình độ chun mơn từ trung cấp trở lên về chuyên ngành nông lâm ngư nghiệp, được hưởng phụ

cấp bằng mức lương cơ sở hiện hành của nhà nước, có chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội theo quy định, được tham gia các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ do Trung tâm Khuyến ngư nông lâm và các cơ quan liên quan tổ chức (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, 2014).

Với nhiệm vụ giúp UBND xã xây dựng và tổ chức, thực hiện các chương trình khuyến ngư nơng lâm trên địa bàn được phân cơng, tham gia phịng chống dịch bệnh thuộc lĩnh vực khuyến ngư nông lâm, phối hợp với các tổ chức quần chúng, đoàn thể ở địa phương vận động nông dân, các chủ trang trại áp dụng TBKT vào sản xuất, tuyên truyền vận động, khuyến cáo những mơ hình, chương trình chuyển đổi thành cơng thuộc lĩnh vực khuyến ngư nơng lâm, báo cáo tình hình sản xuất nơng nghiệp tại địa phương,… Để làm tốt công việc này Lãnh đạo Trung tâm đã phân cơng 01 Phó Giám đốc phụ trách Phịng Kế hoạch - Thơng tin trực tiếp điều hành nhiệm vụ chuyên môn, mỗi tháng họp giao ban định kỳ 01 lần có sự tham gia của Lãnh đạo và các Phịng chun mơn của Trung tâm. KNVCS phản ánh tình hình sản xuất, các thơng tin, tâm tư nguyện vọng của bà con nông dân, phát hiện kịp thời những khó khăn, thuận lợi trong sản xuất tại địa phương, nhận sự chỉ đạo và điều hành về nhiệm vụ chuyên môn thời gian tới (Trung tâm Khuyến nơng Quốc gia, 2014).

Có thể thấy đội ngũ KNVCS có vai trị quan trọng. Thời gian qua nhờ đội ngũ này tình hình sản xuất tại các địa phương được phản ánh nhanh nhạy nên các cơ quan chức năng chỉ đạo kịp thời hạn chế mức thấp nhất thiệt hại về nơng nghiệp. KNVCS là hạt nhân nịng cốt trong tổ chức các hoạt động khuyến nông trên địa bàn xã. Họ tiếp xúc trực tiếp với nông dân để nắm rõ nhu cầu về tổ chức sản xuất cây - con, trang trại, gia trại, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển các ngành nghề khác tại cơ sở, hỗ trợ lựa chọn đối tượng phù hợp tham gia khuyến nông, hỗ trợ và triển khai các lớp đào tạo, tập huấn, mơ hình trình diễn, cung cấp, tư vấn kỹ thuật cho người dân, giám sát và hỗ trợ tại hộ. Khơng những thế, đội ngũ này cịn tham gia triển khai nhiều hoạt động phát triển sản xuất nơng nghiệp trên địa bàn xã góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân. Tuy nhiên, một số người chưa được đào tạo chính quy chuyên ngành khuyến nông nên năng lực nhiều khi chưa theo kịp nhu cầu của người sản xuất. Trong khi hoạt động sản xuất nông nghiệp tại địa phương rất đa dạng, phong phú KNVCS lại chỉ có năng lực chun mơn đơn ngành, rất ít người có kinh nghiệm tổng hợp nên trong q trình làm việc có những hạn chế nhất định. Vấn đề này sẽ

tiếp tục được Trung tâm Khuyến ngư nông lâm khắc phục thông qua việc tăng cường tổ chức nhiều khóa tập huấn nghiệp vụ về khuyến nơng để nâng cao năng lực tác nghiệp của các KNVCS (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, 2014).

2.2.2.2. Khuyến nông Phú Thọ

Theo ông Trần Tú Anh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Phú Thọ “Để hệ thống khuyến nông cơ sở hoạt động hiệu quả thì trước hết cần có đội ngũ cán bộ tâm huyết, được đào tạo cơ bản, có trình độ chun mơn đáp ứng được u cầu công việc”. Như vậy, cần tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ KNVCS và có chế độ phù hợp. Để thu hút được những người tâm huyết, có trình độ chun mơn đáp ứng u cầu trong tình hình mới, cần có chính sách “chiêu hiền, đãi sĩ”. Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 về Khuyến nông quy định “Khuyến nông viên cấp xã thuộc cơng chức xã được hưởng lương theo trình độ đào tạo; không thuộc công chức xã được hưởng phụ cấp hoặc lương theo trình độ đào tạo do Chủ tịch UBND tỉnh quy định”. Theo Nghị định số 112/2011/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ thì có cơng chức cấp xã đối với lĩnh vực địa chính - nơng nghiệp - xây dựng và môi trường. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh do nhiều nguyên nhân nên chưa có xã nào có công chức xã là cán bộ khuyến nông. Trước thực trạng lực lượng khuyến nơng có nguy cơ vừa thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, các xã, thị trấn cần có cơng chức là cán bộ khuyến nơng thì việc lựa chọn cán bộ có trình độ sẽ dễ dàng hơn. Đối với lực lượng KNVCS nếu là công chức xã hoặc có lương, phụ cấp tương xứng chắc chắn sẽ lựa chọn được những người có trình độ chun mơn, có tâm huyết với nghề, từ đó cơng tác khuyến nơng sẽ đạt hiệu quả cao hơn đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới (Báo Phú Thọ, 2013).

2.2.2.3. Khuyến nông Trung Quốc

Trung Quốc coi khuyến nơng có vai trị đặc biệt quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Hệ thống khuyến nông nhà nước của Trung Quốc được tái thiết lập từ cuối những 1970. Đến cuối những năm 1980 ở tất cả các xã, huyện ở các vùng miền (kể cả ở các vùng miền núi) đều đã có các trạm khuyến nơng. Có 5 loại hình trạm khuyến nơng chủ yếu, phục vụ trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, cơ khí nơng nghiệp và kinh tế nông thơn. Bên cạnh 5 loại hình trạm khuyến nơng kể trên, hầu hết các huyện đều thiết lập thêm một số trạm khuyến nơng mang tính đặc thù của địa phương như quản lý mùa

màng, bảo vệ thực vật, làm vườn, kỹ thuật phân bón và đất đai,… và những trạm khuyến nơng chuyên phục vụ cho những nông sản quan trọng của địa phương (Ruifa Hu et al., 2012).

Hệ thống khuyến nông được tổ chức đồng bộ từ trung ương đến địa phương và với quy mô rất lớn (tổng số cán bộ lên đến hơn 1 triệu người). Hơn 70% quân số này là những cán bộ tốt nghiệp ở các trường cao đẳng chuyên nghiệp hoặc dạy nghề, hơn 90% trong số họ làm việc ở các Trạm khuyến nông cấp xã (là chủ yếu) và cấp huyện (Ruifa Hu et al., 2012).

Vấn đề nổi cộm trong hệ thống khuyến nông của Trung Quốc là tổ chức hệ thống quá cồng kềnh, số lượng cán bộ khuyến nông làm việc ở cấp trung gian (tỉnh, huyện và xã) quá lớn nhưng họ không gần dân, không sâu sát nắm tâm tư nguyện vọng và nhu cầu của dân về các TBKT mới. Bên cạnh đó, phương thức đầu tư khơng hiệu quả - đầu tư cho khuyến nông tập trung chủ yếu ở cấp trung ương, trong khu 94% số cán bộ khuyến nông cơ sở làm việc tại các địa phương lại nhận được sự đầu tư rất thấp, do đó khơng tạo được động lực làm việc ở cấp cơ sở (Ruifa Hu et al., 2012).

Các nhà hoạch định chính sách nhận thấy việc cải cách hệ thống khuyến nơng là cơng việc cực kỳ khó khăn và đến nay vẫn chưa có ý tưởng rõ rệt nào để cải thiện hoạt động của hệ thống khuyến nơng. Có một vài sáng kiến đã được đưa ra và hiện đang làm thí điểm để cải tổ hệ thống khuyến nông như (Phạm Bảo Dương, 2012):

- Thí điểm cải cách thể chế: Các tiếp cận khuyến nông thay vì là kênh chuyển tải TBKT đến người dân thì nay phải là tổ chức trung gian tìm kiếm TBKT mới theo yêu cầu của người dân. Dịch vụ khuyến nông để tồn tại được và thực sự mang lại hiệu quả cao phải bám sát nhu cầu, đòi hỏi của người dân.

- Thí điểm hệ thống quản lý mới: Có cơ chế để người dân giám sát hoạt động của các cán bộ làm công tác khuyến nông để họ thực sự là người làm dịch vụ cho nông dân. Khuyến nông phải xác định rõ khách hàng của họ là nông dân và nông dân sẽ là người chi trả dịch vụ cho họ dựa trên kết quả sản phẩm. Cán bộ khuyến nơng phải là người có độ nhạy rất cao với nhu cầu của người dân.

- Thí điểm chính sách mang lại động lực nhiều hơn cho cán bộ nghiên cứu: Trung tâm nghiên cứu các chính sach nơng nghiệp Trung Quốc đã và đang thí điểm mơ hình chính sách này tại hai tỉnh. Ý tưởng của họ là: Hiện nay Trung

Quốc có khoảng 1 triệu cán bộ khuyến nông với 640.000 thơn/bản - mỗi thơn/bản có khoảng 500 nông dân. Nếu một cán bộ khuyến nông được giao chuyên trách cung cấp dịch vụ cho một thơn/bản thì số cán bộ đã có thể giảm xuống được 1/3. Nếu mỗi cán bộ được giao phụ trách 2-3 thơn thì số cán bộ cơ sở có thể cịn giảm được hơn thế nữa. Như vậy, có thể giảm một số lượng lớn cán bộ khuyến nơng, chun mơn hóa để họ thực sự cung cấp dịch vụ theo nhu cầu của khách hàng. Với ba nhân tố: tăng vốn đầu tư của nhà nước cho khuyến nơng, kinh phí tiết kiệm được do giảm biên chế và phí dịch vụ do người dân chi trả, chắc chắn hệ thống khuyến nông Trung Quốc sẽ hoạt động hiệu quả hơn.

Tại tỉnh Hồ Bắc, cũng có một sáng kiến về chính sách khác nhằm cải tổ hệ thống khuyến nơng đó là: Các tổ chức khuyến nơng được tách ra, độc lập với các cơ quan chính phủ và hoạt động như loại hình doanh nghiệp và như vậy sẽ khơng có kinh phí thường xun cấp cho hoạt động của đơn vị. Các doanh nghiệp khuyến nông này buộc phải tái cơ cấu lại tổ chức, lựa chọn cán bộ tốt, đủ năng lực, đáp ứng được yêu cầu của công việc tiếp tục ở lại làm việc, còn sa thải những cán bộ khơng đáp ứng được u cầu. Chính quyền thiết lập Quỹ khuyến nơng mà ở đó các cơng ty khuyến nơng đấu thầu các chương trình khuyến nơng trọng điểm, đồng thời thực hiện các hợp đồng dịch vụ khuyến nông với nông dân và thu phí từ các hoạt dộng dịch vụ đó (Phạm Bảo Dương, 2012).

2.2.2.4. Khuyến nông Thái Lan

Cục Khuyến nông là một bộ phận quan trọng thuộc Bộ Nông nghiệp Thái Lan, được thành lập vào ngày 21/10/1967. Hệ thống khuyến nông Thái Lan gồm (Hạ Thúy Hạnh, 2012):

Trung ương: Cục Khuyến nông có 12 Phịng, Ban, 6 Văn phịng Khuyến nơng và Phát triển nơng nghiệp vùng.

Cấp tỉnh: có 76 Văn phịng Khuyến nơng tỉnh. Cấp huyện: có 879 Văn phịng Khuyến nơng huyện.

Cấp cơ sở (xã, liên xã): có 7.105 Trung tâm Chuyển giao Kỹ thuật nông nghiệp (ATTCs).

Trong giai đoạn đầu do thiếu kinh phí và hệ thống chưa hồn chỉnh nên các hoạt động khuyến nông của Thái Lan chủ yếu triển khai thơng qua các nhóm nơng dân hoặc thanh niên. Các hoạt động chính là chuyển giao kiến thức dựa vào trình diễn, thi đua sản xuất, triển lãm và hội chợ nông nghiệp ở các tỉnh. Tỷ lệ giữa cán bộ khuyến nông và nông dân là 1:4.000 (Hạ Thúy Hạnh, 2012).

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống khuyến nông Thái Lan cũng từng bước phát triển theo hướng tập trung phát triển nguồn lực cho khuyến nông viên và nông dân. Hệ thống khuyến nơng này bao gồm 2 phần chính là hoạt động tại thực địa (nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông huyện, liên xã) và hỗ trợ hoạt động (nhiệm vụ của các cán bộ khuyến nông cấp trung ương, cấp tỉnh) (Hạ Thúy Hạnh, 2012).

Cho đến nay cả nước Thái Lan đã có 7.105 ATTCs được thành lập ở cấp liên xã, là cơ sở để tổ chức các hoạt động thực địa khuyến nông và khâu nối hoạt động của các tổ chức liên quan ở tất cả các cấp về hoạt động khuyến nông. ATTCs được thành lập với mục đích chuyển giao kiến thức và cung cấp dịch vụ nông nghiệp cho người dân địa phương với sự tham gia của người dân. ATTCs hoạt động trên cơ sở lấy cộng đồng làm trung tâm, bằng cách tạo cho người nơng dân có cơ hội tự mình phân tích và giải quyết các vấn đề tồn tại. ATTCs đã thiết lập hoạt động gần gũi với các tổ chức hành chính liên xã, nhằm tạo ý thức sở hữu của cộng đồng địa phương (Hạ Thúy Hạnh, 2012).

Văn phòng ATTCs đặt ở các xã, được đầu tư các trang thiết bị hiện đại. Văn phịng có: Phịng làm việc, phịng họp, phịng thơng tin tư liệu, tài liệu kỹ thuật và các ấn phẩm để phục vụ người dân. Ban điều hành ATTCs bao gồm: Đại diện của cộng đồng được chỉ định, đại diện chính quyền địa phương và cán bộ khuyến nông. Cán bộ khuyến nông hoạt động với vai trị như là thư ký, khâu nối các bên có liên quan để triển khai các hoạt động khuyến nông (Hạ Thúy Hạnh, 2012).

Nhiệm vụ chính của cán bộ khuyến nông cơ sở (Hạ Thúy Hạnh, 2012): Một là: Phân tích vấn đề của cộng đồng thơng qua sự tham gia của nơng dân trong q trình phân tích thơng tin và quyết định về kế hoạch trang trại của họ.

Hai là: Lập kế hoạch của cộng đồng đáp ứng được nhu cầu của nông dân. Ba là: Đề xuất các dự án dựa trên kế hoạch của cộng đồng để trình cấp huyện và cấp tỉnh xem xét, hỗ trợ tài chính.

Bốn là: Lập kế hoạch hành động, kế hoạch đào tạo, tổ chức đào tạo và tham quan, nhân rộng kết quả thành công của nông dân ra các vùng khác.

Năm là: Quảng bá thông tin về các hoạt động của ATTCs thơng qua triển lãm, các tạp chí, truyền thanh tại thôn bản, tạo điều kiện để nông dân tham gia.

Như vậy hệ thống tổ chức KNCS của Thái Lan tương đối lớn mạnh và hoạt động hiệu quả, thơng qua hình thức các Trung tâm Chuyển giao Kỹ thuật nông

nghiệp (ATTCs). Các Trung tâm được đầu tư nhiều kinh phí, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, gắn kết chặt chẽ với cộng đồng và nông dân nông thôn (Hạ Thúy Hạnh, 2012).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ khuyến nông viên cơ sở trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 33 - 39)