Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực Khuyến nông viên cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ khuyến nông viên cơ sở trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 28 - 30)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực Khuyến nông viên cơ sở

Vấn đề giới: Trong hoạt động của mọi lĩnh vực vấn đề về giới có những ảnh hưởng nhất định. Thực tế cho thấy, hiện nay KNVCS đa phần là nam giới. Tuy nhiên lao động sản xuất nông nghiệp chủ yếu là nữ giới, điều này cũng đã ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của việc chuyển giao công nghệ, phản ảnh giữa KNVCS và người sản xuất. Để khắc phục những hạn chế này, trong công tác khuyến nông cũng cần tuyển thêm nhiều cán bộ là nữ giới và khuyến khích đối tượng sản xuất là nam giới tham gia cùng trao đổi.

Về tuổi: Yếu tố này gắn liền với các yếu tố sức khoẻ, kinh nghiệm. Với những người trẻ tuổi thì sức khoẻ tốt hơn nhưng kinh nghiệm làm việc lại chưa nhiều. Họ có thể đảm đương những cơng việc vất vả, khó khăn, tuy nhiên kiến thức về văn hóa, xã hội, kinh nghiệm sản xuất thực tiễn, những hiểu biết về địa phương cịn hạn chế. Do vậy muốn cơng tác khuyến nông tốt, bà con nông dân tin u thì nên kết hợp giữa cán bộ khuyến nơng trẻ tuổi và cán bộ khuyến nơng đã có kinh nghiệm lâu năm.

Điều kiện tự nhiên: Muốn khuyến cáo được bà con “trồng cây gì”, “ni con gì”, “áp dụng kỹ thuật nào” có được kết quả như mong muốn thì KNVCS cần hiểu rõ được đặc điểm về điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu, thuỷ văn của mỗi vùng, nói cụ thể hơn là mỗi cánh đồng có điều kiện tự nhiên khác nhau, có thể dùng các loại giống khác nhau. KNVCS cũng phải học hỏi, nắm bắt từ thực tiễn sản xuất, từ kinh nghiệm của những người sản xuất giỏi trong vùng.

Điều kiện kinh tế - xã hội: Điều kiện kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến trình độ dân trí, phương thức sản xuất của nơng dân. Do đó vơ hình chung ảnh hưởng đến giá cả trên thị trường, các dịch vụ hỗ trợ sản xuất và nhu cầu của nông dân. Điều kiện kinh tế - xã hội càng phát triển thì KNVCS cần phải có kiến thức chuyên môn thật tốt. Tuy nhiên, những vùng kinh tế cịn gặp nhiều khó khăn thì u cầu KNVCS khơng chỉ có kiến thức tốt mà cịn xử lý linh hoạt, có khả năng thuyết phục người dân làm theo cái mới nhằm giúp kinh tế ngày càng phát triển.

Cơ sở vật chất, điều kiện làm việc: Để chuyển giao TBKT cho nông dân, KNVCS không chỉ biết dạy cho dân làm mà cịn phải làm việc thực tế cho nơng dân xem. Do vậy KNVCS cần được bố trí đủ các điều kiện làm việc, trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động khuyến nơng. Điều kiện làm việc tốt góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như giúp nông dân tiếp thu một cách đầy đủ, chính xác, rõ ràng nhất những kiến thức, kỹ thuật mà KNVCS chuyển giao.

Cơ chế chính sách: Cơ chế chính sách nói chung được hiểu là phần ưu đãi dành cho KNVCS cũng như những ưu đãi dành cho người sản xuất, khi đáp ứng được những điều kiện mà chính sách đó đưa ra. Chính sách dành cho KNVCS rất nhiều gồm có chính sách dành cho hoạt động đào tạo, chính sách về cơ chế tiền lương, thưởng và các hỗ trợ khác, chính sách dành cho các hoạt động trong lĩnh vực khuyến nơng. Các cơ chế chính sách phù hợp khuyến khích cán bộ KNVCS có trách nhiệm với cơng tác hơn. Liên tục đào tạo kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ KNVCS để trang bị và giúp KNVCS tiếp cận với kiến thức mới, những tiến bộ kỹ thuật mới, phương pháp mới nhằm đủ năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển của sản xuất.

Công tác quy hoạch, tuyển chọn hệ thống KNVCS: Công tác quy hoạch, tuyển chọn KNVCS có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng đầu vào của KNVCS. Công tác tuyển chọn, quy hoạch tốt sẽ lựa chọn được các KNVCS có đầy đủ năng lực và phẩm chất đạo đức, đáp ứng được yêu cầu của công việc.

Nhu cầu thị trường và yêu cầu sản xuất: Nhu cầu thị trường rất phong phú, đa dạng. Thị trường ngày càng mở rộng khơng chỉ trong và ngồi tỉnh mà cịn hướng ra thị trường thế giới. Yêu cầu đối với các nông sản phẩm ngày càng cao, đặc biệt về tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Sản xuất ngày càng phát triển thì yêu cầu đối với khuyến nông ngày càng cao, địi hỏi người làm cơng tác khuyến nơng phải có đủ năng lực, trình độ, hỗ trợ nơng dân phát triển sản xuất đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Sự quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền địa phương: Nhìn chung đa số chính quyền các xã đều quan tâm, tạo điều kiện cho KNVCS hoạt động. Nhiều địa phương đã tạo điều kiện về chỗ làm việc, hội trường cũng như hỗ trợ tổ chức các hoạt động khuyến nông ở địa phương. KNVCS cũng thường xuyên phối hợp với các trưởng thơn, trưởng xóm và các tổ chức đồn thể khác ở địa phương để triển khai các hoạt động khuyến nông. Tất cả các hoạt động phối hợp này đều báo cáo và được UBND xã thông qua, ủng hộ.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho KNVCS: Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho KNVCS là nhiệm vụ hết sức cần thiết của lãnh đạo tổ chức Khuyến nông các cấp. Hàng năm Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông các tỉnh, các Trường, Viện nghiên cứu đều tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn dài hạn cũng như ngắn hạn cho KNVCS. Nhiệm vụ của Trung tâm Khuyến nông các tỉnh là tuyển chọn các KNVCS có nhu cầu đào tạo đúng với nội dung của các lớp tập huấn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ khuyến nông viên cơ sở trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 28 - 30)