Các căn cứ đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cho độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ khuyến nông viên cơ sở trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 96 - 98)

CHO ĐỘI NGŨ KHUYẾN NÔNG VIÊN CƠ SỞ TỈNH HẢI DƯƠNG

4.4.1. Các căn cứ đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ khuyến nông viên cơ sở ngũ khuyến nông viên cơ sở

4.4.1.1. Thực trạng năng lực khuyến nông viên cơ sở tỉnh Hải Dương

Hải Dương có điều kiện phát triển một nền nông nghiệp đa dạng cả về nông – lâm – ngư nghiệp. Nhu cầu thị trường ngày càng cao, đa dạng, yêu cầu những sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Với sự phát triển không ngừng đó của sản xuất, đòi hỏi hệ thống KNVCS phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện. Thực tế năng lực của đội ngũ KNVCS trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay là tương đối tốt. KNVCS đã tổ chức được nhiều hoạt động, cung cấp được nhiều dịch vụ cho nông dân, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hải Dương phát triển, giúp nông dân xoá đói giảm nghèo. KNVCS mạnh trong các hoạt động trong các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và khuyến lâm. Tuy nhiên, năng lực về hoạt động tư vấn, dịch vụ của KNVCS còn tương đối yếu, nếu không kịp thời đổi mới sẽ không đáp ứng được nhu cầu của sản xuất. Một số KNVCS trẻ cần phải

tăng cường học hỏi thực tế, nắm bắt những kiến thức kinh tế - xã hội. Công tác khuyến nông cơ sở cần phải mang tính tổng hợp, KNVCS phối kết hợp với các tổ chức, cá nhân để cung cấp các dịch vụ đa dạng, có chất lượng phục vụ sản xuất.

KNVCS trên địa bàn tỉnh có độ tuổi từ 20 đến trên 50 tuổi, độ tuổi không đồng đều, nhiều KNV trẻ tuổi nhiều nhiệt huyết, kiến thức, kỹ năng nhưng kinh nghiệm lại không nhiều.

Đa phần KNVCS tỉnh Hải Dương có phẩm chất đạo đức tốt. KNVCS được lựa chọn một cách kỹ càng theo các tiêu chí quy định. KNVCS có lối sống giản dị, hòa đồng, hòa nhã với mọi người xung quanh. Là những cán bộ trẻ, năng động, KNVCS đã thể hiện được sự nhanh nhẹn, xung kích trong công tác khuyến nông, sâu sát với đồng ruộng, tận tình hướng dẫn nông dân.

Qua kết quả phân tích năng lực KNVCS ở các khía cạnh: Kiến thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, các kỹ năng khuyến nông, kết quả và hiệu quả hoạt động khuyến nông, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích SWOT để làm rõ những mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và thách thức với năng lực KNVCS tỉnh Hải Dương.

Bảng 4.32. Bảng phân tích SWOT về năng lực KNVCS tỉnh Hải Dương

SWOT

Strengths

S1: Trẻ, nhiệt tình S2: Có trình độ chuyên môn tương đối tốt, đồng đều Weaknesses W1: Ít kinh nghiệm W2: Một số kỹ năng thiếu và yếu W3: Số lượng KNVCS còn ít Opportunities

O1: Được tỉnh quan tâm đầu tư

O2: Hội nhập khu vực và Thế giới

O3: Được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ

S1O1: Tăng cường đầu tư kinh phí, cải thiện điều kiện làm việc

S2O2: Tiếp thu, học tập kinh nghiệm, các phương pháp khuyến nông của các nước trên thế giới S2O3: Đào tạo nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ

W2O1 + W2O3: Bổ sung các kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ còn thiếu và yếu W1O2: Tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước

W3O1: Tăng cường, bổ sung vị trí KNVCS còn thiếu

Threats

T1: Chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất

T2: Sự cạnh tranh của các loại hình dịch vụ khác, các tổ chức khuyến nông khác T3: KNVCS chuyển nghề T4: Nhu cầu của nông dân đa dạng

S2T2: Đổi mới cơ chế, chính sách, cải thiện điều kiện làm việc

S1T1: Tăng cường học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ S2T3: Quy hoạch cán bộ, hoàn thiện hệ thống KNVCS

W1T1 + W2T1: Tăng cường học tập kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thực tế W3T4: Tăng cường hoạt động khuyến nông cộng đồng và xã hội hóa công tác khuyến nông

4.4.1.2. Mục tiêu phát triển nông nghiệp của tỉnh Hải Dương

Quan điểm, mục tiêu phát triển nông nghiệp của UBND tỉnh Hải Dương: Phát triển nông nghiệp toàn diện, xây dựng một số mô hình, vùng sản xuất có công nghệ cao gắn với phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm.

Phát triển chăn nuôi thành ngành sản xuất chính; phát triển đàn lợn, đàn gia cầm theo mô hình sản xuất, chế biến tập trung gắn với bảo vệ môi trường.

Đẩy mạnh nuôi trồng các giống thủy sản có năng suất, chất lượng cao, nhất là các giống con đặc sản.

Quản lý, bảo vệ diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng tự nhiên. Để hoàn thành mục tiêu trên, một trong những giải pháp quan trọng là phải xây dựng hệ thống khuyến nông đủ mạnh để có thể hỗ trợ kịp thời, có hiệu quả ngành nông nghiệp và PTNT cũng như nông dân phát triển.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ khuyến nông viên cơ sở trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 96 - 98)