Thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ khuyến nông viên cơ sở trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 55 - 57)

3.2.2.1. Thông tin thứ cấp

Các thông tin về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, cũng như tình hình dân số lao động; kết quả sản xuất nông nghiệp; các chủ trương, chính sách của Nhà

nước và tỉnh Hải Dương về hoạt động khuyến nông; các bài viết, nghiên cứu của các chuyên gia trên thế giới và trong nước về hoạt động khuyến nông, tăng cường năng lực cán bộ khuyến nông.

Phương pháp thu thập từ các sách, báo, tạp chí, báo cáo hàng năm của Trung tâm Khuyến nông Hải Dương, báo cáo kinh tế xã hội của UBND tỉnh Hải Dương, số liệu thống kê,… có liên quan đến nội dung nghiên cứu.

3.2.2.2. Thông tin sơ cấp

Số liệu mới được tiến hành thu thập qua điều tra, phỏng vấn đội ngũ cán bộ khuyến nông các cấp và hộ nông dân ở các huyện đã được chọn làm điểm nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài, nghiên cứu sử dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu khác nhau để lấy thông tin số liệu mới. Trong đó chủ yếu là thông qua công cụ PRA (đánh giá có sự tham gia) được phối hợp sử dụng khi tiến hành điều tra. Để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu của đề tài, các số liệu mới được thu thập từ nhiều nguồn và nhiều đối tượng khác nhau. Số lượng mẫu điều tra và đối tượng điều tra như được trình bày tại bảng 3.6.

Bảng 3.6. Đối tượng, số mẫu, phương pháp và nội dung khảo sát

Đối tượng khảo sát Số mẫu Phương pháp và nội dung khảo sát

1. Cán bộ, lãnh đạo

khuyến nông tỉnh 20

Điều tra, phỏng vấn trực tiếp, thảo luận, nhận xét, đánh giá về năng lực của KNVCS. Xin ý kiến về định hướng phát triển hệ thống KNVCS, định hướng nâng cao năng lực cho KNVCS, các đề xuất, khuyến nghị.

2. Cán bộ, lãnh đạo

khuyến nông cấp huyện 11

3. Khuyến nông viên cơ

sở (3 huyện, thị xã) 61

Điều tra, phỏng vấn trực tiếp, thảo luận, tự nhận xét, đánh giá về năng lực bản thân. Đánh giá giải pháp nâng cao năng lực KNVCS, điều tra nhu cầu đào tạo, mức độ phù hợp của cơ chế chính sách, các đề xuất, kiến nghị.

4. Hộ nông dân 60 Điều tra, phỏng vấn trực tiếp, thảo luận, lấy ý kiến nhận xét, đánh giá về năng lực của KNVCS, mức độ hài lòng về thái độ, kết quả, hiệu quả làm việc của KNVCS. Điều tra nhu cầu các hoạt động khuyến nông, các yêu cầu đối với hoạt động khuyến nông và KNVCS

- Huyện Kinh Môn 20

- Huyện Kim Thành 20

- Thị xã Chí Linh 20

Trước khi tiến hành điều tra chính thức, nghiên cứu có tiến hành điều tra thử các nhóm đối tượng để hoàn thiện biểu phiếu điều tra. Dựa trên các kết quả thu thập được từ cán bộ khuyến nông và hộ nông dân, nghiên cứu tiến hành phân tích và xử lý số liệu đưa ra nhận định và đánh giá về năng lực đội ngũ KNVCS, đề xuất định hướng một số giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ KNVCS trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ khuyến nông viên cơ sở trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 55 - 57)