Hệ thống khuyến nông Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ khuyến nông viên cơ sở trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 30 - 33)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Hệ thống khuyến nông Việt Nam

2.2.1.1. Sự hình thành và phát triển của tổ chức Khuyến nông Việt Nam

Nông nghiệp là ngành sản xuất truyền thống và phát triển cùng nền văn minh lúa nước ở nước ta. Vì vậy Khuyến nơng Việt Nam đã có từ rất sớm và có bước phát triển ngày càng lớn mạnh (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, 2013).

Trong thời kỳ phong kiến, công tác khuyến nông đã đặc biệt được chú trọng. Thời tiền Lê, hàng năm vua Lê Hồn đã tự mình xuống ruộng cày đường cày đầu tiên cho vụ sản xuất đầu xuân. Năm 1226, dưới thời Trần lập chức quan “Khuyến nông sứ” là viên quan chuyên chăm lo khuyến khích phát triển nông nghiệp. Năm 1789, vua Quang Trung ban bố chiếu khuyến nông sau khi đại phá quân Thanh nhằm phục hồi lại ruộng bị bỏ hoang. Chiếu khuyến nông đã thu được nhiều kết quả to lớn, chỉ sau 3 năm hầu hết ruộng hoang đã được khôi phục, sản xuất phát triển, bổ sung chế độ cấp công điền.

Năm 1960, ở miền Nam (dưới thời Mỹ Ngụy) thành lập “Nha Khuyến nông” trực thuộc Bộ Nông nghiệp cải cách điền địa nơng mục. Trong khi đó ở miền Bắc, Bộ Nông nghịêp thường xuyên đưa sinh viên xuống giúp các HTX làm công tác đông xuân, chọn giống lúa, trồng ngô, khoai, làm bèo dâu, tiêm phòng cho gia súc, gia cầm,…

Từ năm 1964, Bộ Nơng nghiệp chính thức có chủ trương thành lập các đoàn chỉ đạo, đưa sinh viên mới tốt nghiệp xuống cơ sở (các HTX, nông lâm trường) xây dựng các mơ hình và mở các lớp tập huấn cho cán bộ chủ chốt của địa phương về công tác sản xuất, công tác thuỷ lợi.

Năm 1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị 100 chính thức thực hiện chủ trương “khốn sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động”. Đến tháng 12 năm 1986, Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhìn thẳng vào sự thật với tinh thần “đổi mới”, rút ra bài học hành động phù hợp với quy luật khách quan để thực hiện chủ trương đổi mới cơ chế quản lý, đưa nông nghiệp đi lên sản xuất hàng hố.

Ngày 05/04/1988 Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết X về “đổi mới quản lý trong nơng nghiệp”. Từ đó, nhờ việc nắm vững và thực hiện Nghị quyết X (Khốn 10) đã đem lại những tác động tích cực cho sản xuất. Lực lượng lao động không ngừng tăng lên, KHCN được tạo điều kiện đi vào sản xuất, TBKT được chuyển giao rộng rãi, công tác khuyến nông đi vào nề nếp. Khoán 10 đã đem lại hiệu quả nhanh chóng, tạo ra một bước ngoặt mới trên mặt trận nông nghiệp. Hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, tự quyết định kết quả sản xuất kinh doanh của mình. Vì vậy mà những địi hỏi của hàng triệu hộ nơng dân trong cả nước về hướng dẫn kỹ thuật, về quản lý, về giống cây trồng, vật ni, về chính sách khuyến khích sản xuất, về thị trường,… tăng lên gấp bội. Tổ chức và phương thức hoạt động của ngành nông nghiệp khơng đủ, khơng thoả mãn được u cầu nói trên, cần có sự thay đổi và bổ sung.

Nghị định 13/CP của Chính phủ ra ngày 02/03/1993 về công tác khuyến nông, Thông tư 02/LB/TT hướng dẫn việc tổ chức hệ thống khuyến nông và hoạt động khuyến nông đã kịp thời đáp ứng được những địi hỏi nói trên. Hệ thống khuyến nơng của Việt Nam chính thức được thành lập năm 1993. Ở cấp Trung ương có Trung tâm Khuyến nơng Quốc gia, cấp tỉnh có Trung tâm Khuyến nơng tỉnh, cấp huyện có Trạm Khuyến nơng huyện, cấp xã có mạng lưới KNVCS.

Ngày 26/04/2005 bằng việc ban hành Nghị định 56/2005/NĐ-CP về công tác khuyến nơng, khuyến ngư thì hệ thống khuyến nơng Việt Nam đã thêm một bước được hoàn thiện cả về cơ cấu lẫn nội dung hành động. Hệ thống khuyến nông Nhà nước đã nhanh chóng phối hợp với các cơ quan, ban ngành có liên quan, nhất là các tổ chức quần chúng. Trong hoạt động, khuyến nơng Việt Nam đang tiếp tục đón nhận kinh nghiệm của khuyến nông các nước tiên tiến, làm cho

hoạt động khuyến nông trong nước ngày càng phong phú, bộ mặt nông thôn và sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp phát triển không ngừng.

Ngày 08/01/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2010/NĐ-CP về cơng tác khuyến nơng, có một số điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp hơn với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất nước và điều kiện kinh tế hộ nông dân (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, 2013).

2.2.1.2. Hệ thống tổ chức Khuyến nông Việt Nam

Tổ chức Khuyến nơng Việt Nam được thành lập từ sau khi có Nghị định 13/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ và Thơng tư 02 ngày 02/8/1993 (Nguyễn Văn Long, 2006).

a. Về đặc điểm Khuyến nông Việt Nam

Khuyến nông là một tổ chức thống nhất từ trung ương đến cơ sở, lực lượng khuyến nông cơ sở ngày càng được tăng cường và củng cố (Nguyễn Văn Long, 2006).

Cơng tác khuyến nơng được xã hội hóa, ngồi lực lượng khuyến nơng Nhà nước cịn có tổ chức khuyến nơng tự nguyện, khuyến nơng các Viện, Trường, các tổ chức, đồn thể tích cực tham gia hoạt động khuyến nông. Công tác khuyến nơng được các cấp Đảng, chính quyền quan tâm ủng hộ, đây là nhân tố tích cực góp phần thắng lợi cho hoạt động công tác khuyến nông ở Việt Nam (Nguyễn Văn Long, 2006).

b. Về hệ thống tổ chức khuyến nông

Để phù hợp với thực tế TT số 60/2005/TT/BNN của Bộ Nông nghiệp & PTNT ngày 10/10/2005 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 56/2005/NĐ-CP ngày 26/4/2005. Tại mục 3, phần II TT 60/2005/TT/BNN đã quy định:

Ở cấp trung ương: Trung tâm Khuyến nông Quốc gia là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.

Ở cấp tỉnh: Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của tổ chức khuyến nông, khuyến ngư địa phương được quy định tại Nghị định 02/2010/NĐ-CP, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điểm cụ thể như sau:

- Ở cấp tỉnh là Trung tâm Khuyến nông hoặc Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Trung tâm Khuyến nông cấp tỉnh chịu sự quản lý trực tiếp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia;

- Về biên chế cần có đủ số lượng, cơ cấu và chất lượng cán bộ để đáp ứng yêu cầu thực hiện các hoạt động khuyến nông tại địa phương.

Ở cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện): Xây dựng Trạm Khuyến nông hoặc Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư. Căn cứ điều kiện cụ thể của từng địa phương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quy định Trạm Khuyến nông thuộc Trung tâm Khuyến nông tỉnh hoặc UBND cấp huyện quản lý; số lượng, cơ cấu cán bộ của Trạm Khuyến nơng được bố trí phù hợp với nhu cầu khuyến nông trên địa bàn huyện.

Tổ chức khuyến nông cơ sở: Mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất một KNVCS. Đối với các xã vùng sâu, vùng xa, các xã đa ngành nghề có thể bố trí từ hai KNVCS trở lên.

Ở thơn, bản có cộng tác viên khuyến nơng. Cộng tác viên khuyến nơng có thể là cán bộ kiêm nhiệm như trưởng thơn, trưởng bản, đội trưởng sản xuất, thành viên của tổ chức quần chúng hoặc là người được nơng dân tín nhiệm đề cử.

Nhân viên khuyến nông ở các xã đồng bằng phải có trình độ từ trung cấp trở lên; ở các xã vùng sâu, vùng xa ít nhất có trình độ phổ thơng trung học trở lên hoặc là nơng dân có kinh nghiệm sản xuất, có uy tín và khả năng khuyến nơng.

Nhân viên khuyến nơng, CTV khuyến nông do UBND cấp xã quản lý, đồng thời có sự hướng dẫn chun mơn của Trạm Khuyến nông cấp huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ khuyến nông viên cơ sở trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 30 - 33)