Các giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực khuyến nông viên cơ sở tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ khuyến nông viên cơ sở trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 99 - 112)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Định hướng và một số giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ khuyến

4.4.3. Các giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực khuyến nông viên cơ sở tỉnh

Trong thời gian tới, cần nâng cao năng lực cho đội ngũ KNVCS trên địa bàn tỉnh Hải Dương theo các hướng sau:

Thứ nhất: Đáp ứng nhu cầu của nông dân, người sản xuất. Thứ hai: Hội nhập và hợp tác quốc tế.

Thứ ba: Phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Thứ tư: Thực hiện khuyến nơng có thu: tự chủ, tăng thu nhập, cải thiện đời sống người làm công tác khuyến nông.

Nhằm phát huy cao hơn vai trò, năng lực, kinh nghiệm của những người làm công tác khuyến nông, đặc biệt là đội ngũ KNVCS. Củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống khuyến nông cơ sở cả về số lượng và chất lượng.

4.4.3. Các giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực khuyến nông viên cơ sở tỉnh Hải Dương Hải Dương

4.4.3.1. Chuẩn hóa cán bộ, hồn thiện hệ thống khuyến nơng viên cơ sở a. Cơ sở của giải pháp

Nhằm phát triển đội ngũ KNVCS tại các xã, phường, thị trấn, tăng cường hệ thống khuyến nông đủ mạnh từ tỉnh đến cơ sở, bảo đảm hoạt động thường xuyên và có hiệu quả. Tạo cầu nối liên kết chặt chẽ giữa các nhà nghiên cứu, chỉ đạo sản xuất, doanh nghiệp và nông dân. KNVCS thực hiện tốt nhiệm vụ đưa nhanh TBKT, thông tin giá cả thị trường, tiêu thụ nông sản để giúp nông dân định hướng và phát triển sản xuất một cách có hiệu quả nhất.

Xây dựng, hồn thiện hệ thống KNVCS ở các địa phương, đảm bảo mỗi xã, thị trấn có ít nhất 01 KNV và hệ thống CTV khuyến nơng cấp thơn, xóm.

Rà soát số lượng và chất lượng hệ thống KNVCS. Tuyển dụng bổ sung những cán bộ có năng lực làm cơng tác KNVCS, loại bỏ những KNVCS có năng lực yếu kém, làm việc khơng hiệu quả.

Hình thành mạng lưới chuyển giao TBKT và cơng nghệ sản xuất mới cho nông dân ở các địa phương.

Phát triển đội ngũ KNVCS đảm bảo cân đối về cơ cấu ngành nghề, giới tính, phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp và nông thôn của tỉnh. b. Biện pháp tổ chức thực hiện

- Trạm Khuyến nông huyện phối hợp với UBND xã xây dựng quy hoạch dài hạn hệ thống KNVCS, đảm bảo mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất 01 KNVCS phụ trách. KNVCS khơng chỉ là những người có năng lực, trình độ mà cịn phải có tâm huyết, lòng yêu nghề, hăng say, nhiệt tình với cơng việc. Do vậy chỉ quy hoạch, tuyển chọn những KNV cam kết gắn bó với cơng tác khuyến nơng cơ sở, gắn bó với nơng nghiệp, nơng dân. Đồng thời rà sốt lực lượng KNVCS, loại bỏ những KNV yếu kém, không đủ năng lực, kết quả và hiệu quả làm việc thấp hoặc những người không tâm huyết với nghề, những người chỉ coi công việc khuyến nông cơ sở là “chỗ làm lấp chỗ trống” trong khi tìm cơng việc khác. Phát triển đội ngũ KNVCS đảm bảo cân đối về cơ cấu ngành nghề, giới tính, phù hợp với định hướng phát triển nơng nghiệp và nông thôn của tỉnh. Ưu tiên tuyển chọn KNV đa ngành để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế đa dạng, đa cấp của nông dân trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện chính sách chuẩn hóa đội ngũ KNVCS theo các yêu cầu, nhiệm vụ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh xây dựng. Định kỳ 5 năm một lần tiến hành đánh giá năng lực KNVCS để xem năng lực của KNVCS có đáp ứng được u cầu cơng việc hay khơng. Chỉ những người có đủ trình độ, kiến thức, kỹ năng, phẩm chất đạo đức mới được giữ lại làm KNV.

- Trạm Khuyến nông huyện phối hợp với UBND xã và KNVCS xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới CTV khuyến nông, CLBKN ở các xã, phường, thị trấn, CTV khuyến nơng có thể linh hoạt theo điều kiện của từng địa phương:

Đối với CTV khuyến nông: CTV khuyến nơng do nơng dân tự bầu, họ có thể là trưởng thơn, nơng dân sản xuất giỏi, cán bộ,... có uy tín, có kinh nghiệm về sản xuất nơng lâm ngư nghiệp. CTV khuyến nông được dân bầu sẽ được UBND xã tổng hợp gửi UBND huyện phê duyệt, UBND huyện sẽ ủy quyền cho UBND xã hoặc trực tiếp ký hợp đồng. Các CTV khuyến nông sẽ phối hợp, hỗ trợ

KNVCS tổ chức các hoạt động khuyến nông cho nông dân và được hưởng các chế độ theo từng chương trình, dự án tham gia. Các CTV sẽ được đào tạo ngắn hạn về chuyên môn, nghiệp vụ sử dụng ngay.

Đối với CLBKN: KNVCS tập hợp, vận động nông dân tham gia các CLBKN theo từng nhóm sở thích, CLBKN là một tổ chức nơng dân hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm theo tinh thần hợp tác, cùng có lợi.

Tùy từng địa phương có thể thành lập các Ban Khuyến nơng xã với thành phần bao gồm: KNV, CTV khuyến nơng (nếu có), chủ nhiệm CLBKN, Ban Khuyến nông do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch xã phụ trách nông nghiệp làm trưởng Ban, KNV làm phó ban, Ban Khuyến nơng chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động khuyến nơng nhằm góp phần phát triển sản xuất nơng, lâm, ngư nghiệp tại địa phương, cung cấp các loại hình tư vấn, dịch vụ phục vụ nông dân.

Như vậy sau khi quy hoạch, mạng lưới KNVCS sẽ được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo cung cấp nhiều dịch vụ khuyến nông với nội dung đa dạng, phong phú, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế đa dạng, đa cấp của nông dân trong tỉnh.

4.4.3.2. Tăng cường bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo khuyến nông viên cơ sở a. Cơ sở của giải pháp

Trang bị, cập nhật một cách thường xuyên, liên tục các kiến thức, phương pháp, kỹ năng, nghiệp vụ khuyến nơng cịn thiếu, cịn yếu cho đội ngũ KNVCS.

Một là: Đào tạo các kỹ năng nghiệp vụ, phương pháp khuyến nông cho KNVCS chưa được đào tạo. Đào tạo nâng cao các kỹ năng nghiệp vụ, phương pháp khuyến nơng cịn yếu cho KNVCS.

Hai là: Đào tạo nâng cao trình độ chun mơn đáp ứng yêu cầu của hệ thống khuyến nông (đại học, thạc sỹ, tiến sỹ,...).

Ba là: Phổ biến các chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp và khuyến nông.

b. Biện pháp tổ chức thực hiện * Đánh giá nhu cầu đào tạo:

Trung tâm khuyến nông tỉnh Hải Dương phối hợp với các Trạm Khuyến nơng huyện tổ chức đánh giá thực trạng trình độ chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ và nhu cầu đào tạo tập huấn các nội dung liên quan đến năng lực của KNVCS.

Để đảm bảo đào tạo đúng và đủ cần phân loại rõ theo từng đối tượng, theo từng chủ đề, lĩnh vực (nghiệp vụ, kỹ năng, kỹ thuật chuyên ngành), thiếu hoặc yếu kỹ năng nào sẽ đào tạo bổ sung hoặc đào tạo nâng cao kỹ năng đó.

Hiện nay, đa phần KNVCS có trình độ chun môn cao là người trẻ tuổi, nhưng kinh nghiệm chưa nhiều, áp dụng phương pháp chưa được sát thực tế, đội ngũ này sẽ là nguồn lực cơ bản nên cần được đào tạo nhiều về phương pháp. Với đối tượng là những người có nhiều kinh nghiệm thực tế thì trình độ chun mơn lại khơng cao, do đã lớn tuổi nên họ “ngại” đi học nâng cao trình độ, cần phải có chế độ chính sách thích hợp để khuyến khích họ học tập, nâng cao trình độ.

* Xây dựng chiến lược, đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khuyến nông: Trên cơ sở thực trạng trình độ chun mơn, kỹ năng nghiệp vụ và nhu cầu cần được đào tạo đội ngũ KNVCS, xây dựng chiến lược, đề án đào tạo, bồi dưỡng một cách lâu dài, chủ động, trình UBND tỉnh phê duyệt.

Căn cứ kết quả đánh giá nhu cầu đào tạo, tình hình năng lực hiện có của KNVCS tại 3 huyện điều tra, căn cứ kế hoạch của Trung tâm Khuyến nông Hải Dương chúng tôi xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng KNVCS trên địa bàn tỉnh Hải Dương như sau:

Bảng 4.33. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ KNVCS

Nội dung Số người cần

tập huấn

Số lớp tập huấn

I. Đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng 398 18

1. Nghiệp vụ khuyến nông 76 3

2. Kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch 54 2

3. Kỹ năng thuyết trình 60 3

4. Kỹ năng phân tích, đánh giá 112 5

5. Kỹ năng viết báo cáo, tin bài 36 2

6. Kỹ năng phối hợp làm việc với các bên liên đới 60 3

II. Đào tạo kỹ thuật chuyên ngành 215 11

1. Trồng trọt, BVTV 40 2

2. Chăn nuôi – Thú y 32 2

3. Nuôi trồng thủy sản 20 1

4. Lâm nghiệp 8 1

5. Bảo quản chế biến nông - lâm - thủy sản 60 3

6. Tham quan học tập 55 2

Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ KNVCS bao gồm 04 chương trình:

Chương trình đào tạo bổ sung kiến thức chuyên môn cho khuyến nông viên cơ sở: Người làm công tác khuyến nơng nói chung, KNVCS nói riêng là những người có kiến thức đa ngành, đa lĩnh vực. Vì vậy, những KNVCS ngoài chuyên ngành đã được đào tạo sẽ tiếp tục được đào tạo bổ sung những kiến thức cơ bản về các ngành, lĩnh vực khác còn thiếu để đảm bảo kiến thức đa dạng, có khả năng tư vấn cho nơng dân một cách chính xác nhất. Các lớp học này thường sẽ kéo dài từ 3-7 ngày, KNVCS sẽ được tiếp cận và truyền đạt những kiến thức, các TBKT mới, phương thức sản xuất mới. Mỗi năm Trung tâm sẽ tổ chức 1 – 2 đợt đào tạo.

- KNVCS tốt nghiệp chuyên ngành trồng trọt – BVTV sẽ được đào tạo bổ sung kiến thức cơ bản về CN-TY, lâm nghiệp, thủy sản chủ yếu ở địa phương.

- KNVCS tốt nghiệp chuyên ngành CN-TY sẽ được đào tạo bổ sung kiến thức cơ bản về trồng trọt – BVTV, lâm nghiệp, thủy sản chính ở địa phương.

- KNVCS tốt nghiệp chuyên ngành thủy sản sẽ được đào tạo bổ sung kiến thức cơ bản về trồng trọt – BVTV, CN-TY, lâm nghiệp.

Chương trình đào tạo nâng cao trình độ chun mơn cho khuyến nơng viên cơ sở: Đào tạo chuyên sâu về chuyên ngành chính của KNVCS. Đào tạo để

KNVCS có kiến thức chun mơn sâu và có khả năng vận dụng tốt các kiến thức vào thực tiễn sản xuất một cách linh hoạt, phù hợp với từng hộ nông dân. Các KNVCS sẽ được đào tạo để trở thành tiểu giáo viên ToT tại địa phương. Mỗi năm Trung tâm sẽ tổ chức 1 – 2 đợt đào tạo, mỗi đợt 2 – 3 lớp. Các lớp học này kéo dài từ 3 – 7 ngày, vào lúc nông nhàn để không ảnh hưởng đến chất lượng công tác của khuyến nông viên cơ sở.

Các KNVCS sẽ được trang bị, cập nhật những TBKT, công nghệ sản xuất mới về chuyên ngành, lĩnh vực đào tạo của mình. Được đào tạo trở thành tiểu giáo viên ToT về chuyên ngành, lĩnh vực mình đang làm việc.

Chương trình đào tạo nghiệp vụ, phương pháp khuyến nông và các kỹ năng cần thiết cho khuyến nông viên cơ sở: Việc vận dụng các phương pháp khuyến nông trong hoạt động phổ biến TBKT mới cho nông dân là vô cùng quan trọng, bởi vì mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm riêng, để khắc phục những nhược điểm đó cần kết hợp các phương pháp với nhau. Trung tâm Khuyến nông Hải Dương xây dựng các lớp tập huấn tổng hợp với nhiều nội dung lồng ghép

giữa nghiệp vụ, phương pháp và một số kỹ năng cần thiết tùy thuộc vào nhu cầu của khuyến nông viên cơ sở.

KNVCS sẽ được tiếp cận với những phương pháp khuyến nơng mới như: Phương pháp tiếp cận có sự tham gia (PAEM); tập huấn nông dân tại hiện trường (FFS); chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM);…

Chương trình phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước: KNVCS phải nắm vững các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp và khuyến nơng, để có thể giải đáp những thắc mắc hay tư vấn sản xuất cho nông dân.

Các lớp phổ biến chủ trương, chính sách sẽ khơng quy định cụ thể một năm có mấy lớp mà sẽ dựa vào tình hình cụ thể của địa phương để mở lớp. Bên cạnh đó, cần tổ chức các hội nghị đánh giá kết quả thực thi chính sách, tìm hiểu ngun nhân chính sách khó thực thi, rút bài học kinh nghiệm.

* Tổ chức thực hiện:

- Hằng năm Trung tâm Khuyến nông tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ KNVCS, trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Căn cứ kinh phí được giao, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Trạm khuyến nông huyện tổ chức các khoá tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ KNVCS.

- Trung tâm Khuyến nông tỉnh mời các chuyên gia giỏi, các nhà quản lý có kinh nghiệm tham gia giảng dạy các khố tập huấn.

Ngồi ra đối với những KNVCS có nhu cầu học tập nâng cao trình độ chuyên môn (đại học, thạc sỹ, tiến sỹ), UBND tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tạo điều kiện cho họ đi học tập nâng cao trình độ chun mơn để về phục vụ địa phương.

4.4.3.3. Đầu tư trang thiết bị phục vụ hoạt động khuyến nông a. Cơ sở giải pháp

Hiện nay rất nhiều KNVCS chưa có phịng làm việc cố định, nơng dân gặp khó khăn trong việc tìm, nhờ sự trợ giúp của KNVCS dẫn đến việc KNVCS không tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

Máy móc, trang thiết bị cần thiết phục vụ hoạt động khuyến nông của KNVCS còn thiếu, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của KNVCS.

Thiếu các tài liệu kỹ thuật, giáo trình, tờ rơi, tờ gấp,… b. Biện pháp tổ chức thực hiện

Trạm Khuyến nông huyện khẩn trương kiểm kê lại trang thiết bị KNVCS đang sử dụng, xây dựng kế hoạch tăng cường, bổ sung các trang thiết bị còn thiếu gửi Trung tâm Khuyến nông, UBND huyện xin phê duyệt và hỗ trợ, bao gồm:

- Các trang thiết bị phục vụ tập huấn nơng dân (máy vi tính, máy chiếu,…). - Các tài liệu chuyên môn cho KNVCS (văn bản quy định chế độ, chính sách có liên quan đến hoạt động khuyến nơng, giáo trình, tài liệu kỹ thuật,…).

Sau khi được Trung tâm Khuyến nông tỉnh, UBND huyện hỗ trợ các trang thiết bị, Trạm Khuyến nông giao cho KNVCS quản lý và sử dụng theo nhóm.

- Đối với các KNVCS chưa có nơi làm việc ổn định, UBND xã bố trí nơi làm việc (có thể tại văn phịng UBND xã hoặc HTX DVNN) để khi nông dân cần tư vấn, hỗ trợ có thể tìm gặp KNVCS. Trong q trình làm việc chính quyền địa phương tạo điều kiện cho KNVCS sử dụng chung máy tính của văn phòng để làm báo cáo, lưu trữ thông tin, dữ liệu về hoạt động khuyến nông tại địa phương.

- Xây dựng và hỗ trợ KNVCS ấn phẩm khuyến nông các loại (tờ rơi, tờ gấp, sách kỹ thuật, tạp chí, tranh ảnh,…) để KNV cập nhật, trang bị kiến thức, TBKT mới, chuyển giao cho nông dân.

4.4.3.4. Tăng cường hoạt động khuyến nơng cộng đồng và xã hội hóa cơng tác khuyến nơng

a. Cơ sở của giải pháp

Thực hiện chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế trong nông nghiệp, để phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội cho nơng dân, bộ mặt nông thôn ngày càng văn minh hiện đại, mối quan hệ giữa những người dân sống trong cộng đồng ngày một tốt đẹp hơn. Công tác khuyến nông không chỉ là nhiệm vụ của các tổ chức khuyến nông, của cán bộ khuyến nông mà là trách nhiệm chung của mọi cấp, mọi ngành, mọi tổ chức xã hội và dịch vụ hỗ trợ. Công tác khuyến nơng cần được xã hội hóa.

b. Biện pháp tổ chức thực hiện

Thứ nhất: Tăng cường liên kết 4 nhà (nhà nghiên cứu, nhà quản lý, nhà nông và nhà doanh nghiệp). Khuyến nơng cần phát huy vai trị cầu nối và thơng tin hai chiều tới nông dân. KNVCS là trụ cột tăng cường sự phối hợp giữa các cá nhân, các tổ chức và dịch vụ hỗ trợ giúp nông dân sản xuất có hiệu quả.

Thứ hai: Nơng dân tự do kinh doanh trên mảnh đất của mình. Họ cần năng động, chủ động trong sản xuất, tìm kiếm sự trợ giúp và thiết lập các mối liên kết trong sản xuất. Ví dụ, nơng dân liên kết với các cơ quan khoa học trong công tác chọn giống; nông dân liên kết với một đại lý cung cấp vật tư phân bón, thuốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ khuyến nông viên cơ sở trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 99 - 112)