Những thuận lợi và khó khăn từ phân tích địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ khuyến nông viên cơ sở trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 54 - 55)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu

3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn từ phân tích địa bàn

3.1.3.1. Những thuận lợi

Mặc dù diện tích đất nơng nghiệp của tỉnh Hải Dương giảm nhưng giá trị sản xuất khơng những giảm mà cịn tăng lên. Điều này khẳng định việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất được nơng dân Hải Dương nhiệt tình hưởng ứng.

Hoạt động khuyến nơng có ảnh hưởng tới kết quả sản xuất nông nghiệp, ngược lại tình hình sản xuất nơng nghiệp có tác động nhất định tới hoạt động khuyến nơng của địa phương. Vì vậy với điều kiện khí hậu, đất đai, sơng ngịi,... của tỉnh thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp đa dạng. Đặc biệt, điều kiện khí hậu mùa đơng thuận lợi cho phát triển các loại rau màu ôn đới phục vụ cho xuất khẩu,... là những điều kiện cơ bản trong việc triển khai các hoạt động khuyến nơng cây, con đa dạng.

Cùng với đó là vị trí địa lý thuận lợi, giao thơng thuận tiện, dễ dàng cho việc giao lưu hàng hóa với bên ngồi. Hải Dương nằm trong tam giác ba thành phố lớn là Hà Nội – Hải Phịng – Quảng Ninh với những sản phẩm nơng nghiệp chủ đạo và đặc thù của địa phương như: Cà rốt (Cẩm Giàng), gạo nếp, hành tỏi (Kinh Môn), dưa hấu, củ đậu (Kim Thành), vải thiều (Thanh Hà, Chí Linh), hành tỏi (Nam Sách), thuỷ sản (Tứ Kỳ, Ninh Giang), lúa (Thanh Miện) đó chính là động lực phát triển nơng nghiệp mang tính hàng hóa.

Nơng dân Hải Dương có đức tính cần cù, có trình độ văn hóa, khả năng tiếp cận tiến bộ khoa học - kỹ thuật tốt. Một bộ phận nông dân đã mạnh dạn đổi mới phương thức và cơ cấu sản xuất, đầu tư vào sản xuất và sáng tạo ra nhiều mơ hình sản xuất đạt giá trị cao.

3.1.3.2. Những khó khăn

Một số địa phương có địa hình phức tạp, thời tiết không ổn định, những năm gần đây tuy thiên tai đã giảm nhưng vẫn gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. Những địa phương vùng sâu, vùng xa như Hoàng Hoa Thám, Bắc An, Bến Tắm, Lê Lợi của Thị xã Chí Linh gặp nhiều khó khăn trong việc giao thông, liên lạc và phát triển kinh tế.

Mặc dù sau khi dồn điền đổi thửa, số thửa ruộng giảm, nhưng so với việc tổ chức sản xuất hàng hóa tập trung, đẩy mạnh việc cơ giới hóa và áp dụng thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất nơng nghiệp là vẫn cịn hạn chế.

Sản phẩm nông nghiệp không đồng đều về chất lượng và thời gian thu hoạch đã gây khó khăn cho việc tổ chức thu mua chế biến xuất khẩu, sức mạnh cạnh tranh trên thị trường yếu.

Việc xây dựng và triển khai các mơ hình vẫn cịn gặp nhiều khó khăn như vấn đề về kinh phí, điều kiện tự nhiên của huyện và nhất là cán bộ khuyến nông vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu.

Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành cơng nghiệp, tốc độ đơ thị hóa nhanh chóng, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, các khu công nghiệp ngày càng nhiều và tăng nhanh,... làm cho diện tích đất nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp dần. Và ngồi ra cịn gây ra ơ nhiễm cho cho đât nơng nghiệp các vùng ven đó và ảnh hưởng đến nguồn nước tưới cho nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ khuyến nông viên cơ sở trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 54 - 55)