Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ khuyến nông viên cơ sở trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 55)

3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Để phục vụ việc đánh giá thực trạng năng lực của đội ngũ KNVCS trên địa bàn tỉnh Hải Dương chúng tôi tiến hành chọn 3 huyện đại diện đó là:

Huyện Kinh Môn (huyện có tốc độ tăng trưởng nông nghiệp ở mức cao). Đây là huyện có rất nhiều điểm mạnh trong hoạt động khuyến nông. Từ đó có thể rút ra nhiều kinh nghiệm trong công tác nâng cao năng lực các cán bộ KNVCS.

Huyện Kim Thành (huyện có tốc độ tăng trưởng nông nghiệp ở mức khá). Thông qua đó có thể thấy được những tồn tại về năng lực của đội ngũ KNVCS.

Thị xã Chí Linh (huyện có tốc độ tăng trưởng nông nghiệp ở mức trung bình). Qua đây có thể thấy được hạn chế về năng lực của KNVCS trong các hoạt động khuyến nông tại địa phương.

Cơ sở cho chọn mẫu điều tra: Địa phương có tốc độ kinh tế phát triển khác nhau thì đóng góp của công tác khuyến nông sẽ khác nhau. Để đánh giá khách quan năng lực của đội ngũ KNVCS trên địa bàn tỉnh tôi chọn 3 địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao, khá và trung bình. Qua đó những điểm mạnh, điểm yếu, những tồn tại, hạn chế trong năng lực của đội ngũ KNVCS trên địa bàn tỉnh Hải Dương sẽ được thể hiện rõ ràng và chân thực nhất.

3.2.2. Thu thập thông tin 3.2.2.1. Thông tin thứ cấp 3.2.2.1. Thông tin thứ cấp

Các thông tin về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, cũng như tình hình dân số lao động; kết quả sản xuất nông nghiệp; các chủ trương, chính sách của Nhà

nước và tỉnh Hải Dương về hoạt động khuyến nông; các bài viết, nghiên cứu của các chuyên gia trên thế giới và trong nước về hoạt động khuyến nông, tăng cường năng lực cán bộ khuyến nông.

Phương pháp thu thập từ các sách, báo, tạp chí, báo cáo hàng năm của Trung tâm Khuyến nông Hải Dương, báo cáo kinh tế xã hội của UBND tỉnh Hải Dương, số liệu thống kê,… có liên quan đến nội dung nghiên cứu.

3.2.2.2. Thông tin sơ cấp

Số liệu mới được tiến hành thu thập qua điều tra, phỏng vấn đội ngũ cán bộ khuyến nông các cấp và hộ nông dân ở các huyện đã được chọn làm điểm nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài, nghiên cứu sử dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu khác nhau để lấy thông tin số liệu mới. Trong đó chủ yếu là thông qua công cụ PRA (đánh giá có sự tham gia) được phối hợp sử dụng khi tiến hành điều tra. Để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu của đề tài, các số liệu mới được thu thập từ nhiều nguồn và nhiều đối tượng khác nhau. Số lượng mẫu điều tra và đối tượng điều tra như được trình bày tại bảng 3.6.

Bảng 3.6. Đối tượng, số mẫu, phương pháp và nội dung khảo sát

Đối tượng khảo sát Số mẫu Phương pháp và nội dung khảo sát

1. Cán bộ, lãnh đạo

khuyến nông tỉnh 20

Điều tra, phỏng vấn trực tiếp, thảo luận, nhận xét, đánh giá về năng lực của KNVCS. Xin ý kiến về định hướng phát triển hệ thống KNVCS, định hướng nâng cao năng lực cho KNVCS, các đề xuất, khuyến nghị.

2. Cán bộ, lãnh đạo

khuyến nông cấp huyện 11

3. Khuyến nông viên cơ

sở (3 huyện, thị xã) 61

Điều tra, phỏng vấn trực tiếp, thảo luận, tự nhận xét, đánh giá về năng lực bản thân. Đánh giá giải pháp nâng cao năng lực KNVCS, điều tra nhu cầu đào tạo, mức độ phù hợp của cơ chế chính sách, các đề xuất, kiến nghị.

4. Hộ nông dân 60 Điều tra, phỏng vấn trực tiếp, thảo luận, lấy ý kiến nhận xét, đánh giá về năng lực của KNVCS, mức độ hài lòng về thái độ, kết quả, hiệu quả làm việc của KNVCS. Điều tra nhu cầu các hoạt động khuyến nông, các yêu cầu đối với hoạt động khuyến nông và KNVCS

- Huyện Kinh Môn 20

- Huyện Kim Thành 20

- Thị xã Chí Linh 20

Trước khi tiến hành điều tra chính thức, nghiên cứu có tiến hành điều tra thử các nhóm đối tượng để hoàn thiện biểu phiếu điều tra. Dựa trên các kết quả thu thập được từ cán bộ khuyến nông và hộ nông dân, nghiên cứu tiến hành phân tích và xử lý số liệu đưa ra nhận định và đánh giá về năng lực đội ngũ KNVCS, đề xuất định hướng một số giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ KNVCS trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

3.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 3.2.3.1. Phương pháp xử lý thông tin 3.2.3.1. Phương pháp xử lý thông tin

Phân tổ thông tin về KNVCS theo các tiêu thức: huyện, độ tuổi, giới tính, trình độ và từng lĩnh vực hoạt động khuyến nông.

Ở từng tiêu chí đánh giá sử dụng phương pháp cho điểm theo các mức độ khác nhau để đánh giá năng lực của mỗi KNVCS, từ đó tính được điểm bình quân biểu hiện năng lực của KNVCS.

Phân tổ năng lực KNVCS theo các mức độ tốt, khá, trung bình, yếu.

Các số liệu thu thập được tiến hành tổng hợp, chỉnh lý, hệ thống lại bằng chương trình Excel và các phần mềm khác có liên quan.

3.2.3.2. Phương pháp phân tích

Thống kê mô tả: Các chỉ tiêu thống kê về tính toán trên cơ sở mô tả thực trạng khuyến nông trên địa bàn, những thuận lợi, khó khăn của công tác khuyến nông, thông tin được trình bày dưới dạng bảng biểu để phân tích.

Thống kê so sánh: Các chỉ tiêu thống kê trên nhiều tiêu chí, được so sánh giữa hoạt động này với hoạt động khác, đối tượng này với đối tượng khác, phương pháp này với phương pháp khác, năm này với năm khác, từ đó tìm ra phương pháp hiệu quả hơn.

Phương pháp chuyên gia: Tổng hợp các thông tin, dữ liệu điều tra, lấy ý kiến các chuyên gia khuyến nông qua trao đổi, thảo luận, từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá về năng lực KNVCS và những chính sách cần thiết để nâng cao năng lực, hiệu quả làm việc cho KNVCS.

Phân tích SWOT: Phân tích năng lực KNVCS căn cứ vào điểm mạnh, điểm yếu hiện có của KNVCS, những yếu tố tác động đến năng lực và hoạt động của KNVCS mang lại những cơ hội và thách thức gì. Kết quả phân tích SWOT sẽ là căn cứ để đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao năng lực cũng như hiệu quả làm việc của KNVCS.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích

3.2.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực KNVCS - Trình độ văn hoá, chuyên môn;

- Trình độ tin học;

- Kinh nghiệm, kiến thức thực tiễn;

- Phương pháp và nghiệp vụ khuyến nông; - Phương pháp giáo dục người lớn tuổi; - Kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch; - Kỹ năng thuyết trình;

- Kỹ năng phân tích, đánh giá; - Kỹ năng viết báo cáo, tin bài;

- Kỹ năng phối hợp làm việc với các bên liên đới.

3.2.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động khuyến nông - Số mô hình xây dựng, các kỹ năng xây dựng mô hình;

- Số lớp tập huấn kỹ thuật tổ chức cho nông dân, các kỹ năng tập huấn; - Số hoạt động thông tin tuyên truyền, nội dung thông tin;

- Các loại hình tư vấn, dịch vụ cho nông dân.

3.2.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến năng lực KNVCS - Giới tính;

- Tuổi, sức khỏe và kinh nghiệm công tác; - Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; - Cơ sở vật chất, điều kiện làm việc; - Chế độ chính sách;

- Nhu cầu thị trường và yêu cầu sản xuất;

- Sự quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền địa phương;

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG KHUYẾN NÔNG TỈNH HẢI DƯƠNG 4.1.1. Cơ cấu tổ chức 4.1.1. Cơ cấu tổ chức

Thực hiện Nghị định 13/CP ngày 02/3/1993 của Chính Phủ và Thông tư số 02 ngày 03/8/1993 về công tác khuyến nông, Trung tâm Khuyến nông Hải Dương được thành lập theo quyết định số 568 QĐ/UB ngày16/6/1994 của UBND tỉnh Hải Hưng. Chính thức hoạt động từ tháng 7/1995 đến tháng 01/1997 chia tách về 2 tỉnh (Hải Dương và Hưng Yên) và từng bước được kiện toàn.

Từ 01/1997 - 11/10/2001 hệ thống khuyến nông được tổ chức và quản lý từ tỉnh (Văn phòng TTKN) đến các huyện, thành phố (Trạm Khuyến nông) với biên chế: 32 cán bộ (1997), riêng khuyến nông thành phố Hải Dương được biên chế tại Văn phòng Trung tâm Khuyến nông.

Thực hiện Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ số 165-TB/TU ngày 11/9/2001 và các quyết định của UBND tỉnh ngày 11/10/2001 về việc chuyển Trạm Khuyến nông huyện, thành phố từ trực thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT về trực thuộc UBND huyện, thành phố. Hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước đã được kiện toàn theo hướng:

+ Củng cố Văn phòng Trung tâm Khuyến nông tỉnh trực thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT.

+ Trạm Khuyến nông huyện, thị xã trực thuộc UBND huyện, thị xã; Riêng thành phố Hải Dương biên chế khuyến nông được bố trí trong Phòng Kinh tế.

Thực hiện quyết định 4833/2004/QĐ-UB ngày 01/12/2004 của UBND tỉnh Hải Dương, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Thanh Hà được thành lập trên cơ sở sát nhập Trạm Khuyến nông, Trạm Thú Y, Trạm Bảo vệ thực vật huyện. Đây là đơn vị sự nghiệp có thu, có con dấu, có trụ sở và tài khoản riêng với 6 biên chế có trình độ đại học.

Thực hiện Quyết định số 17/2010/QĐ-UBND ngày 20/8/2010 của UBND tỉnh về việc thành lập tổ chức khuyến nông cấp xã, cho phép bố trí mỗi xã, phường, thị trấn có sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh 01 KNV với mức phụ cấp 540.000 đồng/tháng từ nguồn ngân sách tỉnh cấp qua Trung tâm Khuyến nông, hệ thống khuyến nông viên cấp xã được hình thành.

Sơ đồ 4.1. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Khuyến nông Hải Dương

Nguồn: Trung tâm Khuyến nông Hải Dương (2017)

4.1.2. Chức năng, nhiệm vụ

Sau khi được thành lập Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hải Dương là đơn vị sự nghiệp, có các chức năng, nhiệm vụ sau:

Một là: Tham mưu, đề xuất Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh ban hành chính sách, phê duyệt chương trình, dự án khuyến nông nhằm hỗ trợ nông dân trong việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi;

Hai là: Triển khai thực hiện các văn bản chuyên môn nghiệp vụ, định mức

Phòng Hành chính – Tổ chức - 01 Trưởng phòng - 02 Phó phòng - 01 Văn thư - 01 Lái xe Phòng Kỹ thuật - 01 Trưởng phòng - 02 Phó phòng

- 01 Kỹ sư Bảo quản Chế Biến

- 01 Kỹ sư trồng trọt - 02 Kỹ sư thuỷ sản - 01 Kỹ sư lâm nghiệp

Phòng Thông tin – Huấn luyện

- 01 Trưởng phòng - 01 Kỹ sư trồng trọt - 01 Kỹ sư chăn nuôi - 01 Cử nhân sư phạm nông nghiệp

- 01 Kỹ thuật quay phim

Trạm Khuyến nông huyện

- Trạm trưởng - Kỹ sư chăn nuôi

- Kỹ sư trồng trọt - Kỹ sư thuỷ sản - Kỹ sư lâm nghiệp

- Kỹ sư kinh tế

Trung tâm Khuyến nông Hải Dương

Ban Giám đốc

Giám đốc 01 Phó Giám đốc

kinh tế kỹ thuật và chuyên ngành để hướng dẫn hệ thống khuyến nông thực hiện đúng các quy định của Bộ, Ngành;

Ba là: Thông tin tuyên truyền chủ trương đường lối, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước. Tiến bộ khoa học và công nghệ, thông tin thị trường giá cả, phổ biến điển hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh, phát triển nông nghiệp và nông thôn, tổ chức và tham gia hộ nghị, hội thảo, hội thi, hội chợ triển lãm liên quan đến hoạt động khuyến nông.

4.1.3. Cơ chế hoạt động và quản lý phối hợp

a. Cơ chế hoạt động

Nguồn kinh phí thực hiện hoạt động khuyến nông của hệ thống khuyến nông Hải Dương chủ yếu được cấp từ nguồn ngân sách Trung ương (Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia) thông qua các mô hình trình diễn, các dự án chiếm 80% hoạt động khuyến nông. Cơ quan này hàng năm đều xây dựng kế hoạch các đề tài, dự án về các mô hình và kinh phí triển khai.

Có thể thấy việc xây dựng chương trình mô hình hoạt động khuyến nông của tỉnh phần nào bị ảnh hưởng bởi đăng ký đề tài, dự án với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia. Không thể xây dựng một chương trình đề tài, dự án về mô hình nằm ngoài danh sách các chương trình đề tài, dự án sẽ triển khai trong năm của cơ quan Trung ương nói trên cho dù mô hình đó có phù hợp và cần thiết với điều kiện của tỉnh hay không. Bởi nguồn kinh phí hoạt động khuyến nông hoàn toàn phụ thuộc vào việc triển khai, đăng ký đề tài, dự án do trung ương cấp.

b. Cơ chế quản lý phối hợp

Hệ thống khuyến nông các cấp ở Hải Dương được phân cấp quản lý tương đối rõ ràng, cụ thể, chỉ đạo chuyên môn thực hiện theo ngành dọc:

Trạm Khuyến nông chịu sự quản lý trực tiếp của UBND huyện và chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh.

KNVCS chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Trạm Khuyến nông huyện về chuyên môn nghiệp vụ, UBND xã quản lý các hoạt động khuyến nông nhằm phục vụ sự phát triển nông nghiệp, nông thôn ở địa phương.

4.1.4. Một số kết quả hoạt động

Trong 3 năm qua, hệ thống khuyến nông tỉnh Hải Dương đã tổ chức được nhiều hoạt động, có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh.

Bảng 4.1. Một số kết quả hoạt động chủ yếu của hệ thống khuyến nông Hải Dương

Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016

1. Tập huấn

1.1. Số lớp tập huấn Lớp 1.592 1.614 1.656

1.2. Số lượt người tập huấn Người 103.480 105.210 107.324

1.3. Số bộ tài liệu kỹ thuật cấp phát Bộ 100.000 100.000 100.000

2. Thông tin tuyên truyền

2.1. Số chủng loại ấn phẩm được biên soạn Ấn phẩm 4 5 5

2.2. Số ấn phẩm được in ấn và phát hành Ấn phẩm 2.400 3.000 3.000

2.3. Số tin. bài. chuyên mục trên đài truyền hình Tin, bài 150 52 92

3. Đào tạo – huấn luyện

3.1. Số cán bộ được đào tạo nâng cao nghiệp vụ Người 100 50 70

3.2. Số lớp đào tạo nghề lao động nông thôn Lớp 10 5 3

4. Mô hình trình diễn MH 205 230 252

4.1. Số mô hình trồng trọt MH 189 217 234

4.2. Số mô hình chăn nuôi MH 10 6 9

4.3. Số mô hình thủy sản MH 6 7 9

4.1.4.1. Về xây dựng mô hình

Trung tâm Khuyến nông Hải Dương đã huy động các nguồn vốn từ Trung ương, tỉnh, dự án và đối ứng từ người dân để thực hiện xây dựng mô hình trình diễn khuyến nông. Các mô hình đã bám sát chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh, ngành và phù hợp với điều kiện của địa phương, đạt kết quả, mục tiêu đề ra, thu hút được sự quan tâm của người dân, các cấp chính quyền và các đoàn thể, nhiều mô hình tạo được lòng tin của nhân dân trong tỉnh và chính quyền trong công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của địa phương, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích.

Lĩnh vực trồng trọt đã đưa một số mô hình các giống lúa có năng suất cao, phù hợp với điều kiện tại địa phương và được đông đảo bà con nông dân ủng hộ như lúa RVT, Thiên Ưu-8, TBR-225,... mô hình khảo nghiệm giống ngô ADJ600. Bên cạnh đó Trung tâm Khuyến nông Hải Dương còn kết hợp với các công ty thực hiện các mô hình thử nghiệm phân bón NPK Phú Mỹ (12-10-9), DAP Đình Vũ trên cây lúa, hành, cà rốt và cây ổi đã cho kết quả tốt. Thực hiện các mô hình cánh đồng mẫu lớn 50 ha tại các xã Lạc Long – Kinh Môn, An Đức – Ninh Giang, Ngô Quyền – Thanh Miện.

Lĩnh vực chăn nuôi đã xây dựng các mô hình chăn nuôi vịt theo hướng an

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ khuyến nông viên cơ sở trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 55)