Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty TNHH một thành viên kinh đô miền bắc (Trang 62 - 66)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

a, Số liệu thứ cấp

- Thu thập số liệu thứ cấp: Các số liệu thống kê được thu thập thông qua các tài liệu thống kê, báo cáo đã được xuất bản, các báo, tạp chí, internet, các kết quả của một số cơng trình nghiên cứu liên quan đã được cơng bố; Các tài liệu, báo cáo của các phòng ban chức năng của cơng ty để phân tích thực trạng nguồn nhân lực và các chính sách quản trị nhân lực của Cơng ty.

- Số liệu liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua các năm từ 2015 - 2017 được thu thập chủ yếu từ các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh của công ty. Những thông tin này để phục vụ cho nội dung nghiên cứu của đề tài.

b, Số liệu sơ cấp

- Thu thập thông tin sơ cấp: Sử dụng bảng hỏi để nghiên cứu đánh giá thực trạng, động lực và các chính sách tạo động lực cho lao động tại Công ty TNHH Kinh Đô Miền Bắc. Các bảng hỏi được thiết kế phù hợp với từng đối tượng điều tra. Đối tượng điều tra: Lao động tại Công ty TNHH Kinh Đô Miền Bắc. Số lượng phiếu khảo sát: Số phiếu khảo sát là 300 (Nội dung phiếu là bảng hỏi về các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động, mức độ thỏa mãn với công việc của người lao động). Bao gồm: lãnh đạo doanh nghiệp (2 phiếu), lãnh đạo phòng ban (5 phiếu), nhân viên (10 phiếu), công nhân (283 phiếu), cụ thể số phiếu khảo sát như sau:

Bảng 3.4. Đặc điểm mẫu khảo sát TT Chỉ tiêu TT Chỉ tiêu Số lượng (người) cấu( %) TT Chỉ tiêu Số lượng (người) Cơ cấu (%) 1 Giới tính 300 100 4 Tuổi 300 100 Nam 180 60,0 <30 tuổi 100 33,3 Nữ 120 40,0 31-39 tuổi 59 19,7 2 Chức danh công

việc hiện tại 300 100 40 - 49 tuổi 101 33,7

Lãnh đạo doanh nghiệp 2 0.7 < 50 tuổi 40 13,3 Lãnh đạo phòng, ban 5 1.7 5 Trình độ chun mơn 300 100

Nhân viên 10 3,3 Sau đại học 2 0,7

Công nhân 283 94,3 Đại học 8 2,7

3

Thâm niên công

tác 300 100 Cao đẳng 10 3,3 < 1 năm 40 13,3 Trung cấp 30 10,0 1-5 năm 150 50,0 Lao động phổ thông 250 83,3 < 5 năm 110 36,7 6 Mức thu nhập hiện tại 300 100 < 3 triệu 5 1,7 6 - 9 triệu 178 59,3 3 - 6 triệu 102 34,0 < 9 triệu 15 5,0

3.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Tổng hợp thơng tin, phân tích, so sánh các số liệu…Để có thể đem lại những thơng tin chất lượng có độ tin cậy cao thì phương pháp thu thập thơng tin là rất quan trọng. Với phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, tác giả đã quyết định sử dụng bảng hỏi giấy với sự hỗ trợ của phỏng vấn viên để có thể hỗ trợ giải thích các thắc mắc của người được phỏng vấn, bởi bảng hỏi tương đối dài, cần có phỏng vấn viên liên lạc hẹn trước. Mỗi cuộc phỏng vấn kéo dài từ 15 phút cho đến 30 phút.

Dữ liệu sau khi thu thập trên bảng hỏi giấy sẽ được mã hoá và nhập vào phần mềm thống kê và phân tích dữ liệu SPSS để xử lý. Mỗi bảng hỏi sẽ có một mã số riêng để có thể kiểm tra lại và sửa chữa nếu trong q trình nhập có bất kỳ sai sót gì. Sau khi thu thập bảng hỏi, mã hoá các bảng hỏi và dữ liệu trong bảng hỏi, các bước sau đây sẽ được thực hiện trước khi sử dụng cơng cụ phân tích cho kết quả cuối cùng:

- Nhập dữ liệu từ các bảng hỏi đã thu thập được - Làm sạch dữ liệu

- Kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu thu thập được - Sử dụng các cơng cụ phân tích

- Đọc và giải thích kết quả phân tích

3.2.3. Phương pháp phân tích

- Phương pháp so sánh được dùng trong việc phân tích hoạt động kinh doanh, đồng thời để so sánh các số liệu điều tra, khảo khát xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu.

- Phương pháp thống kê: Thu thập, tổng hợp, trình bày các số liệu và tính tốn số liệu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty…

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Kết quả sản xuất kinh doanh - Doanh thu

- Lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh

- Tổng số lao động (Số lao động nam; Số lao động nữ) - Số khóa đào tạo

- Số lượng đào tạo - Kinh phí đào tạo - Qũy tiền thưởng

- Tiền thưởng bình quân của người lao động - Thu nhập bình quân của người lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty TNHH một thành viên kinh đô miền bắc (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)