Chi tiết các cổ đông sáng lập của Công ty năm 2001

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty TNHH một thành viên kinh đô miền bắc (Trang 50 - 61)

(Loại cp phổ thông)

Đơn vị: Triệu đồng

STT Cổ đông sáng lập Tổng mệnh giá

(Triệu đồng) Tỷ trọng %

1 Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến Thực

phẩm Kinh Đô 6.000 60,00

2 Bà Vương Ngọc Xiềm 1.000 10,00

3 Bà Vương Bửu Linh 1.000 10,00

4 Ông Trần Vinh Nguyên 500 5,00

5 Ông Trần Quốc Nguyên 500 5,00

6 Ông Bùi Thanh Tùng 500 5,00

7 Ông Trịnh Hiếu Từ 500 5,00

Nguồn: Phịng TC – KT Là một Cơng ty thành viên của tập đồn Kinh Đơ, được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ năm 2001 với mục tiêu ban đầu xâm nhập và mở rộng thị trường tại Miền Bắc, Công ty TNHH một thành viên Kinh Đô miền Bắc đã và đang ngày càng lớn mạnh và trở thành doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực sản xuất chế biến thực phẩm tại thị trường miền Bắc và cùng với Tập đồn Kinh Đơ chiếm lĩnh thị trường trong nước với 52 nhà phân phối, 35.000 điểm bán lẻ tại Miền Bắc . Với khẩu hiệu “ Hương vị cho cuộc sống” Công ty TNHH một thành viên Kinh Đô Miền Bắc luôn luôn mong muốn đem nhiệt huyết, sáng tạo cùng những giá trị đích thực gửi gắm vào trong mỗi sản phẩm trao tay người tiêu dùng, các sản phẩm thông dụng ,thiết yếu trong cuộc sống mà nhà nhà,người người đều có nhu cầu sử dụng với chất lượng tốt, hàm lượng dinh dưỡng luôn được quan tâm. Với những giá trị đích thực như vậy Kinh Đô Miền Bắc đã và luôn mang và thực hiện xuất sắc sứ mệnh của mình.

Thương hiệu Kinh Đô đã trở nên nổi tiếng và được người tiêu dung khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước biết đến. Nhắc đến Kinh Đô người ta nghĩ ngay đến các sản phẩm bánh kẹo, chủng loại đa dạng, giá cả hợp lý, hệ

thống kênh tiêu thụ rộng khắp. Thương hiệu Kinh Đô hiện đang được đánh giá là một trong những thương hiệu hàng đầu trong ngành sản xuất bánh kẹo Việt Nam, với nhiều năm liên tục đặt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn. Vào trung tuần tháng 8 năm 2009, Kinh Đô tự hào tham dự đêm Gala Thương Hiệu nổi tiếng tại Hà Nội để đón nhận danh hiệu Thương hiệu nổi tiếng nhất ngành hàng thực phẩm. Theo cuộc bình chọn, thương hiệu Kinh Đơ xếp hạng thứ 4 trong top 10 thương hiệu nổi tiếng nhất tại Việt Nam, chỉ sau Honda, Omo và Nokia.

Với 18 năm hình thành và phát triển của Cơng ty TNHH một thành viên Kinh Đô Miền Bắc ngày nay, chúng ta có thể chia thành 04 (bốn) giai đoạn được coi là những bước ngoặt lịch sử của Cơng ty. Theo đó, nó cũng cho chúng ta thấy minh chứng về phương pháp “Tạo động lực làm việc cho người lao động” nói chung và tại Cơng ty TNHH một thành viên Kinh đơ Miền Bắc nói riêng, cụ thể:

Giai đoạn 1: Từ năm 2000 đến 2004

Sau khi đã khẳng định được vị trí số 1 trên thị trường các tỉnh phía Nam, Cơng ty TNHH Xây dựng và Chế biến Thực phẩm Kinh Đô đã mở rộng thị trường hoạt động ra các tỉnh phía Bắc qua việc thành lập Cơng ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Kinh Đơ Miền Bắc vào ngày 28/01/2000. Góp vốn vào Kinh Đơ Miền Bắc cịn có các thành viên sáng lập của Kinh Đơ trong đó cơng ty nắm giữ 60% vốn cổ phần tại thời điểm thành lập.

Công ty đã xác định ngay từ đầu phạm vi khu vực phía Bắc là thị trường chính. Cơng ty đặt nhà máy cạnh mặt đường Quốc lộ 5A - Trục giao thông quan trọng nối Hà Nội với Hải Phòng thuộc địa phận Thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên để giành địa lợi và có được cơ chế ưu đãi đầu tư của tỉnh Hưng Yên. Để có thể cạnh tranh được với những loại bánh kẹo vốn đã quen thuộc với người tiêu dùng Hà Nội như Hải Hà, Hữu Nghị, Hải Châu… Công ty đã tập trung vào các yếu tố nhãn hiệu, chất lượng, giá cả, chính sách khuyến mại, kênh phân phối để bước vào cuộc cạnh tranh với các sản phẩm nội địa cũng như các loại bánh kẹo ngoại nhập đang ngày càng tràn ngập trên thị trường trong nước.

Với tổng số vốn điều lệ ban đầu là 10 tỷ đồng Việt Nam. Ngay sau khi thành lập, Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc đã tập

trng vào các hoạt động xây dựng nhà xưởng, mua sắm và lắp đặt những dây chuyền sản xuất, nghiên cứu thị trường, xây dựng kênh phân phối, đội ngũ nhân sự chủ chốt, tuyển dụng và đào tạo lao động và Cơng ty chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh từ ngày 01/09/2001.

Đến 31/12/2004, Kinh Đô Miền Bắc đã trở thành một trong những công ty tư nhân đầu tiên chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, với mã chứng khoán giao dịch là NKD, tổng vốn cổ phần lúc đó là 5.000.000 cổ phần. Tại thời điểm này, vốn điều lệ của công ty là 50 tỷ đồng Việt Nam. Việc niêm yết trên thị trường chứng khoán cũng là một lời khẳng định cho khả năng phát triển của Kinh Đô Miền Bắc. Sau khi niêm yết, cổ phiếu của công ty được đánh giá là cổ phiếu hấp dẫn, được các nhà đầu tư đặc biệt chú ý và giá giao dịch liên tục tăng. Công ty đã đón nhận chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 do tổ chức BVQI cấp vào năm 2004, và hệ thống đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP do tổ chức Quacert cấp vào năm 2005. Mức trả cổ tức hàng năm ổn định là 18%, được đánh giá là mức trả cổ tức khá cao trên thị trường.

Giai đoạn 2: Từ năm 2005 đến 2010

Ngày 31/05/2007, công ty đã tiến hành phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 20% tương đương 1.679.999 cổ phần từ lợi nhuận giữ lại chưa phân phối và các quỹ của công ty. Nâng vốn điều lệ của công ty lên 107 tỷ đồng Việt Nam. Cũng trong thời gian này công ty cùng với công ty Tribeco Sài Gịn đã khởi cơng xây dựng nhà máy Tribeco Miền Bắc cới tổng kinh phí khoảng 100 tỷ đồng với diện tích 30.000m2.

Vào tháng 8/2008, cơng ty đã chính thức triển khai dự án SAP là phần mềm hàng đầu trên thế giới về quản lý điều hành hệ thống.

Trong năm 2008, tổng số cửa hàng Bakery trên địa bàn thành phố Hà Nội là 10 cửa hàng. Loại hình kinh doanh Bakery này đang ngày càng trở nên phổ biến và phát triển trong thời gian gần đây. Đặc biệt là tại các thành phố lớn. Việc khai thác và phát triển hệ thống Bakery là rất có tiềm năng.

Năm 2009 là năm khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ “chết” do khơng có được những bước đi đúng. Kinh Đô Miền Bắc vẫn giữ được vị thế trên thị trường, với những kết quả vượt bậc: lợi nhuận trước thuế là 109 tỷ

đồng, trong khi kế hoạch của năm là 60 tỷ đồng, Nhưng đó cũng khơng phải hồn tồn là do cơng ty có những bước đi chiến lược đúng đắn mà là do công ty ăn “xác chết”. Nghĩa là khi các cơng ty trong ngành thực phẩm khơng có uy tín trên thị trường trước đây, sản xuất kinh doanh mang tính tự phát, chộp giật khơng thể đứng vững trên thị trường thì cơng ty đã hưởng được phần lợi từ đó.

Gian đoạn 3: Từ năm 2011 đến 2014

Cơng ty chính thức chuyển đổi hình thức pháp lý từ Cơng ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc thành “Công ty TNHH một thành viên Kinh Đô Miền Bắc” theo giấy chứng nhận kinh doanh số 0900178525 do Sở Kế hoạch và đầu tư tình HưngYên cấp ngày 25/01/2011. Tổng vốn điều lệ tại thời điểm đăng ký là 151.242.161.000 đồng .

Giai đoạn 4: Từ 2015 đến nay

Bước ngoặt lịch sử tiếp theo là ngày 15/07/2015 với thương vụ mua bán sáp nhập, Tập đoàn Mondelez International đã trở thành Chủ sở hữu duy nhất của Công ty TNHH một thành viên Kinh Đô Miền Bắc.

Cũng trong thời gian này, sau khi bán mảng bánh kẹo cho Mondelēz International, Cơng ty đã bắt đầu tìm cơ hội tham gia lĩnh vực mì gói, dầu ăn và sữa. Đây được coi là giải pháp quan trọng để tập đoàn này tăng trưởng tên 20%/năm do ngành kinh doanh bánh kẹo truyền thống đã có dấu hiệu bão hịa và khó có thể bứt phá trong dài hạn. Tập đồn Kinh Đơ đã bắt tay hợp tác với Saigon Ve Wong để tham chiến thị trường mì ăn liền. Saigon Ve Wong cũng là một doanh nghiệp tham gia sản xuất mì ăn liền khá sớm tại Việt Nam từ năm 1990.

Sau gần 18 năm đi vào hoạt động với doanh thu 72 tỷ đồng năm 2002, lợi nhuận đạt 1,8 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng giữ vững 30-40% / năm cho đến nay tổng doanh thu của Công ty đạt hơn 2.000 tỷ đồng, diện tích nhà máy được mở rộng từ 2,3 ha lên đến 17 ha. Hệ thống phân phối của Kinh Đô Miền Bắc đã vươn rộng tới tất cả các tỉnh thành phố, huyện thị của 28 tỉnh phía Bắc với hơn 34.000 điểm bán và 55 nhà phân phối, 110 điểm bán siêu thị và hiện tại có 9 Bakery ở thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó với mẫu mã đẹp, chất lượng cao với tiêu chuẩn ,sản phẩm của Cơng ty cịn được xuất sang nhiều nước và khu vực như Trung Quốc, Đài Loan, Singapore… Như vậy qua sự tăng trưởng

được thể hiện theo thời gian đã phần nào cho thấy Kinh Đô Miền Bắc đã và đang đúng hướng thực hiện được mục tiêu đề ra ban đầu đó là xâm nhập thị trường Miền Bắc, chiếm lĩnh ưu thế và ngày càng mở rộng thị trường.

3.1.3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh

- Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất chế biến thực phẩm, thực phẩm công nghệ và bánh cao cấp các loại, thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

- Các sản phẩm chính của cơng ty: + Snack Foods: Bánh snack các loại;

+ Breads, Buns: Bánh mỳ công nghiệp, Sandwich; + Fresh Cakes: Bánh tươi các loại;

+ Cookies: Bánh bơ;

+ Moon Cakes: Bánh trung thu;

+ Superior Cakes: Bánh bông lan công nghiệp; + Chocolate coatingpie: Bánh phủ Chocolate; + Candys: các loại kẹo.

3.1.4. Cơ cấu tổ chức

Công ty TNHH Kinh Đô Miền Bắc được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8, thơng qua vào ngày 29/11/2005, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2006. Mặt khác, các hoạt động kinh doanh của công ty tuân thủ theo Luật Doanh nghiệp, các Luật khác có liên quan và Điều lệ công ty. Điều lệ công ty, bản sửa đổi đã được Đại hội đồng cổ đông của Kinh Đô miền Bắc thông qua là cơ sở chi phối tồn bộ hoạt động của cơng ty.

Nhìn chung mơ hình quản lý của công ty được tổ chức bao gồm: Chủ tịch cơng ty,Tổng điám đốc, Phó Tổng giám đốc,Giám đốc pháp chế, Giám đốc hành chính nhân sự, Trưởng phịng hệ thống. Kế đến là các Giám đốc bộ phận, Trưởng phòng, Trưởng ca,…(Sơ đồ 3.1). Cơ cấu tổ chức, chỉ đạo điều hành của Cơng ty theo mơ hình cơ cấu tổ chức này ln có sự theo dõi linh hoạt và tổng quan giữa các cấp từ trên xuống dưới theo chiều dọc từ cấp quản lý cao xuống các sản phẩm kinh doanh chiến lược cũng như có sự phối hợp giữa các nghành đơn vị theo chiều ngang; Đồng thời, định hướng các hoạt

động theo kết quả cuối cùng; tập trung nguồn lực vào các khâu xung yếu; tạo điều kiện đáp ứng nhanh với những sự thay đổi của môi trường; kết hợp năng lực của các phòng ban một cách hiệu quả hơn.

- Chủ tịch công ty do chủ sở hữu bổ nhiệm. Chủ tịch công ty nhân danh chủ sở hữu thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ quyền và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định của pháp luật này có liên quan và Điều lệ cơng ty. Quyền, nghĩa vụ và chế độ làm việc của Chủ tịch công ty đối với chủ sở hữu công ty được thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật có liên quan.

- Tổng Giám đốc: Tổng giám đốc do Chủ tịch công ty bổ nhiệm để điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ tịch công ty về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Tổng giám đốc thực hiện việc quyết định của Chủ tịch công ty, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Đồng thời, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty, ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý trong công ty. Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty, kiến nghị phươngán sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh, tuyển dụng lao động,…Thực hiện việc bổ nhiệm, khen thưởng, bãi miễn, kỷ luật nhân viên, đề ra các chính sách khuyến khích người lao động làm việc một cách tích cực và hiệu quả.

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ Ban điều hành của Công ty TNHH một thành viên Kinh Đơ Miền Bắc Nguồn: Phịng hành chính nhân sự PHĨ TỔNG GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH PHĨ TỔNG GIÁM ĐỐC CUNG ỨNG VẬT TƯ PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT GIÁM ĐỐC PHÁP CHẾ VÀ ĐỐI NGOẠI TRƯỞNG PHÒNG HỆ THỐNG PHĨ TỔNG GIÁM ĐỐC KINH DOANH TRƯỞNG PHỊNG KẾ TỐN QUẢN TRỊ CHUYÊN VIÊN ĐỐI NGOẠI GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT CRACKER GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT BUN GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT CAKE TRƯỞNG PHỊNG KẾ TỐN TÀI CHÍNH CHỦ TỊCH CƠNG TY TỔNG GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ CHUYÊN VIÊN PHÁP CHẾ CHUYÊN VIÊN HÀNH CHÍNH GIÁM ĐỐC KINH DOANH KÊNH TRUYỀN THỐNG TRƯỞNG PHÒNG CUNG ỨNG VẬT TƯ CHUYÊN VIÊN NHÂN SỰ VÀ ĐỘI AN NINH NHÀ MÁY GIÁM ĐỐC KINH DOANH KÊNH SIÊU THỊ GIÁM ĐỐC KẾ HOẠCH ĐIỀU ĐỘ GIÁM ĐỐC NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM GIÁM ĐỐC KINH DOANH KÊNH CƠ QUAN XÍ NGHIỆP GIÁM ĐỐC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG download by : skknchat@gmail.com

-Phó Tổng Giám đốc: Giúp Tổng Giám đốc điều hành cơng ty. Cơng ty có 4 phó tổng giám đốc và mỗi người được giao một nhiệm vụ để quản lý khác nhau: Là người có nhiệm vụ cố vấn, hỗ trợ cho Tổng Giám đốc trong công tác chỉ huy điều hành và quản lý Công ty, đề xuất các định hướng phát triển. Khi vắng mặt, Tổng Giám đốc ủy quyền cho các phó tổng Giám đốc trong việc điều hành cơng việc. Trực tiếp ký các hóa đơn chứng từ có liên quan tới các lĩnh vực được phân cơng. Có trách nhiệm báo cáo lại cho giám đốc tình hình hoạt động kinh doanh của công ty và các công việc cần giải quyết khi tổng Giám đốc đi vắng, bao gồm:

+ Phó Tổng Giám đốc Kinh doanh: Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc

về công tác điều hành toàn bộ các hoạt động bán hàng và tiếp thị: tốc độ tăng trưởng, thị phần, hình ảnh thương hiệu Cơng ty... Trực tiếp tổ chức, chỉ đạo, điều hành giám đốc phụ trách các bộ phận: Kinh doanh truyền thống; kinh doanh siêu thị; kinh doanh xí nghiệp. Các giám đốc sẽ trực tiếp điều hành các phòng ban trực thuộc khối Kinh Doanh. Hoạch định, triển khai thực hiện các kế hoạch chiến lược bán hàng, tiếp thị hàng năm phù hợp với định hướng chiến lược của Công ty trong ngắn hạn và dài hạn.

+ Phó Tổng Giám đốc Sản xuất: Chịu trách nhiệm trước tổng giám đôc về hoạt động sản xuất của công ty trực tiếp điều hành các Giám đốc sản xuất bộ phận: Giám đốc sản xuất Craker; Giám đốc sản xuất Bun; Giám đốc sản xuất Cake; Giám đốc kế hoạch điều độ; Giám đốc nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty TNHH một thành viên kinh đô miền bắc (Trang 50 - 61)