Tiêu chuẩn chức danh công việc đối với công nhân sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty TNHH một thành viên kinh đô miền bắc (Trang 87 - 91)

TT Nội dung Cụ thể

1

Nhiệm vụ 1. Thưc hiện công đoạn theo sự phân công của Tổ trưởng.

2. Thực hiện theo sự hướng dẫn về kỹ thuật của kỹ thuật

chuyền.

3. Đảm bảo vệ sinh bảo hộ lao động và vệ sinh an toàn thực

phẩm.

4. Trong khi sản xuất, tuyệt đối chấp hành theo sự hướng dẫn

của Tổ bảo trì, Tổ trưởng và Nhân viên Kỹ thuật.

5. Khi làm việc, phải đúng vị trí, cơng đoạn do tổ trưởng sắp

xếp, chú ý việc hướng dẫn kỹ thuật của kỹ thuật.

6. Thường xuyên theo dõi số lượng hàng, báo cáo cho Tổ

trưởng.

7. Khi phát hiện ra các dạng lỗi phải báo ngay cho Tổ trưởng,

Kỹ thuật giải quyết.

2 Trình độ Lao động phổ thông, học vấn trên lớp 5

3 Kỹ năng Có khả năng làm loại sản phẩm của Cơng ty,

4 Kinh nghiệm Không yêu cầu kinh nghiệm

5 Phẩm chất đạo đức Vui vẻ, hịa nhã với mọi thành viên trong cơng ty, có tính kỷ luật và tác phong lao động cơng nghiệp cao.

Nguồn: Trích quy định tiêu chuẩn chức danh cơng việc Hoạt động phân tích cơng việc thời gian gần đây đã được lãnh đạo công ty đặc biệt quan tâm, và xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn chức danh công quy định nhiệm vụ, chức năng của từng chức danh; yêu cầu đối với người đảm nhận chức danh. Đây là cơ sở phục vụ cho công tác tuyển dụng, bố trí lao động đảm bảo đúng người đúng việc, là cơ sở cho hoạt động đào tạo…Tuy nhiên, về yêu cầu đối với

người thực hiện cơng việc qua ví dụ ở bảng 4.12 cho thấy các yêu cầu này nội dung khá đơn giản, chưa chi tiết cụ thể. Mặt khác, các yêu cầu chưa quan tâm đến năng lực, kỹ năng phẩm chất cần thiết của họ để đảm nhận chức danh công việc.

Hoạt động phân tích cơng việc của Cơng ty chưa cho kết quả là bảng tiêu chuẩn thực hiện công việc đối với mỗi chức danh. Đây là cơ sở chính cho đánh giá thực hiện cơng việc, hoạch định đào tạo tuyển dụng… chính vì chưa có bảng tiêu chuẩn thực hiện cơng việc cho từng chức danh công việc cụ thể nên việc đánh giá thực hiện cơng việc tại cơng ty mang tính chung chung, chưa định lượng rõ ràng làm ảnh hưởng đến tính chính xác của hệ thống đánh giá.

Định mức lao động là việc xác định số lượng công việc hay số sản phẩm làm ra trong một đơn vị thời gian nhất định hoặc lượng thời gian hao phí để hồn thành một đơn vị cơng việc hay sản phẩm. Việc tính tốn định mức lao động cũng được Công ty quan tâm. Công ty đã sử dụng các bản mô tả thao tác của người lao động tại từng bộ phận, chuyên viên Kỹ thuật sẽ dễ dàng tính tốn được định mức lao động của từng cá nhân theo từng máy, từ đó định mức cho tồn hệ thống sản xuất. Định mức lao động là việc xác định số lượng công việc hay số sản phẩm làm ra trong một đơn vị thời gian nhất định hoặc lượng thời gian hao phí để hồn thành một đơn vị công việc hay sản phẩm.

4.1.3.3. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một trong những hoạt động được quan tâm của Công ty TNHH một thành viên Kinh Đơ Miền Bắc. Chính vì vậy, thời gian qua công ty tiếp tục triển khai định hướng chiến lược về phát triển nguồn nhân lực, xây dựng nền tảng cho sự phát triển bền vững của công ty. Công ty đã luôn tạo điều kiện để người lao động được tham gia các lớp bồi dưỡng, đào tào ngoài, đào tạo nội bộ nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ, tay nghề, qua đó giúp người lao động đáp ứng yêu cầu công việc của công ty, đồng thời cũng đáp ứng nhu cầu học tập, phát triển của cán bộ, nhân viên trong công ty. Trên cơ sở đó, tạo động lực làm việc và gắn bó với cơng ty của người lao động.

Để xác định nhu cầu đào tạo, công ty đã thiết lập quy trình đào tạo (Sơ đồ 4.1). Theo quy trình đào tạo, việc phân tích xác định nhu cầu đào tạo căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, định biên nhân sự, bản mô tả công việc, bản đánh giá nhân

viên và kế hoạch phát triển của các phòng, ban. Đây là khâu đầu tiên trong quy trình đào tạo. Việc phân tích xác định nhu cầu rất quan trọng, nếu xác định nhu cầu chính xác sẽ làm cơ sở cho việc lập kế hoạch đào tạo chính xác. Từ đó, làm cho cơng tác đào tạo có hiệu quả, giảm chi phí.

Sơ đồ 4.1. Quy trình đào tạo

Nguồn: Phịng Phát triển nguồn nhân lực Phân tích, xác định nhu cầu Lập kế hoạch đào tạo Phê duyệt kế hoạch đào tạo

Triển khai đào tạo

Đánh giá kết quả đào

Sau khi phân tích xác định nhu cầu đào tạo sẽ đến khâu lập kế hoạch đào tạo. Việc lập kế hoạch này được căn cứ vào kế hoạch đào tạo năm của công ty. Sau khi được phê duyệt kế hoạch đào tạo từ lãnh đạo, phòng phát triển nguồn nhân lực sẽ tiến hành triển khai đào tạo,chọn giảng viên, thơng báo cho các phịng ban có liên quan, liên hệ với các cơ sở đào tạo bên ngoài, gửi người đi đào tạo hoặc mời giảng viên đến công ty giảng dạy. Đánh giá kết quả đào tạo là khâu khá quan trọng trong quy trình đào tạo nhằm phát huy mặt tích cực, khắc phục hạn chế trong công tác đào tạo. Đối với đào tạo nội bộ, việc đánh giá kết quả đào tạo được căn cứ vào việc thu thập những phiếu đánh giá khóa đào tạo, biên bản đánh giá lớp học và phiếu đánh giá khóa đào tạo từ những học viên. Đồng thời, cần phải đánh giá hiệu quả đào tạo qua công tác thực tế, qua kết quả làm việc, qua kiến thức của người được tham gia khóa đào tạo.

Hiện nay, cơng ty đã và đang áp dụng hai hình thức đào tạo chính: đào tạo nội bộ và đào tạo bên ngồi cơng ty:

Đối với hình thức đào tạo nội bộ, được tiến hành ngay bên trong công ty. Đây là hình thức đào tạo mà các cá nhân bên trong công ty tham gia giảng dạy cũng như học tập. Công ty đã áp dụng những phương pháp đào tạo nội bộ như: đào tạo theo kiểu kèm cặp và chỉ bảo, luân chuyển và thuyên chuyển công việc, tổ chức các lớp đào tạo nội bộ trong công ty; Đồng thời tổ chức các lớp đào tạo nội bộ trong cơng ty như: các khóa MBA, MTP, cá khóa về hội nhập. Các khóa đào tạo này chủ yếu đào tạo trong lĩnh vực quản lý, quản trị, kinh doanh, sản xuất, nhân sự và tài chính. Hầu hết các cán bộ, nhân viên mới vào công ty đều được tham gia khóa đào tạo hội nhập trong nội bộ, nhằm giúp cán bộ, nhân viên cảm thấy được tiếp đón chu đáo, được cơng ty thực sự quan tâm khi gia nhập vào đại gia đình Kinh Đơ. Do đó, thúc đẩy sự cống hiến hơn của cán bộ, nhân viên khi vào làm việc tại cơng ty.

Đối với hình thức đào tạo bên ngồi: Cơng ty đã cử cán bộ quản lý, chuyên viên nhân viên,.. tham gia các khóa học ngắn hạn trong nước. Các khóa đào tạo như: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng,…những khóa học về thẩm định dự án đầu tư, kiểm toán nội bộ, thuế thu nhập cá nhân, Event cơ bản cho công đồn, Autocard cho nhân viên hành chính, CMO cho trưởng line,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty TNHH một thành viên kinh đô miền bắc (Trang 87 - 91)