Lòng tự trọng và hổ thẹn

Một phần của tài liệu dao_duc_phat_giao_lop_7_-_final_12_03_2021 (Trang 34 - 35)

Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội, biểu hiện ở chỗ: cư xử đàng hoàng, đúng mực, biết giữ lời hứa và ln làm trịn nhiệm vụ của mình, khơng để người khác phải nhắc nhở, chê trách.

Tự trọng là phẩm chất đạo đức cao quý và cần thiết của mỗi con người. Lòng tự trọng giúp ta có nghị lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân của mỗi người và nhận được sự quý trọng của mọi người xung quanh.1

Là người Phật tử chân chính, mỗi người phải có lịng tự trọng, khi đã làm việc không phù hợp với đạo đức và giới luật Phật giáo, nên cảm thấy hổ thẹn, xấu hổ, sám hối lỗi lầm đã phạm và cam kết khơng tái phạm.

Trích dẫn 1

Này các đệ tử, phải như thành trì ở vùng biên cương có các hào sâu, dọc theo bờ thành, kẻ giặc không dễ xâm nhập vào thành. Người tu học Phật có lương tâm sáng, cảm thấy khó chịu với điều xấu ác, phiền não, nhiễm ô, những thứ làm cho con người gặp phải những điều tai ương, khổ đau, bất hạnh, gốc của sanh tử. Người đệ tử này có hồ lương tâm, phòng trừ bất thiện, tu các pháp lành. Này các đệ tử, phải như thành trì ở vùng biên cương có đường giao thơng bao quanh kinh thành phải được thơng thống, bằng phẳng, rộng rãi, nhiều phương tiện xe có thể qua lại.

Người tu học Phật có tâm hổ thẹn, cảm thấy bứt rứt với điều xấu ác, phiền não, nhiễm ô, những thứ làm cho con người gặp phải những điều tai ương, khổ đau, bất hạnh, gốc của sanh tử. Người đệ tử này có đường hổ thẹn, phịng trừ bất thiện, tu các pháp lành.2

Một phần của tài liệu dao_duc_phat_giao_lop_7_-_final_12_03_2021 (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)