Sống, làm việc có kế hoạch là biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp những công việc hàng ngày, hằng tuần một cách hợp lí để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả, có chất lượng.
Kế hoạch sống và làm việc phải đảm bảo cân đối các nhiệm vụ: rèn luyện, học tập, lao động, hoạt động, nghỉ ngơi, giúp gia đình.
Cần biết làm việc có kế hoạch và biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
Phải quyết tâm vượt khó, kiên trì, sáng tạo thực hiện kế hoạch đã đặt ra. Làm việc có kế hoạch sẽ giúp chúng ta chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức và đạt hiệu quả trong công việc.1
Trích dẫn 1
Phàm làm việc gì phải đi từng bước, như người đào giếng, đào sâu có nước; không thể vội vã sẽ hư việc lớn.2
Trích dẫn 2
MƯỜI HAI ĐIỀU KHÔNG NÊN QUÊN
Kính thưa Đại vương, bậc trí thường nhớ mười hai điều sau: Một là sáng sớm nghĩ tới tội lỗi, nên siêng làm phước. Hai là hiếu kính, đền ơn cha mẹ. Ba là việc gì cũng trù bị trước. Bốn là lánh xa các điều nguy hại. Năm là trước khi làm gì, suy nghĩ thật kỹ. Sáu là khuyên ngăn những kẻ lầm lạc. Bảy là giúp đỡ những kẻ bần cùng. Tám là bố thí, giúp người bất hạnh. Chín là ăn uống luôn có chừng mực. Mười là phân xử có tính công bình. Mười một ban rải ân đức cho đời. Mười hai làm quan biết huấn luyện lính.
1. Phạm Văn Hùng (chủ biên) và tgk.,Giáo dục công dân 7. (NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2017).2. Thích Nhật Từ (soạn dịch),Kinh Phật cho người tại gia. (NXB Hồng Đức, Hà Nội, 2014), tr.410. 2. Thích Nhật Từ (soạn dịch),Kinh Phật cho người tại gia. (NXB Hồng Đức, Hà Nội, 2014), tr.410.
Trong kinh dạy rằng: “Phàm làm việc gì phải lo liệu trước. Người biết chu toàn, sự nghiệp phát triển, không bị thất bại”.3
Trích dẫn 3
THẾ NÀO GỌI LÀ BIẾT RÕ THỜI KHẮC?
Này các đệ tử, làm đệ tử Phật phải nắm vững vàng khi nào tu thấp, lúc nào tu cao, khi nào buông xả; hiểu rõ thời khắc chỉ có thuận nghịch, không có tốt xấu; thời khắc thích hợp thì nên gieo nhân, thời khắc chưa đến thì biết kiên nhẫn.4
Trích dẫn 4
Đức Phật dạy làm việc có phương pháp và theo kế hoạch qua hình tượng người nông dân cày
ruộng
Có ba việc này, này các Tỷ-kheo, một nông phu gia chủ cần phải làm trước. Thế nào là ba?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, người nông phu gia chủ, trước hết khéo cày và khéo bừa. Khéo cày và khéo bừa xong, người ấy cho gieo hạt giống đúng thời. Cho gieo hạt giống đúng thời xong, người ấy cho nước chảy vô chảy ra đúng thời. Ba việc này, này các Tỷ-kheo, một nông phu gia chủ cần phải làm trước.
3. Thích Nhật Từ (soạn dịch),Kinh Phật cho người tại gia. (NXB Hồng Đức, Hà Nội, 2014), tr.403- 404.