Kinh Tạp A-hàm 3, Thích Đức Thắng dịch (NXB Phương Đông, Cà Mau, 2015), tr

Một phần của tài liệu dao_duc_phat_giao_lop_7_-_final_12_03_2021 (Trang 40 - 42)

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thí tài?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử với tâm từ bỏ cấu uế của xan tham, sống tại gia phóng xả, với bàn tay rộng mở, ưa thích xả bỏ, sẵn sàng để được yêu cầu, ưa thích san sẻ vật bố thí. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thí tài.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tuệ tài?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử có trí tuệ, có trí tuệ về sanh diệt, thành tựu Thánh thể nhập đưa đến chơn chánh đoạn diệt khổ đau. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tuệ tài.

Này các Tỷ-kheo, đây gọi là bảy tài sản. Tín lực và giới tài,

Tàm tài và quý tài, Văn tài và thí tài, Tuệ tài là thứ bảy; Ai có những tài này, Nữ nhân hay nam nhân, Được gọi không nghèo khổ, Mạng sống không trống rỗng, Do vậy tín và giới,

Tịnh tín và thấy pháp, Bậc trí chuyên chú tâm, Ức niệm lời Phật dạy.14

Trích dẫn 1

Ranh giới của tự ái và tự trọng đôi lúc rất mong manh. Tự trọng là một hình thức biết thương yêu bản thân theo chiều hướng tích cực, nhờ đó, nhân cách của người tự trọng được trưởng thành theo năm tháng. Tự ái làm con người trở nên khép kín, cơ đơn, buồn bã, chán nản, thất vọng và thậm chí là tuyệt vọng. Người có lịng tự trọng sẽ khơng gây tổn thương cho ai. Tơn trọng chính mình bằng lối sống văn hóa và đạo đức chuẩn mực sẽ giúp ta trở thành chân nhân, một nhân cách sống có

giá trị. Có lịng tự trọng tích cực, con người tránh được các hành động khơng đáng làm, tránh được “ngàn năm bia miệng”, không bị xã hội lên án. Người có lịng tự trọng thường biết giữ mình trước những cạm bẫy đầy tai họa, vì họ nêu cao ý thức “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Khi bị ai gây áp lực hoặc buộc phải làm những điều gì đó mang tính xấu xa, tội lỗi, phạm pháp, người có lịng tự trọng biết chối từ, giữ tâm trong sáng, thanh cao. Người tự ái thường cảm thấy mình kém cỏi hơn người, nên dễ bị thái độ tự ti và mặc cảm chi phối. Từ đó, trong quan hệ xã hội, người tự ái khơng dám và khơng thích chơi với người thành đạt hơn, hạnh phúc hơn, thành cơng hơn mình. Người tự trọng ngược lại, biết thương chính mình, biết gạt bỏ những tâm lý mặc cảm, hịa mình với xã hội đúng chuẩn mực, tôn trọng luật pháp, đạo đức, sống trong khn mẫu.15

Trích dẫn 2

Tự trọng vừa phải sẽ trở thành một nhân cách đẹp trong giao tế và ứng xử. Người có lịng tự trọng sẽ khơng muốn làm phiền ai, làm tổn thương ai, gây rắc rối và trở ngại cho ai vì họ biết đặt mình trong tình huống của người khác, để khéo ứng xử và giải quyết vấn đề. Tự trọng quá mức sẽ trở thành tự ái ngầm, theo đó, nỗi khổ đau sẽ có mặt cũng nhiều khơng kém. Khi cái tơi khốc áo tự trọng, mọi ứng xử của bạn sẽ trở thành các phản ứng tự ái, gây ra sự khó chịu và phiền não đối với tha nhân.16

Trích dẫn 3

Theo Phật giáo, hổ thẹn được hiểu là lương tâm cá nhân, còn xấu hổ được hiểu là lương tâm xã hội. Nhờ lương tâm xã hội, tức đánh giá tích cực, khách quan, trung thực của xã hội, ta có được cơ hội tự nhận thức lại chính bản thân mình, từ đó có những bước điều chỉnh, chuyển hóa thích hợp.

Hổ thẹn giúp ta thắp sáng lương tâm trong mọi nếp sống, suy nghĩ, hành vi, nhờ vậy ta hướng tới một đời sống đạo đức, phẩm hạnh thanh cao. Trong cuộc sống, có thể có nhiều điều khiến cho con người phải tự hổ thẹn để tự hồn thiện mình.17

Một phần của tài liệu dao_duc_phat_giao_lop_7_-_final_12_03_2021 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)