Kinh Tăng chi bộ 2, Thích Minh Châu dịch (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2017), tr.415.

Một phần của tài liệu dao_duc_phat_giao_lop_7_-_final_12_03_2021 (Trang 107 - 109)

cho gia đình và cho rất nhiều người trong xã hội. Bây giờ ông nên tĩnh dưỡng, tôi sẽ nhờ đại đức Sariputta thỉnh thoảng tới thăm ông và hướng dẫn sự tu học cho ơng. Ơng khơng nên cố gắng để tìm lên tu viện, bởi vì di chuyển như thế sẽ làm cho ông mất sức nhiều quá.

Cư sĩ Sudatta chắp tay tạ ơn Bụt.

Mười lăm hôm sau, vào giờ pháp thoại, Bụt nói về đời sống người tại gia, về hạnh phúc chân thực mà người cư sĩ có thể thực hiện ngay trong đời sống hiện tại.

Bụt ôn lại những nguyên tắc sống “hạnh phúc trong hiện tại, hạnh phúc trong tương lai” mà người đã diễn bày trong kỳ pháp thoại trước, rồi người nói:

- Vị khất sĩ sống đời sống phạm hạnh là để có an lạc hạnh phúc ngay trong giờ phút hiện tại, và nếp sống phạm hạnh ấy chắc chắn sẽ đem lại hạnh phúc trong tương lai, nhưng không phải chỉ người xuất gia mới sống được theo nguyên tắc ấy.

Những người cư sĩ sống ở thành thị và trong xóm làng cũng có thể theo nguyên tắc ấy của chánh pháp mà làm cho đời sống càng ngày càng có thêm hạnh phúc.

Trước hết là đừng vì ước muốn làm giàu mà chúi đầu vào công việc, bỏ mất cơ hội tạo hạnh phúc cho mình và cho gia đình

mình trong giờ phút hiện tại.

Hạnh phúc trước hết là sự tỉnh thức. Một cái nhìn đầy hiểu biết, một nụ cười bao dung, một câu chuyện nói thương yêu, một bữa cơm quây quầy trong đầm ấm và tỉnh thức... đó là hạnh phúc trong hiện tại.

Ni dưỡng sự tỉnh thức trong hiện tại, ta sẽ tránh không gây khổ đau cho ta và cho những người sống chung quanh, ta và bên cạnh ta. Bằng cái nhìn, bằng lời nói, bằng nụ cười, bằng những cử chỉ săn sóc nhỏ, ta tạo ra hạnh phúc cho ta và cho một người ngay trong giây phút hiện tại. Hạnh phúc này không cần đến giàu sang và danh vọng.10

Trích dẫn 1

Thọ pháp lành khơng qn. Thọ nghĩa là nhận lấy, thọ trì. Khi ta nghe thấy một điều hay, lẽ phải liên quan tới Phật pháp thì ta nhớ lấy, thực hành. Tránh tình trạng nghe xong, rồi quên hay chất chứa thành tri thức để khoe khoang. Trong đạo Phật, quan trọng nhất là pháp hành. Nghe rộng, hiểu nhiều nhưng khơng thực tập thì sự chuyển hóa khơng thể nào diễn ra. Đức Phật dạy, tu học là phải sống với Phật pháp, xem Phật pháp là phương pháp chuyển hóa thân tâm. Do đó, là người tu học Phật ta phải ln ghi nhớ lời dạy đó, để những tập khí xấu, ác trong ta dễ bị chuyển hóa.11

Trích dẫn 2

Nghệ thuật sống là kỹ năng làm chủ lối sống. Lối sống được thể hiện qua các hành vi và văn hóa ứng xử, vốn là kết quả của các thói quen, do ảnh hưởng của giáo dục hoặc kinh nghiệm bản thân.

Bàn về nghệ thuật sống là nhằm phân tích về kỹ năng làm chủ lối sống của bản thân. Khi ta làm chủ được lối sống thì lời nói, ý nghĩ, việc làm của ta, nếu không trực tiếp mang lại niềm vui cho tha nhân, cũng không bao giờ gây tổn hại cho ai, ở bất kỳ nơi nào, dầu ở mức độ đơn giản hay là nặng nề.

Thói quen là những gì con người tích lũy qua năm tháng. Thói quen gắn liền với phong tục tập quán, giáo dục và kinh nghiệm sống cũng như môi trường quanh ta.

Cốt yếu tu tập của người xuất gia, cũng như Phật tử tại gia là làm chủ được các thói quen. Muốn vậy, theo Đức Phật, ta phải làm chủ được lời nói, hành động của thân, ý thức của tâm, thái độ sống, rèn luyện đạo đức và cách ứng xử trước các hoàn cảnh thuận nghịch khác nhau.12

Một phần của tài liệu dao_duc_phat_giao_lop_7_-_final_12_03_2021 (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)