Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em

Một phần của tài liệu dao_duc_phat_giao_lop_7_-_final_12_03_2021 (Trang 136 - 139)

a) Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em • Quyền được bảo vệ

Trẻ em được chăm sóc, ni dạy để phát triển, được bảo vệ sức khỏe; được sống chung với cha mẹ và được hưởng chăm sóc của các thành viên trong gia đình.

Trẻ em tàn tật, khuyết tật được Nhà nước và xã hội giúp đỡ trong việc điều trị, phục hồi chức năng.

Trẻ em không nơi nương tựa được Nhà nước, xã hội tổ chức chăm sóc, ni dạy.

• Quyền được giáo dục

Trẻ em có quyền được học tập, được dạy dỗ.

Trẻ em có quyền được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao.

b) Bổn phận của trẻ em

Yêu tổ quốc, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; Tôn trọng pháp luật, tôn trọng tài sản của người khác;

Yêu q, kính trọng, giúp đỡ ơng bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn; Chăm chỉ học tập, hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục; Khơng đánh bạc, đam mê chơi game điện tử, uống rượu, hút thuốc và dùng các chất kích thích, ma túy có hại cho sức khỏe.

c) Trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và Xã hội

Cha mẹ hoặc người đỡ đầu là người trước tiên chịu trách nhiệm về việc bảo vệ, chăm sóc, ni dạy trẻ em, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em.

Nhà nước và xã hội tạo mọi điều kiện tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của trẻ em, có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục và bồi dưỡng các em trở thành người cơng dân có ích cho đất nước.1

1. Phạm Văn Hùng (chủ biên) và tgk.,Giáo dục công dân 7. (NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội,

Bạn xấu có tánh xấu Đánh lộn và chửi thề

Uống rượu và nghiện ngập Không học hành, mê chơi.

Trích dẫn 1

BỔN PHẬN CHA MẸ

Các bậc cha mẹ chăm sóc con cái với năm bổn phận: Một là ngăn chặn con làm việc ác. Hai là chỉ dạy con làm việc lành. Ba là thương con đến tận xương tủy. Bốn là sắp xếp hôn phối tốt đẹp. Năm là chu cấp những thứ cần dùng.2

Trích dẫn 2

BỔN PHẬN NHÀ GIÁO

Nhà giáo mẫu mực săn sóc học trị với năm bổn phận: Một là huấn luyện đúng với chánh pháp. Hai là dạy trị những điều chưa biết. Ba là giải thích rõ những điều thắc mắc. Bốn là truyền trao, không hề giấu nghề. Năm là giúp trị trưởng thành, hạnh phúc.3

2. Thích Nhật Từ (soạn dịch), Kinh Phật cho người tại gia. (NXB Hồng Đức, Hà Nội, 2014),

tr.251.

3. Thích Nhật Từ (soạn dịch), Kinh Phật cho người tại gia. (NXB Hồng Đức, Hà Nội, 2014),

Trích dẫn 3

BỔN PHẬN ĐẠO SƯ

Các bậc đạo sư giúp đỡ đệ tử với sáu bổn phận: Một là khuyên ngăn, không để làm ác. Hai là hướng dẫn nghệ thuật làm lành. Ba là dạy dỗ vì thiện chí lớn. Bốn là mở mang những điều chưa biết. Năm là giúp hiểu pháp sâu sắc hơn. Sáu là chỉ dạy con đường sinh thiên.4

Trích dẫn 4

BỔN PHẬN LÀM CON

Hỡi này Thiện Sinh, phương Đông tượng trưng các bậc cha mẹ. Người con hiếu thảo phải kính cha mẹ với năm đạo đức, nhờ đó an ổn, khơng lo sợ gì: Một là phụng dưỡng, khơng để thiếu thốn. Hai là trình báo và xin lời khuyên. Ba là không chống điều cha mẹ dạy. Bốn là không trái điều cha mẹ làm. Năm là không cản tất cả chánh nghiệp của cha mẹ làm.

Trích dẫn 5

BỔN PHẬN HỌC TRỊ

Hỡi này Thiện Sinh, phương Nam tượng trưng các thầy cơ giáo. Học trò chuẩn mực cung phụng nhà giáo với năm bổn phận, nhờ đó an ổn, khơng cịn lo sợ: Một là hầu thầy, giúp những thứ cần. Hai là cung kính, cúng dường, đảnh lễ. Ba là khát ngưỡng, cầu học khơng chán. Bốn là kính thuận những điều thầy dạy. Năm là nhớ làm những điều đã học.

4. Thích Nhật Từ (soạn dịch),Kinh Phật cho người tại gia. (NXB Hồng Đức, Hà Nội, 2014), tr.254.

Một phần của tài liệu dao_duc_phat_giao_lop_7_-_final_12_03_2021 (Trang 136 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)