dọa điều gì đã sợ hãi. Người như vậy rất khó vượt qua các nghịch cảnh để vươn lên thành công trong cuộc sống.
Trích dẫn 3
Phá sản lớn nhất trong đời người là sự tuyệt vọng. Tuyệt vọng có thể được định nghĩa là niềm hy vọng chân chính không đạt được thành tựu. Khi mình mất niềm hy vọng A, ta có thể xây dựng lại niềm hy vọng B hoặc C, còn người bị tuyệt vọng là hoàn toàn đánh mất tất cả mọi sự hy vọng. Trước mặt người bị tuyệt vọng chỉ còn một hố thẳm, vực sâu và bóng đêm khổ đau, bế tắc và thất bại. Họ bỏ cuộc, đầu hàng và gần như không còn năng lực để tự vươn lên trong cuộc đời nữa. Đó chính là sự phá sản lớn nhất trong tất cả các nỗ lực chân chính.9
Trích dẫn 4
Tin vào tiềm năng, sự nỗ lực của bản thân và ứng dụng trí tuệ giải quyết các vấn nạn, các bạn sẽ thành công trong việc vẫy tay chào với những nỗi khổ niềm đau và chướng duyên trong cuộc sống.10
Trích dẫn 5
Trong khi thất bại, trở ngại, chướng duyên, thử thách và khổ đau tới liên miên theo kiểu “họa vô đơn chí”. Có người đã ngộ nhận rằng số phận là thế đó, muốn tốt hơn, xấu hơn cũng không được. Họ chấp nhận số phận, nên không có nỗ lực làm thay đổi. Theo đạo Phật ai nghĩ có “số phận an bài”, người đó đã sai lầm. Ta chính là chủ nhân của số phận, không ai khác.11
Trích dẫn 6
Mê hay mê mờ là thiếu sáng suốt. Biểu hiện của sự thiếu sáng suốt là nghi ngờ hay nghi hoặc. Nghi hoặc là đầu mối của tất cả những nhận định và phán đoán sai lầm. Nghi hoặc trước nhất là do kiến thức chưa vững vàng. Do kiến thức chưa vững, ta dễ dàng ngộ nhận hay đánh giá sai về người khác và người khác cũng ngộ nhận hay đánh giá sai về mình. Tất cả thái độ do dự, chần chừ, thiếu dứt khoát, thiếu kiên định, bỏ cuộc giữa chừng đều là con đẻ của sự nghi hoặc.
Để vượt thoát thái độ nghi hoặc, cần phát huy “như lý tác ý”, tức là phát triển tuệ giác, phát triển sự hiểu biết đúng đắn về bản chất của các pháp. Để làm được điều đó, cần học hỏi và thực tập giáo pháp. Nhờ học hỏi và thực tập giáo pháp, chúng ta có cái nhìn đúng đắn