Thích Nhật Từ (soạn dịch), Kinh Phật cho người tại gia (NXB Hồng Đức, Hà Nội, 2014), tr.55-

Một phần của tài liệu dao_duc_phat_giao_lop_7_-_final_12_03_2021 (Trang 167 - 171)

Trích dẫn 6

TỪ BI QUA Ý

Này các đệ tử, từ bi của ý gồm có ba loại: Một, khơng tham lam. Hai, không giận dữ. Ba, không tà kiến.

Không tham lam là đối với tài vật của những người khác không khởi tham muốn, không chiếm đoạt về, không mê hưởng thụ, không nhiễm sáu trần. Khi người đến xin, tâm không luyến tiếc, giúp nghèo, cứu ngặt, giúp cho mọi người vượt qua khổ đau.

Không giận dữ là đối với chúng sinh không hề bực tức, khởi tâm từ bi, thương xót chúng sinh; khơng hận thù ai, khéo léo tùy thuận, làm mọi người vui.

Không tà kiến là nhận thức chân chánh, không tin thượng đế, khơng tin thần linh, khơng tin số phận; tin có đời sau, tin vào nhân quả, tin có khổ vui, tin có cha mẹ, tin vào giáo dục, thích làm bố thí, giúp đỡ mọi người, tin bậc đạo đức giải thoát sinh tử.

Đức Phật chê trách các nghề tuyên truyền mê tín dị đoan

Một thời, Phật du hành nước Câu-tát-la, cùng chúng Đại Tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi người, rồi đến Y-xa-năng-già-la, thôn của một người Bà-la-môn ở Câu-tát-la. Ngài nghỉ đêm tại rừng Y-xa.

Phật bảo Ma-nạp:

Ma-nạp, như các Sa-môn, Bà-la-mơn khác, tuy ăn của người tín thí, lại hành pháp chướng ngại đạo, sinh hoạt bằng tà mạng: xem tướng trai gái, cát hung, đẹp xấu và tướng súc sinh, lấy lợi cầu lợi. Ai vào pháp Ta, khơng có việc ấy.

Ma-nạp, như các Sa-mơn, Bà-la-mơn khác tuy ăn của người tín thí vẫn hành pháp chướng ngại đạo, sinh sống tà mạng: kêu gọi quỷ thần,

7. Thích Nhật Từ (soạn dịch),Kinh Phật cho người tại gia. (NXB Hồng Đức, Hà Nội, 2014), tr.742-

hoặc đuổi đi, hoặc bảo dừng, các thứ ếm đảo, vô số phương thuật, khiến người sợ hãi, có thể tụ có thể tán, có thể khổ có thể vui, các thứ ếm đảo lại có thể an thai, trục thai, cũng có thể chú ếm người khiến làm lừa ngựa, cũng có thể khiến người đui, mù, câm ngọng, hiện bày các mánh khóe, chắp tay hướng về mặt trời mặt trăng, làm các khổ hạnh để cầu lợi. Ai vào trong pháp Ta, khơng có những việc ấy.

Ma-nạp, như các Sa-môn, Bà-la-môn khác, tuy ăn của người tín thí, mà hành các pháp chướng ngại đạo, sinh sống bằng tà mạng: chú bệnh cho người, hoặc tụng ma thuật ác, hoặc tụng chú thuật lành, hoặc làm thầy thuốc, châm cứu, thuốc thang, liệu trị các thứ bệnh. Ai vào pháp Ta, khơng có những việc ấy.

Ma-nạp, như các Sa-mơn, Bà-la-mơn khác, tuy ăn của người tín thí, nhưng hành các pháp chướng ngại đạo, sinh sống bằng tà mạng: hoặc chú nước, chú lửa, hoặc chú ma quỷ, hoặc tụng chú sát-lị, hoặc tụng chú chim, hoặc tụng chú chi tiết, hoặc bùa chú trấn nhà, trấn cửa, hoặc bùa chú giải trừ lửa cháy, chuột gặm, hoặc tụng kinh thư ly biệt sinh tử, hoặc đọc sách đoán mộng, hoặc xem tướng tay tướng mặt, hoặc đọc sách tất cả âm. Ai vào pháp Ta, khơng có việc ấy.

Ma-nạp, như các Sa-mơn, Bà-la-mơn khác, tuy ăn của người tín thí, mà hành pháp chướng ngại đạo, sinh sống bằng tà mạng: xem tướng thiên thời, đốn mưa hay khơng mưa, thóc cao hay thóc kém, bệnh nhiều hay bệnh ít, kinh sợ hay an ổn, hoặc nói động đất, sao chổi, nhật thực, nguyệt thực, tinh thực, hoặc nói khơng thực, điềm lành như vậy, điềm xấu như vậy. Ai vào pháp Ta, khơng có việc ấy.

Ma-nạp, như các Sa-mơn, Bà-la-mơn khác tuy ăn của người tín thí, mà hành pháp chướng ngại đạo, sinh sống bằng tà mạng: hoặc nói nước này hơn nước kia, nước kia khơng bằng; hoặc nói nước kia hơn nước này, nước này khơng bằng; xem tướng tốt xấu, đoán việc thịnh suy. Ai vào pháp Ta, khơng có việc ấy. Nhưng tu Thánh giới, khơng nhiễm trước tâm, trong lịng hỷ lạc.

Trích dẫn 1

Thiền trong đạo Phật không phải là những giáo huấn tơn giáo hay tín ngưỡng. Thiền là thực tập, có khả năng chuyển hóa thân và tâm của con người. Đức Phật Thích Ca người khai sáng ra đạo Phật, xác định rất

rõ, khơng có Thượng đế và các thần linh. Ý niệm vận mệnh được an bài, kiếp sống hên xui may rủi, đục và nhơ của mỗi người do chính con người tạo tác khơng ai áp đặt.

Thay đổi nhận thức là một tiến trình phấn đấu bản thân. Phần lớn con người đều theo tôn giáo. Trên thế giới, đại đa số theo Nhất Thần giáo hay Đa Thần giáo, tức tin Thượng đế

sáng tạo ra con người, sơn hà, vũ trụ, vạn vật và sắp xếp tất cả mọi sự vận hành trên hành tinh. Đạo Phật cho rằng đó là một sai lầm về phương pháp luận và trái với thực tiễn.

Thế giới được vận hành theo tự thân của nó, khơng có ai sắp xếp. Con người có thể tái sắp xếp lại đời sống của mình. Muốn làm như thế, theo đức Phật, điều quan trọng nhất điều chỉnh nhận thức, vì nhận thức là kiến trúc sư, là đạo diễn kịch bản cho cuộc đời của ta.9

Trích dẫn 2

Dâng sao giải hạn đi ngược lại văn hóa Phật giáo. Dâng sao giải hạn là một tập tục mê tín, có gốc rễ từ đạo Lão, pha trộn tín ngưỡng dân gian Trung Quốc, thường được tiến hành tại các Đạo quán, dần dà đã ảnh hưởng sâu rộng đến các nước Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc. Dâng sao giải hạn là hoạt động mê tín, đi ngược lại văn hóa Phật giáo nói chung và quy định của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói riêng. Rất tiếc, hiện nay, hủ tục này vẫn cịn tồn tại trong một số ngơi chùa Phật giáo, lúc đầu như một phương tiện (tiếp biến văn hóa), về sau trở thành một trở ngại cho Phật giáo, làm cho giới khoa học ngộ nhận rằng Phật giáo truyền bá mê tín.10

Trích dẫn 3

Đốt giấy vàng mã là phá hoại phước đang có. Hủ tục “đốt giấy vàng mã” xuất phát từ mê tín trong dân gian Trung Quốc, đi ngược lại hồn tồn với văn hóa Phật giáo. Quan niệm “người chết thành quỷ” (nhân

9. Thích Nhật Từ,Đừng vì tiền phụ nghĩa, qn tình. (NXB Phương Đơng, Cà Mau, 2016), tr.23-24.

tử viết quỷ) đã có mặt từ thời Ngũ đại tại Trung Quốc, trở thành một tập tục mê tín, có sức sống dài lâu nhất. Trong thời đại khoa học này, hủ tục này vẫn tiếp tục sống dai dẳng. Theo sách Thuyết văn giải tự, con người sau khi qua đời đều thành quỷ (Nhân sở quy vi quỷ). Từ quan niệm có ma quỷ sống vĩnh hằng dưới lịng đất, dân gian Trung Quốc cho rằng “âm sao dương vậy”, tức thừa nhận có một âm phủ dưới lịng đất, nơi các ma quỷ sinh hoạt như con người trên dương gian. Niềm tin phản khoa học và trái với lời Phật dạy này lại có sức sống mãnh liệt, khi nó được sử dụng biện hộ như một “hiếu sự” mà con cháu cịn sống phải làm như một cách trả hiếu.11

Trích dẫn 4

Chấp thủ có nhiều dạng, chấp cho rằng chết là hết, chấp cho rằng nguyên thủy của trái đất và sự sống là do Thượng đế. Chấp cho rằng nguồn gốc của vạn vật là vật chất. Chấp cho rằng tâm tạo ra mọi sự vật hiện tượng. Chấp cho rằng con người mới có mặt ở kiếp này. Tất cả đều được xem là mọi loại hình chấp thủ khác nhau. Từ đó dẫn đến lý tưởng sống, ý thức hệ chính trị, ý thức hệ triết học, ý thức hệ tôn giáo và chủ nghĩa kinh nghiệm.

Người ta có khuynh hướng cho rằng những gì mình tư duy, chủ trương hoặc trường phái của mình cơng bố là chân lý. Những cái ngược lại và khác với những gì thuộc về tơi và chủ trương của tôi đều được xem là sai lầm. Tất cả những quan niệm đó đều được xem là chấp thủ.12

Trích dẫn 5

Mê tín dị đoan cũng là nguyên nhân lớn gây hao tổn gia đình. Đốt giấy vàng mã cho người quá cố, tiếp đãi cúng kiếng quá nhiều cho thầy bùa, thầy ngãi, thầy pháp là những việc làm không đúng thực tế. Mỗi lần lên đồng với phương pháp ngày nay mất cả trăm triệu; nhiều gia đình phải đi vay mượn để lên đồng. Hệ quả là đánh mất hạnh phúc, sự nghiệp; khó khăn, trở ngại, mà bệnh tật vẫn y ngun, thậm chí cịn nặng hơn. Ngồi ra, đưa tiền cho bọn người mê tín thì nghiệp tội sẽ tăng, bất hạnh lại chồng thêm bất hạnh mới. Đó là sự hao tổn về trí tuệ, hao tổn về phước báu. Người Phật tử chân chính cần phải tránh xa.13

Một phần của tài liệu dao_duc_phat_giao_lop_7_-_final_12_03_2021 (Trang 167 - 171)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)