3. Thích Nhật Từ (soạn dịch),423 Lời vàng của Phật (Kinh Pháp Cú, Dhammapada). (NXB Hồng
tưởng đến con theo năm cách: ngăn chặn con làm điều ác, khuyến khích con làm điều thiện, dạy con nghề nghiệp, cưới vợ xứng đáng cho con, đúng thời trao của thừa tự cho con. Này gia chủ tử, như vậy là cha mẹ được con phụng dưỡng như phương đơng theo năm cách và cha mẹ có lịng thương tưởng con theo năm cách. Như vậy phương Đông được che chở, được trở thành an ổn và thoát khỏi các sự sợ hãi.4
GIỮ GÌN TRUYỀN THỐNG ĐẠO PHẬT QUA CÁC THẾ HỆ
Một thời, Thế Tôn trú ở Kimbilā, tại Veḷuvana. Rồi Tôn giả Kimbila đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Kimbila bạch Thế Tơn:
- Do nhân gì, do dun gì, bạch Thế Tơn, sau khi Như Lai nhập diệt, Chánh pháp không được an trú lâu ngày?
- Ở đây, này Kimbila, khi Như Lai nhập diệt, các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo- ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ sống không tôn trọng, không vâng lời bậc Đạo sư; sống không tôn trọng, không vâng lời Pháp; sống không tôn trọng, không vâng lời chúng Tăng; sống không tôn trọng, không vâng lời học pháp; sống không tôn trọng, không vâng lời lẫn nhau. Do nhân này, do duyên này, này Kimbila, khi Như Lai nhập diệt, diệu pháp không được an trú lâu ngày.
Do nhân gì, do dun gì, bạch Thế Tơn, sau khi Như Lai nhập diệt, Chánh pháp được an trú lâu ngày?
- Ở đây, này Kimbila, khi Như Lai nhập diệt, các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ sống tôn trọng và vâng lời bậc Đạo sư, sống tôn trọng và vâng lời Pháp, sống tôn trọng và vâng lời chúng Tăng, sống tôn trọng và vâng lời học pháp, sống tôn trọng và vâng lời lẫn nhau. Đây là nhân, đây là duyên, này Kimbila, khi Như Lai nhập diệt diệu pháp được tồn tại lâu dài.
4.Kinh Trường bộ, Thích Minh Châu dịch. (NXB Tơn giáo, Hà Nội, 2017), tr.627-628.Kinh Tăng chi bộ1, Thích Minh Châu dịch. (NXB Tơn giáo, Hà Nội, 2017), tr.823. Kinh Tăng chi bộ1, Thích Minh Châu dịch. (NXB Tơn giáo, Hà Nội, 2017), tr.823.
Trích dẫn 1
Người Phật tử nên có ý thức trách nhiệm trong việc duy trì, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức của Phật giáo, dân tộc và gia đình.
Trích dẫn 2
Tục kiêng cữ ngày xn. Nhiều nơi ở miền Bắc, người ta vẫn còn giữ điều kiêng cữ mang màu sắc mê tín dị đoan. Do quan niệm “có kiêng có lành”, nhiều tục kiêng cữ khơng chứa đựng ý nghĩa hay giá trị gì, ngược lại chỉ làm cho con người sợ hãi và bị ám ảnh, trở thành thói quen khó bỏ. Nhiều người tự an ủi rằng “thà làm dư thừa hơn là thiếu” nên các tục kiêng cữ ngày xn khơng có cơ sở khoa học, khơng có ý nghĩa xã hội... lại có sức sống mãnh liệt. Theo Phật giáo, việc lành đến với con người không phải do việc kiêng cữ, mà nó là kết quả của hành vi, lối sống tốt lành, mơi trường thuận lợi, cộng hưởng tích cực...
1. Bản thân các em học sinh đã làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình theo đạo Phật?
2. Em có đồng tình với những ý kiến dưới đây? Vì sao? - Gia đình nào cũng có truyền thống tốt đẹp
- Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình là thể hiện sự biết ơn với ơng bà, cha mẹ, tổ tiên
- Gia đình, dịng họ nghèo thì khơng có gì đáng tự hào
- Giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình theo đạo Phật sẽ giúp ta có thêm sức mạnh trong cuộc sống.