Xây dựng và tổ chức thực hiện Chiến lược, kế hoạch, quy hoạch việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước về việc làm cho lao động nông thôn tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 25)

1.3 Nội dung quản lý Nhà nước về việc làm cho lao động nông thôn

1.3.1 Xây dựng và tổ chức thực hiện Chiến lược, kế hoạch, quy hoạch việc

lao động nơng thơn

Xây dựng các hình thức giải quyết việc làm phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội hiện nay như:

- Phát triển các hiệp hội, hội nghề nghiệp;

- Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực kinh tế không chính thức; - Phát triển doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi;

- Tạo việc làm thông qua di dân, phân bố lại dân cư và nguồn nhân lực; - Tạo việc làm thông qua khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống; - Tạo việc làm thơng qua các chương trình dự án kinh tế-xã hội của nhà nước;

- Các hình thức khác: phát triển gia cơng, lực lượng vũ trang tham gia phát triển kinh tế - xã hội;

- Đưa lao động ra nước ngoài, xuất khẩu lao động. Xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế đối ngoại đặc thù, mang tính chiến lược. Nhà nước đã ban hành các chính sách tạo môi trường phát triển, mở rộng thị trường lao động, phát huy quyền chủ động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động được nhiều địa phương đưa vào, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

1.3.2 Xây dựng và hồn thiện thể chế, chính sách về việc làm cho LĐNT

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về việc làm là những việc đầu tiên mà nhà nước thực hiện chức năng QLNN về việc làm. Ở nước ta việc ban hành các văn bản pháp luật nhằm thể chế hóa, cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng và đưa quan điểm của Đảng đi vào cuộc sống. Trong hệ thống văn bản pháp luật có rất nhiều loại văn bản được ban hành bao gồm: Luật, Nghị định, Thông tư…

Việc ban hành hệ thống văn bản pháp luật tạo ra hành lang pháp lý cho các chủ thể tham gia vào quá trình giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên lãnh thổ Việt Nam. Trong đó, quy định những hành vi được làm, những hành vi bị cấm, những hành vi được khuyến khích trong q trình các chủ thể thực hiện giải quyết việc làm.

Nội dung này được thực hiện không chỉ ở một cơ quan, một cấp nhất định mà thực hiện khác nhau từ Trung ương tới địa phương: Chính phủ ban hành các Nghị định, Quyết định; Bộ, Ngành ở Trung ương: ban hành các Thông tư, Thông tư liên tịch; UBND tỉnh ban hành các Quyết định…

Kế tiếp sau việc ban hành hệ thống văn bản pháp luật, Nhà nước tổ chức, tạo điều kiện cho các chủ thể chịu sự tác động của các văn bản pháp luật đó được biết, thực hiện các quy định đúng theo tinh thần mà nhà nước định ra. Khi thực hiện đúng những quy định đã định ra và thực hiện tốt có thể được khen thưởng, nếu vi phạm có thể phải chịu các chế tài do nhà nước đặt ra.

Nhằm nâng cao chất lượng LĐNT đáp ứng cho công cuộc CNH, HĐH và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, Đảng ta đã đề ra hàng loạt chủ trương lớn, được thể chế hố thành các chính sách cụ thể của Nhà nước liên quan đến công tác dạy nghề, phát triển nguồn nhân lực nông thôn. Gần đây nhất, Nghị quyết số: 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Hội nghị lần thứ bảy khóa X về “Nơng nghiệp,

nơng dân, nơng thơn”[1], trong đó nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực nơng thơn được

đặc biệt quan tâm, thể hiện bằng chủ trương tăng cường đào tạo bồi dưỡng kiến thức khoa học kĩ thuật sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiện đại cho nông dân, đào tạo nghề cho bộ phận con em nông dân để chuyển nghề, xuất khẩu lao động; tập trung đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lí, cán bộ cơ sở. Nghị quyết Trung ương cũng đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc hình thành Chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo hàng năm đào tạo 01 triệu LĐNT, thực hiện tốt việc xã hội hóa cơng tác đào tạo nghề.

Các quy định pháp luật cũng như các chính sách này có tác dụng bước đầu tạo môi trường, hành lang pháp lý và chính sách thuận lợi để phát triển mạnh cơng cuộc dạy nghề cho NLĐ, nâng cao khả năng tạo việc làm, thúc đẩy chuyển dịch lao động nông nghiệp, nơng thơn. Hệ thống chính sách về đào tạo nghề đặc biệt là đào tạo nghề cho LĐNT trong những năm gần đây đã từng bước được hoàn thiện, hỗ trợ khá đắc lực cho việc hình thành và phát triển hệ thống cơ sở đào tạo nghề rộng khắp trên cả nước, đạt được những kết quả đáng khích lệ. Ngồi ra, đối với riêng lĩnh vực nơng nghiệp mỗi năm cũng đã có hàng trăm ngàn LĐNT được đào tạo nghề với hàng trăm tỷ đồng hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, trong đó chủ yếu là thanh niên, đối tượng chính sách, lao động bị thu hồi đất nơng nghiệp do chuyển đổi mục đích sử dụng.

1.3.3 Tổ chức bộ máy và đào tạo nguồn nhân lực quản lý việc làm cho lao động

nơng thơn

Để có nguồn nhân lực và thực hiện GQVL tốt trước hết phải có chiến lược phát triển con người trên cơ sở một hệ thống chính sách đồng bộ hướng tới con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển.

Quy định rõ về trách nhiệm, thẩm quyền của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp trong các lĩnh vực công việc liên quan đến cơng tác giải quyết việc làm. Bên cạnh đó, có sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành; giữa các tổ chức chính trị- xã hội với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong công tác giáo dục, định hướng nghề nghiệp, đào tạo nghề, hỗ trợ giải quyết việc làm và tạo việc làm cho lao động nông thơn.

Trong đó, cơ quan thực hiện cơng tác QLNN về việc làm cho lao động nơng thơn có các nhiệm vụ sau:

- Dự báo nhu cầu đào tạo nghề, định hướng nghề là cơ sở đầu tiên để các cơ sở đào tạo, các trung tâm dạy nghề, trường dạy nghề hoặc trường cơng nhân kỹ thuật có thể xây dựng được mục tiêu và chương trình đào tạo.

- Chuẩn hóa việc xây dựng chương trình đào tạo là một trong những nội dung quan trọng nhất trong cơng tác quản lý q trình đào tạo. Trên cơ sở đó, xác định rõ đặc trưng từng nghề, chức năng nhiệm vụ của từng loại lao động để làm căn cứ xây dựng chương trình đào tạo.

- Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở đào tạo nghề và xác định các hình thức đào tạo nghề. Xây dựng hệ thống các cơ sở đào tạo nghề có thể phụ thuộc vào tiềm năng từng vùng. Nhà nước cần có những chính sách đối với hệ thống cơ sở đào tạo của địa phương phối hợp hệ thống các trung tâm dạy nghề, các tổ chức hội, đồn thể để đào tạo nghề cho lao động nơng thơn.

- Theo tinh thần xã hội hóa giáo dục và đào tạo, có cơ chế khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư, xây dựng các trường, trung tâm đào tạo nghề trên cả nước. Những ưu đãi khuyến khích về thủ tục, mặt bằng xây dựng, nghĩa vụ tài chính với Nhà nước nhằm tạo thêm nhiều cơ hội học nghề cho lao động nơng thơn. Có biện pháp hỗ trợ thiết thực cho các doanh nghiệp đầu tư mở trường, lớp dạy nghề cho lao động nông thôn.

Về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Trong công tác QLNN về việc làm cho lao động nông thôn phải đặc biệt chú trọng xây dựng đội ngũ làm công tác QLNN về giải quyết việc làm. Đây là nhân tố quan trọng thực hiện việc cụ thể hóa chính sách của Nhà nước, hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện các chính sách giải quyết việc làm. Đội ngũ này bao gồm:

- Đội ngũ làm công tác giải quyết lao động việc làm và liên quan của cơ quan QLNN về lao động, việc làm (cấp Trung ương; cán bộ làm công tác quản lý lao động, việc làm thuộc Bộ Lao động - TB&XH; ở địa phương: Sở Lao động - TB&XH cấp tỉnh; phòng Lao động - TB&XH cấp huyện).

- Đội ngũ làm việc trong bộ máy quản lý của các cơ sở đào tạo nghề.

- Đội ngũ chuyên gia, giảng viên, giáo viên, huấn luyện viên trong các cơ sở đào tạo nghề, các tổ chức, hội, đoàn thanh niên và đơn vị, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Tăng cường phối hợp cơng tác giữa chính quyền, cơ quan QLNN với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp trong vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Thực tế trong cơng tác giải quyết việc làm cần có sự tham gia, hỗ trợ từ nhiều phía. Đó là các cơ quan QLNN, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.

QLNN về phát triển nguồn nhân lực: QLNN đối với nguồn nhân lực bao hàm nhiều nội dung, quan trọng nhất là bằng các cơ chế, chính sách nhà nước tác động đến sự phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Chính sách phát triển nguồn nhân lực là một bộ phận trong hệ thống các chính sách của nhà nước; trong đó, xác định các phương hướng, quan điểm cũng như các giải pháp lớn tác động đến quá trình tăng cường năng lực của từng con người và tổ chức quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn năng lực đó cho phát triển. Đó là những chính sách về điều tiết dân số, sức khỏe và dinh dưỡng, giáo dục và đào tạo, việc làm và thu nhập... Nói cách khác, nội dung chính sách phát triển nguồn nhân lực phải bao gồm đồng bộ các mặt chủ

yếu tăng cường về thể lực; phát triển trí lực và kỹ năng; tạo mơi trường việc làm và đãi ngộ thỏa đáng cho con người.

1.3.4 Đầu tư các nguồn lực tạo việc làm cho lao động nông thôn

Đầu tư nguồn lực về tài chính là một hoạt động quan trọng của QLNN về giải quyết việc làm cho LĐNT. Tất cả các chương trình, dự án để GQVL cho LĐNT đều cần có vốn để triển khai; ví dụ chương trình đào tạo nghề, chương trình hỗ trợ lao động nơng thơn lập nghiệp, xây dựng kinh tế mới… Vốn là nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng đến tạo việc làm ở bất kỳ quốc gia nào. Thông qua vốn - đầu tư, sẽ góp phần mở rộng sản xuất, tăng thêm chỗ làm việc trong nền kinh tế quốc dân. Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, khi tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm c òn phổ biến, nhân tố vốn càng giữ vai trò quan trọng hơn cả.

Tăng đầu tư toàn xã hội là điều kiện quyết định để tái sản xuất mở rộng, phát triển quy mô và nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo việc làm tập trung một số nội dung sau:

- Huy động tối đa nguồn tiết kiệm trong nhân dân, đầu tư vào sản xuất kinh doanh bằng cách áp dụng chính sách kích cầu trong tiêu dùng, nhất là tiêu dùng cho sản xuất và dịch vụ, thực hiện tốt chính sách khuyến khích đầu tư (chính sách ưu đãi về đất đai, mặt bằng, tiếp cận tín dụng chính thức và quỹ phát triển doanh nghiệp, miễn giảm thuế đối với doanh nghiệp mới thành lập…).

- Tăng nguồn đầu tư từ ngân sách của huyện cho phát triển, đảm bảo không thấp hơn 30% tổng chi ngân sách hàng năm. Tăng đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, xúc tiến thương mại, đối ứng trong các tài trợ trong và ngoài nước.

- Mở rộng quan hệ và hợp tác kinh tế để tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ; đồng thời huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, cải cách hành chính, giảm thủ tục hành chính phiền hà, cải thiện mơi trường đầu tư; điều chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp vừa và nhỏ… để thu hút vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lực lượng lao động nông thôn của huyện.

Tóm lại, đầu tư tài chính vừa đảm bảo cho bộ máy QLNN trong lĩnh vực GQVL cho LĐNT vận hành có hiệu quả, vừa đảm bảo triển khai các dự án, chính sách GQVL cho lao động nông thôn.

1.3.5 Thanh tra, kiểm tra thực hiện QLNN về việc làm cho lao động nông thôn

Trong lĩnh vực giải quyết việc làm cho lao động nông thôn cũng như quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn bao gồm nhiều vấn đề liên quan đến nhiều tầng lớp, nhiều lĩnh vực hoạt động. Chính vì thế khơng tránh khỏi những sai sót, vi phạm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của lao động nơng thơn địi hỏi sự kiểm tra, thanh tra, giám sát chặt chẽ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cũng như sự giám sát của xã hội. Đồng thời việc xử lý nghiêm minh các vi phạm xảy ra cũng là hoàn toàn cần thiết để bảo vệ quyền lợi của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Nhằm định hướng hoạt động của các cơ sở, đơn vị, địa phương đào tạo và tạo việc làm cho lao động nông thôn theo quy định của pháp luật, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng lao động trong hoạt động của các doanh nghiệp, kiểm soát và xử lý các vi phạm của doanh nghiệp trong việc thực hiện quy định pháp luật của Nhà nước đối với người lao động trên từng vùng, miền, địa phương.

Việc kiểm tra, thanh tra, giám sát cần được thực hiện định kỳ, thường xuyên, đặc biệt đối với hệ thống hạ tầng trực tiếp ảnh hưởng tới phát triển nguồn lao động nông thôn (hệ thống cơ sở nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng; hệ thống cơ sở chăm lo, rèn luyện sức khỏe người lao động; hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ cho người lao động; hệ thống cơ sở sát hạch, kiểm tra, đánh giá người lao động …).

1.3.6 Hợp tác lao động xuất khẩu

Trong xu thế tồn cầu hóa hiện nay, thị trường lao động nước ta đã hội nhập và cạnh tranh trong khu vực cũng như trên thế giới. Với ưu thế lực lượng lao động dồi dào, giá rẻ, việc xúc tiến XKLĐ mang về nguồn ngoại tệ cho đất nước cũng như GQVL làm cho rất nhiều LĐNT. Việc QLNN về xuất khẩu lao động thuộc trách nhiệm chính của Bộ Lao động - TB&XH.

Xây dựng các chính sách ưu đãi về đầu tư, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư để khuyến khích thu hút các nhà đầu tư nước ngoài nhằm tạo nguồn XKLĐ tại chỗ, đồng thời mở rộng và phát triển thị trường XKLĐ theo hướng mở rộng và duy trì các thị trường truyền thống phù hợp với đặc điểm của lao động nước ta như Đài Loan, Malaixia, Hàn Quốc…, khai thác và tạo mở một số thị trường mới có nhiều tiềm năng. Đa dạng hóa các hình thức XKLĐ. Xây dựng chính sách hỗ trợ đối tượng chính sách và lao động nghèo đi XKLĐ, khuyến khích các doanh nghiệp XKLĐ tuyển chọn lao động trong nước. Tăng cường chức năng QLNN trong hoạt động XKLĐ, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra giám sát hoạt động của các doanh nghiệp XKLĐ.

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác QLNN về việc làm cho lao động nông thôn 1.4.1 Nhân tố chủ quan 1.4.1 Nhân tố chủ quan

+ Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Đảng xây dựng chủ trương đường lối, Nhà nước thể chế hóa những chủ trương đường lối của Đảng và đảm bảo thực hiện nó trong thực tiễn để có tác động cơ bản, chủ yếu tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Khi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước về việc làm cho lao động nông thôn tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)