Về đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước về việc làm cho lao động nông thôn tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 72 - 74)

2.3 Thực trạng công tác quản lý nhà nước về việc làm cho lao động nông

2.3.6 Về đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn

Không thể có việc làm tốt nếu không có đội ngũ lao động tốt và ngược lại không thể phát triển nguồn nhân lực tốt nếu không có việc làm tốt. Việc làm với vấn đề đào tạo nghề có mối quan hệ chặt chẽ qua lại với nhau. Những năm qua huyện Phú Bình luôn quan tâm đến công tác đào tạo nghề cho người lao động nói chung và lao động nông thôn nói riêng, coi đó là một trong những biện pháp quan trọng để tạo cơ hội có việc làm cho người lao động.

Huyện Phú Bình đã ban hành một số chính sách cụ thể liên quan đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn như: Chương trình số: 135-CTr/ HU ngày 10/01/2011 của Huyện ủy Phú Bình về Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Phú Bình giai đoạn 2011 – 2015; Kế hoạch số: 1290/KH-UBND ngày 20/02/2011 của Ủy ban nhân dân huyện Phú Bình triển khai “ Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ nay đến năm 2020”.

Việc triển khai các chính sách đào tạo nghề vào cuộc sống còn hạn chế và gặp khó khăn như: chính sách phân luồng học sinh, định hướng nghề nghiệp, tiêu chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, chính sách thuế đối với cơ sở đào tạo nghề, hỗ trợ đào tạo nghề đối với đối tượng thuộc diện di dời, đền bù đất, lao động nghèo, tuyên truyền về đào tạo nghề, đảm bảo tiền lương đối với đội ngũ giáo viên...

Trong những năm gần đây, hệ thống các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn huyện Phú Bình phát triển cả số lượng và chất lượng đào tạo, hình thức đào tạo phong phú, tập trung đào tạo một số ngành nghề như may công nghiệp, điêu khắc, mây tre đan, cơ khí, điện dân dụng, nuôi trồng thủy sản và mở các lớp liên thông Cao đẳng, Đại học, Trung cấp, Sơ cấp tại chức với hàng trăm học sinh theo học các nghề kế toán, luật, kinh tế, nông nghiệp... góp phần gia tăng chất lượng lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, gia tăng số lao động được tạo việc làm trên địa bàn huyện và tham gia xuất khẩu lao động...

Bên cạnh hoạt động dạy nghề tập trung của các cơ sở dạy nghề, các Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giới thiệu việc làm tổ chức các hình thức dạy nghề lưu động, dạy các lớp dạy nghề tại xã, gắn bó với người học hơn, Trung tâm khuyến nông, Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học cho bà con nông dân để tăng năng xuất cây trồng, vật nuôi. Nhìn chung các hình thức này đã góp phần tạo nên sự đa dạng về phương thức và mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, đặc biệt là chất lượng dạy học, học viên ít có điều kiện thực hành mà chủ yếu học lý thuyết. Công tác quản lý các lớp dạy nghề lưu động còn nhiều hạn chế trong kết quả dạy và học.

Bảng 2.7: Kết quả thực hiện hỗ trợ dạy nghề cho người lao động giai đoạn 205- 2017

ĐVT: Người TT Năm Nghề Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Trồng nấm 110 50 45

2 May công nghiệp 500 650 600

3 Điện dân dụng 350 300 450

4 Sửa chữa oto xe máy.. 60 70 65

5 Chăn nuôi Thú Y 210 190 200

6 Nuôi trồng Thủy sản 120 150 145

7 Đồ mộc thủ công mỹ nghệ 170 180 175

8 Mây che đan 65 50 45

9 Nghề khác 200 300 450

Tổng số 1.785 1.940 2.175

(Nguồn: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Phú Bình)

Sau khi học nghề, nhiều người đã tự tạo được việc làm, lập cơ sở sản xuất, phát triển kinh tế trang trại nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình.

Đối với các cơ sở dạy nghề thuộc doanh nghiệp, 85% học sinh tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp; các nghề tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn, trên 85% học sinh sau khi tốt nghiệp có được việc làm tăng thu nhập và tăng thời gian sử dụng lao động; các nghề đào tạo phục vụ công nghiệp như: hàn, cơ khí, điện, sửa chữa ô tô... khoảng 90% số học sinh tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp. Các cơ sở dạy nghề đã chú ý đến việc giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn sau khi đào tạo với các hình thức như: ký hợp đồng đào tạo theo địa chỉ cho các doanh nghiệp, giới thiệu việc làm cho người lao động sau khi tốt nghiệp, mời các doanh nghiệp về cơ sở tuyển dụng sau mỗi khoá học... tạo thuận lợi cho người lao động tìm kiếm việc làm, tự tạo việc làm. Bước đầu đã có sự liên kết giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp trong đào tạo và sử dụng lao động; các doanh nghiệp đã tham gia với các cơ sở dạy nghề trong việc hoàn thiện nội dung, chương trình dạy nghề theo yêu cầu của sản xuất; nhận học sinh vào thực tập và làm việc tại doanh nghiệp.

Tuy nhiên, mạng lưới cơ sở dạy nghề phát triển chưa hợp lý, quy mô đào tạo còn nhỏ, trình độ đào tạo thấp (chủ yếu là sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên); lĩnh vực ngành nghề đào tạo còn ít, thiếu lao động trình độ cao cho các cụm công nghiệp, xuất khẩu lao động. Các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề (cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, đội ngũ giáo viên) tuy đã được tăng cường, nhưng vẫn chưa đáp ứng với nhu cầu thực tế của công tác dạy nghề trong thời kỳ mới. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề tuy đã được đào tạo, bồi dưỡng nhưng một số chưa đạt chuẩn theo quy định.

Nhìn chung, người lao động nói chung có tâm lý chọn những công việc ít phải lao động mà lương lại cao, nên có xu hướng lựa chọn học Đại học và những ngành nghề trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, dẫn tới tình trạng mất cân đối trong quá trình đào tạo, người được đào tạo ra không tìm được việc làm và gây không ít khó khăn đối với hoạt động dạy nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước về việc làm cho lao động nông thôn tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)