Những cơ hội và thách thức về việc làm cho lao động nông thôn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước về việc làm cho lao động nông thôn tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 90 - 91)

Trong những năm tới, trên thế giới, hoà bình, ổn định, hợp tác phát triển vẫn là xu thế lớn nhưng sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, kinh tế phục hồi chậm. Đối với Đảng bộ huyện, với những thuận lợi đã giành được trong nhiệm kỳ qua như kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tình hình chính trị - xã hội ổn định, các khu công nghiệp tập trung của tỉnh trên địa bàn được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động, kết cấu hạ tầng được tăng cường đầu tư, khu công nghiệp, làng nghề của huyện đã được quan tâm đầu tư tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện và vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong thời gian tới. Tuy nhiên, bước vào thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn 2016 – 2020 tầm nhìn đến năm 2025 huyện Phú Bình còn gặp không ít những khó khăn, thách thức như mặt bằng phát triển kinh tế của huyện không đồng đều, kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; nguồn lực đầu tư cho giáo dục- đào tạo còn hạn chế, nhất là đào tạo nghề, hiện nay toàn huyện mới có 01 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên của huyện, thu nhập bình quân đầu người thấp, đời sống của một bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, vẫn còn tâm lý nặng nề lao động phổ thông và bằng tích lũy kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh như trước đây,... Trước tình hình đó đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Phú Bình phải đoàn kết, nỗ lực, cố gắng, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị; tranh thủ sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp, các ngành, phấn đấu xây dựng huyện Phú Bình phát triển mạnh hơn trong giai đoạn tới.

Hiên nay, Phú Bình vẫn là một huyện thuần nông. Sự phát triển của doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn không ổn định ảnh hưởng rất lớn đến việc làm

cho lao động nông thôn; trong lĩnh vực nông nghiệp sản xuất quy mô nhỏ, manh mún, chủ yếu theo hướng truyền thống, thủ công nên năng suất chưa cao, thu nhập của người nông dân tăng chậm và thấp; điệp khúc được mùa rớt giá; hàng hóa giá thấp, bấp bênh vì sản phẩm từ các hộ không có thương hiệu, không đồng đều chất lượng, chủng loại, không có truy xuất nguồn gốc và không có chứng nhận chất lượng,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước về việc làm cho lao động nông thôn tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)