1.6 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông
1.6.2 Kinh nghiệm quản lý nhà nước cho lao động nông thôn ở địa
- Kinh nghiệm của tỉnh Nam Định
Nam Định dân số 1.934 triệu người, diện tích tự nhiên 163,7ha, mật độ dân số bình quân 1.184 người/km2.
Thời kỳ bao cấp, ngành công nghiệp nhẹ của Nam Định khá phát triển, đặc biệt là công nghiệp dệt may và gia dày đã tạo việc làm, đảm bảo đời sống cho trên 2 vạn lao động. Bước vào thời kỳ đổi mới, trong giai đoạn đầu nhiều doanh nghiệp, xí nghiệp cơng nghiệp bị phá sản, nghành công nghiệp của Nam Định bước vào thời kì suy thối nghiêm trọng, nhiều công nhân mất việc làm ở nông thôn.
Sản xuất nơng nghiệp của Nam Định cũng gặp khơng ít khó khăn, kinh tế nơng nghiệp chậm phát triển so với các tỉnh lân cận, đời sống của NLĐ gặp rất nhiều khó khăn, sức ép về lao động, việc làm ngày càng trở lên gay gắt, bức xúc.
30 năm đổi mới, nhất là những năm gần đây, Nam Định có nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn trong phát triển KT - XH để tạo thêm nhiều việc làm cho LĐNT và đã thu được những kết quả quan trọng. Kinh nghiệm của Nam Định trong GQVL cho LĐNT có thể khái quát như sau:
Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế. UBND tỉnh Nam Định xây dựng chương trình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2001 - 2005 với những mục tiêu, giải pháp có tính khả thi cao, phù hợp với tình hình thực tế địa phương như:
Khơi phục và phát triển làng nghề, khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ rộng khắp trên các địa bàn nông thôn của tỉnh.
Tập trung xây dựng cụm công nghiệp, điểm cơng nghiệp nơng thơn góp phần đẩy nhanh q trình phân cơng lại lao động nơng nghiệp, nơng thơn theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Phát triển kinh tế nơng nghiệp hàng hóa tồn diện, bền vững theo hướng CNH, HĐH và phát triển nền nông nghiệp sinh thái.
Để đẩy nhanh phát triển nông nghiệp theo hướng đó, Nam Định tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động vào khu vực công nghiệp và dịch vụ. Thực hiện áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất, chất lượng và giá trị cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt đã đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy, hải sản với nhiều loại hình tổ chức sản xuất với quy mô phù hợp, tạo ra nhiều việc làm cho NLĐ ở nông thôn, tăng thu nhập cho NLĐ, mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách tỉnh [20].
- Kinh nghiệm của tỉnh Thanh Hóa
Thanh Hóa là tỉnh có nền kinh tế nơng nghiệp đóng vai trị chủ yếu, với dân số hơn 3,6 triệu người, 80% dân số ở nơng thơn, có nguồn lao động dồi dào, hơn 2 triệu người, chiếm trên 50% dân số của tỉnh. Tuy có số NLĐ đơng, nhưng chất lượng nguồn lực lao động cịn thấp. Do vậy Thanh Hóa vẫn cịn là tỉnh nghèo, chậm phát triển, có tài nguyên thiên nhiên đa dạng, nhưng khơng nhiều và khó khai thác, thiếu vốn, kỹ thuật, cơng nghệ cịn lạc hậu. Hàng năm, tồn tỉnh có trên 3 vạn người đến tuổi lao động chưa có việc làm, chưa kể số lao động của các năm trước chuyển sang, tỉ lệ thiếu việc làm của nơng thơn Thanh Hóa rất lớn, mới sử dụng trên 70% quỹ thời gian làm việc trong năm.
Để giảm sức ép lao động, việc làm và thất nghiệp, trong những năm qua, Thanh Hóa đã tập trung cao cho việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến như: mía đường, vùng cây nguyên liệu sản xuất giấy; đẩy mạnh nuôi trồng thủy, hải sản, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm; khôi phục làng nghề truyền thống và phát triển làng nghề mới, phát triển thương mại dịch vụ… Hàng năm tạo ra nhiều việc làm mới cho trên 10 vạn lao động. Thanh Hóa là một trong những tỉnh có nhiều kinh nghiệm về GQVL cho LĐNT. Cụ thể như sau:
Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh cùng các cấp, các nghành trong hệ thống chính trị của tỉnh luôn xác định GQVL cho LĐNT là một chương trình kinh tế - xã hội cấp bách, coi đó là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị, có tác dụng góp phần quyết định vào sự thành cơng của q trình CNH, HĐH của tỉnh.
Cùng với Nhà nước Trung ương, Thanh Hóa đã xây dựng được các văn bản pháp quy tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các quan hệ lao động trong cơ chế thị trường về thuê mướn lao động và sử dụng lao động.
Các tổ chức chính trị - xã hội như: Mặt trận Tổ quốc, Hội cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội nơng dân, Hội Liên hiệp phụ nữ… đã tích cực tham gia GQVL, xóa đói giảm nghèo, hướng dẫn lao động nông thôn phát triển sản xuất, kinh doanh để tạo việc làm.
Thông qua giải quyết việc làm cho lao động nơng thơn, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội đã được thực hiện có hiệu quả thiết thực. Huy động được các nguồn lực đa dạng, đầu tư cho phát triển kinh tế, mở việc làm cho lao động nông thơn.
Phát triển nhiều hình thức, mơ hình GQVL phong phú, đa dạng ở các cấp, các nghành, các địa phương. Từ đó xuất hiện nhiều điển hình và nhân tố mới, góp phần tạo thêm nhiều việc làm mới cho lao động nông thôn và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng CNH, HĐH.
Tập trung đào tạo nghề cho người lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là đối với những lao động trẻ, khỏe, bị thu hồi đất để chuyển sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ hay đi lao động nước ngoài và đào tạo nâng cao tay nghề cho lao động làm nông nghiệp trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, hỗ trợ khôi phục các ngành nghề truyền thồng và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia mở cơ sở dạy nghề.
- Kinh nghiệm của tỉnh Thái Bình
Thái Bình là tỉnh nơng nghiệp, với diện tích tự nhiên 1546,01 km2, dân số 1.786 nghìn người, mật độ dân số 1.196,7 người/km2, có 1.092 nghìn người trong độ tuổi lao động, chiếm 60% dân số của tỉnh, số dân ở nơng thơn chiếm 92,8%, thu nhập bình qn đầu người thấp mới đạt 30,5 triệu đồng/ người/ năm, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thơn cũng chỉ đạt 79,19%. Vì vậy, tình trạng khơng có việc làm và thiếu việc làm ở nơng thơn cịn lớn. Trong những năm qua, tỉnh Thái Bình đã tập trung thực hiện các chương trình GQVL cho LĐNT đạt nhiều kết quả và đúc rút được những kinh nghiệm như:
Đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo mở việc làm, khôi phục phát triển làng nghề truyền thống, du nhập ngành nghề mới, thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
Chú trọng công tác đào tạo nghề cho người lao động, nhất là lực lượng lao động trẻ, khuyến khích tư nhân và các tổ chức xã hội mở cơ sở đào tạo nghề cho nông dân.
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng cơng nghiệp hóa, trọng tâm hàng đầu là CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách đầu tư thơng thống để tạo điều kiện thuận lợi và tăng sức hút các nhà đầu tư, lựa chọn các phương án đầu tư phát triển những ngành nghề sử dụng nhiều lao động và có cơng nghệ phù hợp với khả năng, trình độ lao động nơng thơn.
Thơng qua các tổ chức chính trị - xã hội phát động các phong trào lập nghiệp và giúp đỡ nhau phát triển kinh tế như: cho vay vốn, phổ biến kinh nghiệm sản xuất, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ mới trong nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn để tạo được nhiều việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh [6].